Sinh 9 - Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 3950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh 9 - Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường
Thực Nghiệm Sư Phạm
Nhóm 
Tổ 1 _ Lớp 9A6
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
PHẦN A
MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những j bao quanh chúng.
Có bốn loại môi trường chủ yếu:
- Môi trường trên cạn ( trâu, bò, gà, chó, lợn, cây bang, cây phượng, cây hoa hồng,)
- Mội trường trong đất ( giun, chuột chũi, kiến, dế, )
- Mội trường nước ( cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, )
- Môi trường sinh vật ( sán lá gan kí sinh trên gan bò, ve kí sinh trên da chó, bọ chét kí sinh trên chuột,  )
II. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG
Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
Nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm:
- Nhân tố sinh thái vô sinh ( ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, )
- Nhân tố hữu sinh ( các sinh vật khác, con người )
III. GIỚI HẠN SINH THÁI
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết.
VD: Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến 90oC trong đó điểm cực thuận là 55oC
 Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến 56oC trong đó điểm cực thuận là 32oC
PHẦN B
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ VÔ SINH LÊN ĐỜI SỐNG CỦA SINH VẬT
I. ÁNH SÁNG
1) Đối với thức vật
Cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời khi quang hợp nên ánh sáng có tác động rõ rệt lên sự sinh trưởng, phát triển của thực vật, đặc biệt là về đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lý.
BẢNG SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA THỰC VẬT DO ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG
Nhóm cây
Đặc điểm hình thái
Cây sống nơi quang đãng
Cây sống nơi bóng râm
Lá
màu nhạt ,phiến lá nhỏ
màu sậm ,phiến lá to
Thân
thẳng , cao
thẳng, thấp
Cành
bình thường
tập trung ở phần ngọn,
cành phía dưới sớm rụng
Tán cây
tán rộng
tán hẹp
BẢNG SO SÁNH HOẠT ĐỘNG SINH LÝ CỦA THỰC VẬT DO ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG
Nhóm cây
Hoạt động sinh lý
Cây sống nơi quang đãng
Cây sống nơi bóng râm
Quang hợp
cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh
có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu, cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh
Thoát hơi nước
cây điều tiết linh hoạt:
tăng cao khi ánh sáng mạnh, giảm khi ánh sáng yếu
cây điều tiết kém: tăng cao khi ánh sáng mạnh, giảm khi thiếu nước
Dựa vào đặc tính thích nghi với ánh sáng, thực vật được chia làm 2 nhóm :
- Nhóm cây ưa sáng : bao gồm những cây sống nơi quang đãng.
VD : liễu, hướng dương, tùng, dương,
- Nhóm cây ưa bóng : bao gồm những cậy sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ.
VD : phong lan, lá lốt, vạn niên thanh,
2) Đối với động vật
Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
VD : Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.
Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày mùa đông, đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim.
Mùa xuân, vào những ngày thiếu sáng, cá chép cũng có thể đẻ trứng và thời gian đẻ trứng sẽ sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường.
Dựa vào đặc tính thích nghi với ánh sáng, động vật được chia làm 2 nhóm :
- Nhóm động vật ưa sáng : gồm những động vật hoạt động ban ngày.
VD : trâu, bò, gà
- Nhóm động vật ưa tối : gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất, hay ở vùng nước sâu như đáy biển.
VD : cú mèo, chó sói, sếu,
II. NHIỆT ĐỘ 
1) Đối với thực vật
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.
BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT DO ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ
Thực vật xứ nóng
Thực vật xứ lạnh
Rễ
dài
tương đối ngắn
Thân
mọng nước
có lớp vỏ sần sùi
Lá
có tầng cutin dày hoặc có thể biến thành gai
rụng về mùa đông
Dựa vào đặc tính thích nghi với nhiệt độ, thực vật cũng phân hóa thành :
- Thực vật xứ nóng .
VD : xương rồng, thanh long,
- Thực vật xứ lạnh
VD : thông, tùng, dương, bạch đàn
2) Đối với động vật
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lí của động vật.
Nhiệt độ môi trường tăng lên làm tăng tốc độ của các quá trình sinh lí trong cơ thể động vật. Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao chu kì sống của chúng càng ngắn.
BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG VẬT DO ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ
Động vật xứ nóng
Động vật xứ lạnh
Bộ lông
thưa, ngắn
dày, dài
Lớp mỡ dưới da
mỏng
dày
Kích thước cơ thể
nhỏ
to
Một số hoạt động
đào hang, hoạt động ban đêm
hoạt động ban ngày
Dựa vào đặc tính thích nghi với nhiệt độ của môi trường, động vật được chia làm 2 nhóm :
- Động vật biến nhiệt : có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
VD : ếch nhái, bò sát, vi sinh vật
- Động vật hằng nhiệt : có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
VD : chim, thú, con người
III. ĐỘ ẨM
1) Đối với thực vật
Nước là thành phần quan trọng, chiếm từ 50 % đến 98 % khối lượng của cây.
Độ ẩm của không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.
BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT DO ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM
Cây sống nơi ẩm ướt
Cây sống nơi khô hạn
Nơi thiếu ánh sáng
Nơi nhiều ánh sáng
cơ thể mọng nước, lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển
phiến lá hẹp, mô giậu phát triển
Dựa vào đặc tính thích nghi với độ ẩm của môi trường, thực vật được chia làm 2 nhóm:
- Thực vật ưa ẩm
VD : sen, súng, lục bình,
- Thực vật chịu hạn :
VD : xương rồng, thanh long,	
2) Đối với động vật
Nước là thành phần quan trọng, chiếm từ 50 % đến 99 % khối lượng của động vật.
Độ ẩm của không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG VẬT DO ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM
Động vật sống nơi ẩm ướt
Động vật sống nơi khô ráo
da trần, trơn, thoát hơi nước nhanh
da có vảy sừng chống mất nước
tích nước ở một số bộ phận trong cơ thể
Dựa vào đặc tính thích nghi với độ ẩm của môi trường, động vật được chia làm 2 nhóm:
- Động vật ưa ẩm :
VD : ếch, nhái, rết,	
- Động vật ưa khô :
VD : lạc đà, thằn lằn, cú
PHẦN C
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ HỬU SINH LÊN ĐỜI SỐNG CỦA SINH VẬT
I. NHÂN TỐ CÁC SINH VẬT KHÁC
QUAN HỆ CÙNG LÒAI
1.Định nghĩa chung :
Các cá thể cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể và một số loại quan hệ thường gặp
2.Phân lọai 
a)Quan hệ hỗ trợ:
Các cá thể có xu hướng tụ tập bên nhau tạo thành quần tụ cá thể, tạo điều kiện cho các cá thể trong quần tụ bảo vệ nhau tốt hơn, gây nên sự đua tranh tìm kiếm thức ăn, khà nẳng sử dụng thức ăn nhiều hơn, có hiệu quả hơn; kích thước quần tụ vừa phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự bảo tồn, phát triển của loài, giảm mức cạnh tranh, phân bố hợp lí các điều kiện sống cho từng nhóm cá thẻ của loài.
VD : Cây sống thành nhóm để chống gió, chống mất nước
 Trâu rừng sống thành bầy để bảo vệ lẫn nhau, chia sẻ nguồn thức ăn cho nhau
b)Quan hệ cạnh tranh
Khi gặp điều kiện bất lợi ( thiếu thức ăn, nơi sinh sống chật chội, con đực tranh giành nhau con cái,) thì các cá thể trong quần tụ cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn đến sự cách li một số cá thể, giảm nhẹ cạnh tranh, ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn dự trữ. Mặt khác, sư phân hóa về nơi ăn, chỗ ở góp phần vào sự tiến hóa của loài. Mật độ quần thể càng lớn thì sự cạnh tranh cùng loài càng diễn ra gay gắt.
VD : tranh giành cỏ trên đồng giữa những con bò,
QUAN HỆ KHÁC LOÀI
1.Định nghĩa chung
Quan hệ giữa các cá thể khác loài chủ yếu xoay quanh vấn đề dinh dưỡng và nơi ở.
2.Phân loại
a)Quan hệ hỗ trợ
Quan hệ hỗ trợ là những mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật tham gia quan hệ này.
>> Quan hệ cộng sinh
Quan hệ cộng sinh là quan hệ hỗ trợ giữa hai loài sinh vật trong đó hai bên đều có lợi, mỗi bên chỉ có thể sống, phát triển và sinh sản được khi dực vào sự hỗ trợ của bên kia về cả dinh dưỡng lẫn nơi ở.
Đây là mối quan hệ sinh thái cực kì phổ biến trong các quần xã sinh vật trên đất liền và dưới nước, đóng vai trò quan trọng trong việc hợp thành các dạng sống chính trên Trái Đất.
VD : Cá hề và hải quỳ bảo vệ khỏi các loài thiên địch
Tảo và địa y : các sợi nấm của địa y hút nước và muối khoáng của môi trường cung cấp cho tào; tảo kết hợp những thành phần đó với ánh sáng mặt trời, thực hiện quang hợp tạo chất hữu cơ nuôi sống cả hai.
Vi khuẩn sống trong trong nốt sần ở rễ cây họ đậu giúp tổng hợp Nitơ tự do trong không khí thành đạm có giá trị dinh dưỡng.
>> Quan hệ hợp tác
Quan hệ hợp tác cũng giống như quan hệ cộng sinh, tuy nhiên hai bên không phụ thuộc chặt chẽ vào nhau, không nhất thiết phải thường xuyên sống với nhau.
