Sinh 9 - Câu hỏi trắc nghiệm phần biến dị và di truyền

doc35 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sinh 9 - Câu hỏi trắc nghiệm phần biến dị và di truyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM PHẦN BIẾN DỊ VÀ DI TRUYỀN SINH 9
ĐỘT BIẾN GEN
1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là
	A. prôtêin.	B. ADN.	
C. nhiễm sắc thể.	D. ADN và prôtêin.
2. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào là
	A. prôtêin.	B. ADN.	
C. nhiễm sắc thể.	D. ADN và prôtêin.
3. Đột biến là gì ?
	A. Là sự biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gen.
	B. Là sự biến đổi đột ngột trong cấu trúc của NST.
	C. Là sự biến đổi về số lượng NST trong tế bào.
	D. Là sự biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử hoặc 
 cấp độ tế bào.
4. Đột biến phát sinh
	A. ở tế bào sinh dưỡng, hợp tử.
	B. ở tế bào sinh dục.
	C. trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.
	D. câu A, B, C.
5. Đột biến là những biến đổi
 	A. ở cấp độ phân tử.	B. trong nhiễm sắc thể.
 	C. trong vật chất di truyền. 	D. ở kiểu hình cơ thể. 
6. Thể đột biến là 
A. trạng thái cơ thể của cá thể đột biến. 
B. những biểu hiện ra kiểu hình của những tế bào mang đột biến. 
C. những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. 
D. chỉ các cá thể mang đột biến, giúp phân biệt với các cá thể không 
mang đột biến. 
7. Cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình được gọi là 
A. thường biến. 	B. thể đột biến. 	
C. biến dị tổ hợp. 	D. đột biến. 
8. Đột biến là những biến đổi trong ..... (H: kiểu hình, V: vật chất di truyền, T: cấu trúc tế bào) và thể đột biến là những cá thể mang đột biến biểu hiện ở (Đ: trạng thái đồng hợp, D: trạng thái dị hợp, P: kiểu hình, K: dạng khảm).
A. H, Đ.	B. V, P.	C. T, K.	D. V, Đ.	
9. Biến dị tổ hợp là
	A. sự biến đổi trong cấu trúc di truyền ở cấp độ phân tử.
	B. sự sắp xếp lại vật chất di truyền vốn đã có ở cha mẹ.
	C. sự biểu hiện ra kiểu hình của đột biến.
	D. sự biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
10. Đột biến gen là 
A. sự phát sinh một hoặc số alen mới từ một gen.	
B. sự biến đổi ở một hoặc vài cặp nuclêôtit trong phân tử ADN.
C. sự biến đổi ở một hoặc vài cặp tính trạng của cơ thể. 
D. sự rối loạn quá trình tự sao của một gen hoặc một số gen.
11. Đột biến gen là những biến đổi 
A. kiểu gen của cơ thể do lai giống. 
B. trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. 
C. kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường. 
D. liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào 
 đó của phân tử ADN. 
12. Đột biến gen là
A. sự biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ tế bào hay cấp độ phân tử.
B. các biến dị tổ hợp xuất hiện qua sinh sản hữu tính.
C. sự biến đổi đột ngột về cấu trúc di truyền của nhiễm sắc thể.
D. sự biến đổi đột ngột về cặp nuclêôtit trong cấu trúc của ADN.
13. Đột biến gen là
A. những biến đổi cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen. 	
B. loại biến dị di truyền. 
C. sự biến đổi cặp nuclêôtit xảy ra ở một hay một số điểm trên phân tử ADN.
D. cả A, B, C đều đúng. 
14. Dạng biến đổi nào sau đây KHÔNG phải là đột biến gen ? 
A. Mất 1 cặp nu.	B. Thêm 1 cặp nu. 	
C. Trao đổi gen giữa 2 nhiễm sắc thể.	D. Thay thế hai cặp nu.	 
15. Đột biến gen gồm các dạng là
A. mất, thay, đảo và chuyển cặp nu. 	
B. mất, nhân, thêm và đảo cặp nu.
C. mất, thay, thêm và đảo vị trí 1 hay 1 số cặp nu. 	
D. mất, thay, thêm và chuyển cặp nu.
16. Đột biến gen là
A. biến đổi cặp nuclêôtit trên phân tử ADN.	
B. biến dị di truyền.
C. biến đổi do mất, thêm, thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit.	
D. cả 3 câu A, B và C.
17. Đơn vị bị biến đổi trong gen đột biến là 
A. 1 hoặc một số cặp nuclêôtit. 	B. 1 hoặc 1 số nu. 
C. 1 hoặc một số nuclêôxôm. 	D. 1 hoặc một số axit amin. 
18. Những dạng biến đổi vật chất di truyền: I-Chuyển đoạn nhiễm sắc thể; II-Mất cặp nuclêôtit; III-Tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân; IV-Thay cặp nuclêôtit; V-Đảo đoạn NST; VI- Thêm cặp nuclêôtit; VII-Mất đoạn NST. Dạng đột biến gen là
A. I, II, III, IV, VI.	B. II, IV, VI.	
C. II, III, IV, VI.	D. I, V, VII.	
19. Hình vẽ sau mô tả dạng đột biến gen nào ?
 A T G X T T G X
 T A X G A A X G
 A. Đảo vị trí giữa các cặp nuclêôtit. 
 B. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X. 
