Sinh 9 - Bài tập đột biến nhiễm sắc thể
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh 9 - Bài tập đột biến nhiễm sắc thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ GV : Nguyễn Thị Minh Phương Bài 1.Bộ NST lưỡng bội của loài 2n =14 .Có bao nhiêu NST được dự đoán ở : Thể một nhiễm . Thể ba nhiễm . Thễ bốn nhiễm . Thể khuyết nhiểm ( thể không nhiễm). Thể ba nhiễm kép . Thể một nhiễm kép. Bài 2.Ở ngô ,hạt phấn thừa 1NST ( n + 1 )không có khả năng thụ tinh ,nhưng tế bào noãn thừa 1 NST (n + 1 ) vẫn thụ tinh bình thường .Các cây 3 nhiễm Rrr tạo các giao tử theo tỷ lệ 1R : 2Rr : 2r :1rr. Nếu R xác định màu đỏ ( tức là Rrr là đỏ )và rr màu trắng .Hãy dự đoán kết quả của các phép lai sau : ♀Rrr x ♂ rr. ♀rr x ♂ Rrr ♀Rrr x ♂ Rrr. Bài 3 .Những phân tích DT cho biết ở cà chua gen A xác định tính trạng quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a xác tính trạng quả màu vàng .Lai cà chua tứ bội AAaa với tứ bội khác Aaaa. Màu sắc của 2 thứ cà chua nói trên như thế nào ? Có thể tạo ra 2 thứ cà chua đó bằng cách nào ? Các thứ cà chua trên có thể sinh ra các kiểu giao tử nào ?Các giao tử có khả năng sống và tỷ lệ? Xác định tỷ lệ phân tính về KG và KH ở F1. Bài 4 .Khi lai thứ cà chua đỏ lưỡng bội thuần chủng với thứ cà chua lưỡng bội quả vàng thì ở F1 thu được toàn cây quả đỏ .Xử lý consixin để tứ bội hóa các cây F1, rồi chọn 3 cặp cây bố mẹ để giao phấn thì ở F2 xảy ra 3 TH: *Trường hợp 1 : 1890 cây quả đỏ và 54 cây quả vàng . *Trường hợp 2 : 341 cây quả đỏ và 31 cây quả vàng . *Trườnghợp 3 : 151cây quả đỏ và 50 cây quả vàng (cho biết tính trạng màu sắc quả do 1 gen chi phối và quá trình giảm phân ở các cây F1 xảy ra bình thường ) Giải thích KQ và viết SĐL từ P →F2, trong 3TH trên . Bằng phương pháp nào đó có thể tạo ra những cây cà chua quả đỏ KG AAAa và Aaaa Khi lai với những cây F1 nói trên thì tỷ lệ KG và KH ở đời sau như thế nào ? Nhận xét KQ xử lý tứ bội hóa trên và cho biết cây cà chua F2 trong TH1 và ở TH2 có gì khác nhau cơ bản . Bài 5. Ở cà chua ,gen B quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng Cây cà chua 2n bị ĐB đa bội thể thành cây 3n và 4n . Hãy cho biết KG của các cây cà chua 2n,3n.4n có thể có . Cho các cây cà chua dị hợp 3n tự thụ phấn .Hãy xác định kết quả phân ly KG và KH ở đời sau. Viết SĐL. Cho các cây cà chua dị hợp( 4n ) giao phấn với nhau thì thế hệ sau thu cà chua vừa cây quả đỏ vừa cây quả vàng .Hãy biện luận và viết SĐL. Nếu cho cây 4n giao phấn với nhau mà KQ đời sau phân ly tỷ lệ 35 cây quả đỏ và 1 cây quả vàng. Tìm KG cây đem lai và viết SĐL . Bài 6. Gen D quy định quả đỏ ,gen d quy định quả vàng . Lai 2 cây thuần chủng (2n) được F1 (2n) có KG dị hợp .Nếu F1 giảm phân bình thường thì khi tạp giao F1 . Kết quả F 2?. Dùng cônsixin gây đa bội hóa F1 (2n) thành F1(4n ).Lai F1 (4n) với F1(2n). Tìm KQ lai F2?. Biết giảm phân bình thường . Cây dị hợp quả đỏ (4n) có KG nào ?.Lai cây dị hợp (4n) với cây (4n) quả vàng. KQ F2 như thế nào ? Tự thụ phấn cây DDdd .Xác định kết quả thu được ? Lai những cây (4n) thuần chủng có KG thế nào để F1 toàn (4n) quả đỏ ? Cây F1 có KG ( DDdd ) được hình thành từ những cây thuần chủng ,tương phản có KG và SĐL như thế nào ? Bài 7 . Cho NST thứ nhất có 3 gen ,NST thứ hai có 2gen .Các gen trên mỗi NST xếp kế tiếp nhau tạo thành 1 phân tử ADN .Trong ADNI có A= 20% ,trong ADNII có A=10% .Cho biết các gen đều dài 0,408Mm .Do ĐB phân tử AND I bị đứt 1 đoạn dài 102 và chứa 80 liên kết H ,rồi chuyển đoạn cho ADN II để tạo thành 2 phân tử ADN mới . Tính số lượng từng loại N trong mỗi ADN khi chưa ĐB ? Tính số N từng loại N trong mỗi ADN mới . Bài 8. Một loài SV có số nhóm liên kết bằng 10. Do đột biến NST ,bộ NST có 22 NST .Khả năng ĐB loại nào có thể xảy ra ? Sự khác nhau giữa các ĐB trên ? Bài 9. Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lý khác nhau .Phân tích trật tự trên NST số 2, người ta thu được kết quả sau : - Dòng 1có thứ tự các đoạn NST là ABFEDCGHIK. - Dòng 2.. ABCDEFGHIK. - Dòng 3 ..ABFEHGIDCK. - Dòng 4 ABFEHGCDIK. Nếu dòng 3 là dòng gốc ,hãy cho biết loại ĐB đã sinh ra 3 dòng kia và trật tự phát sinh các dòng đó . Bài 10 . F1 chứa 1cặp gen dị hợp (Bb )dài 0,51Mm.Gen trội B có tỷ lệ A/G = 2/3.Gen lặn b có LK Hyđrô là 4050. Tính số lượng từng loại N trong mỗi loại giao tử F1 trong TH F1giảm phân bình thường và trong TH giảm có hiện tượng ĐB số lượng NST . Cho F1 tự thụ phấn .Tính số lượng từng loại N trong mỗi loại hợp tử F2 trong các TH: 2 cơ thể F1 đều giảm phân bình thường . 1 trong 2 cơ thể F1 GP có hiện tượng ĐB số lương NST . Cả 2 cơ thể F1 đều GP đều bị ĐB số lượng . Bài 11. Cho NST có cấu trúc và trình tự các gen như sau : A ,B ,C ,D ,E , F , G , H Hãy cho biết tên cac đột biến cấu trúc NST đã tão ra các NST có cấu trúc và trình tự các gen tương ứng với các trường hợp sau : TH 1 : A , B ,C ,F , E , D ,G , H TH 2 : A , B ,C ,E , F, G ,H TH 3 : A ,D , E ,F , B ,C ,G , H TH 4 : A , D , C , B , E , F , G, H Nêu cơ chế phát sinh các đột biến ở trường hợp : TH 1 và TH 2? Bài 12. Ở người xuất hiện các dạng tế bào OX và XXY . Các loại tế bào trên thuộc dạng đột biến nào ? nêu tên các dạng đột biến đó ?. Giải thích sự hình thành các dạng đột biến trên ,cho biết ở người bố có hiện tượng giảm phân bất thường ,ở mẹ giảm phân bình thường ? Nêu hậu quả các dạng đột biến trên ở người ? 13.Bộ NST của 1 loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST ( ký hiệu I , II , III , IV, V ).Khi khảo sát 1 quần thể của loài này ,người ta pháp hiện ba thể đột biến ( ký hiệu a, b , c) .Phân tích tế bào học ba thể đột biến đó ,thu được kết quả sau : Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp I II III IV V a 3 3 3 3 3 b 5 5 5 5 5 c 1 2 2 2 2 Tên gọi của của các thể đột biến trên là : a là tam bội ; b ngũ bội và c dị bội a là tam nhiễm ; b ngũ bội và c dị bội a là đa bội lẻ ; b ngũ bội và c thể một nhiễm Cả A và C 14 .Khi nghiên cứu 4 dòng