VD : Nhạn biển và cò làm tổ cùng nhau thành tập đoàn
>> Quan hệ hội sinh
Quan hệ hội sinh là quan hệ hỗ trợ giữa hai loài sinh vật, nhưng chỉ có lợi cho một bên, bên kia không có lợi cũng không bị hại. Có 2 dạng hội sinh phổ biến
- Hiện tượng ở gửi
VD : Địa y sống bám trên cành cây
- Hiện tượng phát tán nhờ
VD : Cá ép bám vào rùa biển để được đưa đi xa.
b) Quan hệ đối địch
Quan hệ đối địch là quan hệ giữa các cá thể khác loài có tính chất phổ biến trong thiên nhiên. Mối quan hệ này rất phức tạp, diễn biến theo thời gian, không gian, ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau trong từng chu kỳ sinh trưởng và phát triển của các loài, đảm bảo sự sinh tồn của các loài trong hệ sinh thái. 
>> Quan hệ cạnh tranh
Khi các điều kiện sống không được đáp ứng đầy đủ (nhu cầu thức ăn, nơi ở,), các loài sinh vật cạnh tranh lẫn nhau để thỏa mãn các nhu cầu sống.
Các loài càng có nguồn gốc, họ hàng gần nhau thì sự cạnh tranh càng gay gắt. Nó có thể dẫn đến sự diệt vong của loài kém thích ứng, đó là nguyên lí hủy diệt trong cạnh tranh.
Sự cạnh tranh lẫn nhau này ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của các loài trong hệ sinh thái.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển : sự cạnh tranh thường dẫn tới sự giảm sút về mặt số lượng và khả năng sống của những loài yếu hơn.
VD: Mật độ cây quá cao trong một diện tích đất hẹp gây ra hiện tượng cạnh tranh giành lấy nước và muối khoáng ở hệ rễ, tranh giành ánh sáng ở hệ lá.
- Ảnh hưởng đến sự phân bố về nơi ở của một vài cá thể hoặc cả quần thể.
VD : Thỏ nước ngoài được nhập vào nước Úc dần dần đã lấn át nơi ở của các loài chuột túi.
Chuột đàn ở Việt Nam chỉ phân bố đến Vĩnh Linh do bị chuột cống lấn át.
Sự cạnh tranh trong quá trình chọn lọc tự nhiên có thể tạo ra những loài động vật có vị trí phân loại gần nhau, có đặc điểm hình thái và những tập tính khác nhau có thể cùng chung sống với nhau.
>> Quan hệ kí sinh- nửa kí sinh
Quan hệ này xảy ra khi một loài sinh vật sống dựa vào cơ thể sinh vật khác (gọi và vật chủ). Sinh vật sống nhờ lấy các chất dinh dưỡng, máu từ vật chủ nên có thể gây hại hoặc giết chết vật chủ.
VD : Rận hút máu kí sinh trên trâu bò.
Sán kí sinh ở người.
Cây tầm gửi, dây tơ hồng sống nửa kí sinh trên thân cây khác.
>> Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác
Quan hệ này cũng khá phổ biến trong tự nhiên. Các trường hợp sau đây thường gặp :
- Động vật ăn thực vật.
VD : Thỏ ăn cỏ, ngựa ăn cỏ
- Động vật ăn thịt con mồi.
VD : Sư tử ăn nai, cọp ăn thỏ,
- Thực vật bắt sâu bọ :
VD : Cây gọng vó ở New Zealand trên lá có nhiều lông tuyến, khi sâu bọ đậu vào thì các lông tuyến này co lại, tiết ra chất tiêu hóa con mồi.
>> Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
Quan hệ ức chế - cảm nhiễm là mối quan hệ trong đó loài sinh vật này ức chế sự phát triển hoặc sinh sản của loài sinh vật khác bằng các tiết ra môi trường những chất độc.
VD : Tảo ức chế, gây tử vong nhiều loài tôm, cá,
II. NHÂN TỐ CON NGƯỜI
Con người cùng với quá trình lao động và hoạt động sống của mình đã thường xuyên tác động mạnh mẽ trực tiếp hay gián tiếp tới sinh vật và môi trường sống của chúng.
Tác động trực tiếp của nhân tố con người tới sinh vật thường qua nuôi trồng, chăm sóc, chặt tỉa, săn bắn, đốt rẫy, phá rừng. Bất kỳ hoạt động nào của con người như khai thác rừng, mỏ, xây đập chắn nước, khai hoang, làm đường, ngăn sông, lấp biển, trồng cây gây rừng... đều làm biến đổi mạnh mẽ môi trường sống của nhiều sinh vật và do đó ảnh hưởng tới sự sống của chúng.

File đính kèm:

  • docAnh huong cua mot so nhan to sinh thai len doi song sinh vat.doc
Đề thi liên quan