C. Thay thế cặp nuclêôtit cùng loại. 
D. Thay thế cặp A - T bằng cặp T - A.
20. Gen bình thường - ATA TXG AAA - và gen đột biến - ATA GXG AAA -
 - TAT AGX TTT - 	 - TAT XGX TTT -
Đột biến trên thuộc dạng 
A. mất l cặp nuclêôtit. 	B. thêm 1 cặp nuclêôtit. 
C. thay 1 cặp nuclêôtit. 	D. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. 
21. Một mạch gốc của gen có trình tự các bộ 3 như sau: - ATX XGT AAG - 
 sau đột biến trình tự các bộ 3 trên mạch gốc là: - ATG XGT AAX - Đột biến 
 trên thuộc dạng
A. thay thế cặp nu.	B. thay thế cặp nu cùng loại. 
 	C. thay thế cặp nu khác loại.	D. đảo vị trí cặp nu. 
22. Nguyên nhân của đột biến gen là do
A. hiện tượng NST phân ly không đồng đều.
B. tác nhân vật lý, hoá học của môi trường ngoài hay do rối loạn sinh 
lí, sinh hoá của tế bào.
C. NST bị chấn động cơ học.
D. sự chuyển đoạn NST.
23. Đột biến gen phát sinh do các nguyên nhân 
A. sốc nhiệt, hoá chất (5BU, EMS, ).	
B. tia tử ngoại, tia phóng xạ.	
C. rối loạn quá trình sinh lý, sinh hoá trong tế bào, cơ thể.
D. câu A, B và C.
24. Nguyên nhân bên trong tế bào gây đột biến gen như 
A. tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt, 5-BU, EMS,  
B. tác nhân lí học. 
C. tác nhân lí học, hóa học và những rối loạn trong quá trình sinh lí. 
D. rối loạn trong quá trình sinh lí, hóa sinh của tế bào. 
25. Hiện tượng được xem là cơ chế của đột biến gen
A. ADN tự nhân đôi vào kỳ trung gian của quá trình phân bào.	
B. Nhiễm sắc thể được phân ly trong nguyên phân.
C. Tổ hợp gen trong quá trình thụ tinh.
D. Rối loạn tự nhân đôi của ADN.
26. Rối loạn cơ chế tự nhân đôi ADN làm phát sinh 
A. đột biến số lượng nhiễm sắc thể. 	 B. đột biến gen.
C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. 	 D. đột biến nhiễm sắc thể. 
27. Hoạt động nào sau đây KHÔNG phải là cơ chế phát sinh đột biến gen ? 
A. Sự trao đổi chéo không bình thường giữa các crômatit. 
C. Rối loạn trong nhân đôi ADN. 
B. Phân tử ADN bị đứt dưới tác động của các tác nhân gây đột biến. 
D. ADN bị đứt và đoạn đứt ra gắn vào vị trí khác của phân tử ADN đó. 
28. Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào sau đây ?
A. Khi tế bào còn non.	 B. Khi NST đang đóng xoắn.	
C. Khi các crômatit trao đổi đoạn.	 D. Khi ADN tái bản.
29. Đột biến thoạt đầu xảy ra trên một mạch của gen gọi là
 	A. tiền đột biến. 	B. đột biến xôma. 	
C. đột biến tiền phôi. 	D. thể đột biến. 
30. Hãy quan sát biến đổi cặp nu của hình vẽ bên dưới. Cặp (1) là dạng 
A. đột biến thay nu. 
B. thể đột biến. 
C. dạng tiền đột biến gen.
D. đột biến đảo vị trí nu. 
31. Các enzym nào tham gia vào việc sửa chữa các tiền đột biến ?
A. ADN-polymeraza, Ligaza.	B. Reparaza, Ligaza.	C. Reparaza, ADN-polymeraza.	D. Ligaza, Prôlêaza.
32. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào ?
	A. Tác nhân gây đột biến (loại, cường độ, liều lượng của tác nhân).
	B. Đặc điểm cấu trúc của gen.
	C. Thời điểm tác động của tác nhân gây đột biến.
33. Đột biến gen khi đã phát sinh được . do cơ chế tự nhân đôi của ADN và được di truyền qua các thế hệ tế bào, cơ thể. 
A. sao mã. 	B. giải mã. 	
C. tái bản. 	D. hồi biến. 
34. Cơ sở để phân biệt 1 đột biến là trội hay lặn
A. đối tượng xuất hiện đột biến.
B. hướng biểu hiện kiểu hình của đột biến.
C. sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp sau.
D. cơ quan xuất hiện đột biến. 
35. Đột biến lặn là
	A. sự biến đổi gen trội thành gen lặn.
	B. không biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái dị hợp.
	C. chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp về gen lặn thông qua quá trình giao phối.
	D. câu A, B, C.
36. Nếu đột biến làm xuất hiện gen lặn thì trong thời kì đầu sẽ ở trạng thái .., gen lặn đột biến .. nên kiểu hình đột biến ...