ruồi giấm sau thuộc cùng loài. - Dòng 1 : có thứ tự các đoạn NST là A H B D C F E G . - Dòng 2 : ---------------------------------- A E D C F B H G . - Dòng 3 :---------------------------------- A H B D G E F C. - Dòng 4 :---------------------------------- A E F C D B H G. Nếu dòng 2 là dòng xuất phát , thì loại ĐB đã sinh ra 3 dòng kia và trật tự phát sinh các dòng đó là : A. Đảo đoạn NST và trật tự phát sinh 2 → 4→ 1 → 3 . B. Đảo đoạn NST và trật tự phát sinh 2 → 3→ 1 → 4. C. Đảo đoạn NST và trật tự phát sinh 2 → 1→ 3 → 4 . D. Đảo đoạn NST và trật tự phát sinh 2 → 4→ 3 → 1 . 15. Một người có kiểu hình bình thường mang đột biến chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể (NST) 14 và 21, lập gia đình với một người hoàn toàn bình thường, con của họ sẽ có thể: A. Bình thường nhưng mang đột biến chuyển đoạn B. Bất thường về số lượng NST 14 hoặc 21 C. Hoàn toàn bình thường về kiểu hình và bộ NST D. A, B và C đều đúng 16. Cơ thể khảm là cơ thể: A. Mang hai dòng tế bào có bộ nhiễm sắc thể (NST) khác nhau B. Mang bộ NST bất thường về số lượng C. Ngoài dòng tế bào 2n bình thường còn có một hay nhiều dòng tế bào khác bất thường về số lượng hoặc về cấu trúc D. Mang bộ NST bất thường về cấu trúc 17.Hội chứng Đao xảy ra do: A. Rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) 21 B. Mẹ sinh con khi tuổi trên 35 C. Sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử có 2 NST 21 D. A, B và C đều đúng 18.Ở người sự rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) 18 trong lần phân bào 1 của một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra: A. Tinh trùng không có NST 18 (chỉ có 22 NST, không có NST 18) B. 2 tinh trùng bình thường (23 NST với 1 NST 18) và 2 tinh trùng thừa 1 NST 18 (24 NST với 2 NST 18) C. 2 tinh trùng thiếu NST 18 (22 NST, thiếu 1 NST 18) và 2 tinh trùng thừa 1 NST 18 (24 NST, thiếu 1 NST 18) D. 4 tinh trùng bình thường, thừa 1 NST 18 (24 NST, thừa 1 NST 18) E. 2 tinh trùng bình thường (23 NST, với 1 NST 18) và 2 tinh trùng thiếu 1 NST 18 (22 NST, thiếu 1 NST 18) 19. Ở người sự rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) 21 trong lần phân bào 2 ở 1 trong 2 tế bào con của một tế bào sinh tinh sẽ có thể tạo ra: A. 4 tinh trùng bình thường B. 2 tinh trùng bình thường và 2 tình trùng thừa 1 NST 21 C. 2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường D. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thiếu 1 NST 21 20Ở người sự rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) 13 trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh trứng sẽ dẫn đến sự xuất hiện: A. 1 trứng bình thường B. 1 trứng bất thường mang 22 NST, thiếu 1 NST 13 C. 1 trứng bất thường mang 24 NST, thừa 1 NST 13 D. Cả 3 khả năng trên đều có thể xảy ra E. Cả 3 khả năng trên đều không thể xảy ra 21.Hội chứng Đao có những đặc điểm: I. Đầu nhỏ, cổ ngắn, mắt xếch II. Trán cao, tay chân dài III. Mắc bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm IV. Cơ quan sinh dục không phát triển V. Chậm phát triển trí tuệ VI. Chết sớm A. I, II, V B. I, V, VI C. I, IV, V, VI D. I, III, IV, V, VI E. I, V 22. Một người mang bộ nhiễm sắc thể (NST) có 45 NST với 1 NST giới tính X, người này: A. Người nam mắc hội chứng Claiphentơ B. Người nữ mắc hội chứng Claiphentơ C. Người nam mắc hội chứng Tớcnơ D. Người nữ mắc hội chứng Tớcnơ E. Người nữ mắc hội chứng mèo kêu 23. Một cặp vợ chồng sinh ra một đứa con mắc hội chứng Đao, nguyên nhân của trường hợp này là: A. Sự rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể (NST) 21 xảy ra ở tế bào sinh trứng của người mẹ làm xuất hiện trứng bất thường mang 24 NST với 2 NST 21, tinh trùng của bố bình thường B. Sự rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể (NST) 21 xảy ra ở tế bào sinh tinh của người bố làm xuất hiện trứng bất thường mang 24 NST với 2 NST 21, trứng của mẹ bình thường C. Hợp tử bình thường nhưng rối loạn phân li cặp NST 21 xảy ra trong lần phân bào đầu tiên và tế bào mang 45 NST, thiếu 1 NST 21, bị chết do không có khả năng phát triển D. A và B đúng E. A, B và C đều đúng 24.Hội chứng Claiphentơ là hội chứng có đặc điểm di truyền tế bào học: A. 47, XXX B. 45, XO C. 47, +21 D. 47, XXY E. 45, YO 25.Đột biến thể đa bội là dạng đột biến: A. Nhiễm sắc thể (NST) bị thay đổi trong cấu trúc B. Nộ NST bị thừa 1 hoặc vài NST C. Bộ NST tăng lên theo bội số của n và ≥2n D. Bộ NST tăng lên theo bội số của n và >2n 26.Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể (NST) trong gián phân sẽ làm xuất hiện dòng tế bào: A. 4n B. 2n C. 3n D. 2n+2 27.Rối loạn phân li trong toàn bộ bộ nhiễm sắc thể trong lần phân bào 1 của phân bào giảm nhiễm của một tế bào sinh dục sẽ tạo ra: A. Giao tử n và 2n B. Giao tử 2n C. Giao tử n D. Giao tử 2n và 3n 28.Động vật đa bội có đặc điểm: A. Cơ quan sinh dưỡng lớn, thời gian sinh trưởng kéo dài B. Thường không có hạt C. Có khả năng chống chịu tốt với những điều kiện bất lợi của môi trường D. Tất cả đều sai 29.Cơ thể 3 n hình thành do kết quả của đột biến rối loạn phân li của toàn bộ nhiễm sắc thể (NST) xảy ra ở: A. Tế bào xôma B. Giai đoạn tiền phôi C. Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục D. Trong quá trình giảm phân của 1 trong 2 loại tế bào sinh dục đực hoặc cái 30.Cơ chế gây đột biến đa bội của cônsixin là do: A. Tách sớm tâm động của các nhiễm sắc thể (NST) kép B. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc C. Ngăn cản không cho các NST trượt trên thoi vô sắc D. Cản trở sự phá vỡ màng nhân ở cuối kì đầu 31.Cơ thể tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do: A. Xuất phát từ các dạng 2n không sinh sản hữu tính B. Các dạng tam bội chuyển sang dạng sinh sản vô tính C. Các tế bào sinh dục 3n bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử bất thường không có khả năng thụ tinh D. Chúng có thể sinh sản theo kiểu sinh sản sinh dưỡng
File đính kèm:
- BAI TAP DOT BIEN NST.doc