	A. dị hợp; không bị alen trội át chế; không được biểu hiện.
	B. đồng hợp; sẽ bị gen trội át chế; không được biểu hiện.
	C. dị hợp; sẽ bị gen trội át chế; không được biểu hiện.
	D. đồng hợp; không bị gen trội át chế; được biểu hiện.
37. Đột biến gen trội
	A. là sự biến đổi gen lặn thành gen trội.
	B. biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp hoặc dị hợp.
	C. đột biến gen có tính thuận nghịch.
	D. câu A, B.
38. Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện thành kiểu hình trong quần thể giao phối khi 
A. gen lặn bị đột biến trở lại thành gen trội. 
B. gen của tất cả các cá thể trong quần thể bị đột biến thành gen lặn. 
C. xuất hiện cá thể mang gen đồng hợp tử lặn về gen đó trong quần thể. 
D. gen lặn bị đột biến thụ tinh với giao tử mang gen bình thường. 
39. Để 1 đột biến gen lặn có điều kiện biểu hiện thành kiểu hình trong quần thể giao phối cần
	A. gen lặn đó bị đột biến trở lại thành gen trội.
	B. alen tương ứng bị đột biến thành alen lặn.
	C. thời gian để tăng số lượng cá thể dị hợp về gen lặn đột biến đó trong quần thể.
	D. câu B, C.
40. Để phân ra đột biến giao tử, đột biến xôma, đột biến tiền phôi người ta phải căn cứ vào
A. mức độ biến đổi của vật chất di truyền.	
B. mức độ đột biến.
C. thời điểm xuất hiện đột biến.	
D. sự biểu hiện của đột biến.	
41. Để phân ra đột biến sinh dục hoặc đột biến xôma người ta căn cứ vào 
A. sự biểu hiện của đột biến. 	B. cơ quan xuất hiện đột biến. 
C. mức biến đổi của vật chất di truyền. 	D. bản chất của đột biến.
42. Loại đột biến giao tử là đột biến
A. xảy ra trong quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử.	B. xảy ra trong quá trình nguyên phân của hợp tử.
C. không di truyền qua sinh sản hữu tính.
D. xảy ra ở các mô sinh dưỡng.
43. Đột biến giao tử là đột biến phát sinh
A. trong quá trình nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng. 	
B. ở giai đoạn phân hoá tế bào thành mô.
C. trong quá trình giảm phân ở một tế bào sinh dục.	
D. ở trong phôi.
44. Đột biến gen trội xảy ra ở một giao tử qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. Đột biến này sẽ 
A. ở trạng thái dị hợp và không biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. 
B. ở trạng thái dị hợp và biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. 
C. ở trạng thái đồng hợp trội và biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. 
D. ở trạng thái đồng hợp trội và không biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. 
45. Đột biến gen trội xảy ra trong quá trình giảm phân sẽ biểu hiện
A. ngay trong giao tử của cơ thể.	
B. ở một phần cơ thể tạo thể khảm.
C. ở kiểu hình và mất đi khi cơ thể chết.	
D. ở kiểu hình cơ thể mang đột biến. 
46. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đột biến giao tử ? 
A. Chỉ xảy ra dạng đột biến gen. 
B. Chỉ xảy ra dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. 
D. Xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử. 
C. Chỉ xảy ra dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể. 
47. Đặc điểm KHÔNG đúng với đột biến giao tử
	A. di truyền qua sinh sản sinh dưỡng.
	B. phát sinh trong quá trình giảm phân ở 1 tế bào sinh dục.
	C. di truyền qua sinh sản hữu tính.
	D. phát sinh trong quá trình nguyên phân ở 1 tế bào sinh dưỡng.
48. Đột biến xôma 
 A. là đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân, nó xảy ra ở một tế bào sinh dục nào đó, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử.
B. là loại đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân, nó xảy ra ở bất kì tế bào nào trong cơ thể.
C. là đột biến phát sinh trong quá trình nguyên phân, nó xảy ra ở một tế bào sinh dưỡng, rồi được nhân lên trong một mô, tạo thể khảm.
D. là loại đột biến phát sinh trong quá trình nguyên phân, phát sinh ở một mô nào đó trong cơ thể.
49. Thể khảm được tạo nên do
A. đột biến trội xảy ra trong nguyên phân, phát sinh trong một tế bào sinh dưỡng rồi nhân lên trong một mô.
B. đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
C. đột biến phát sinh trong giảm phân, rồi nhân lên trong một mô.
D. tổ hợp gen lặn tương tác với môi trường biểu hiện ra kiểu hình.
50. Đặc điểm KHÔNG đúng với đột biến xôma
	A. di truyền qua sinh sản hữu tính.
	B. phát sinh trong quá trình nguyên phân ở 1 tế bào sinh dưỡng, nếu là đột biến trội sẽ tạo nên thể khảm.
	C. di truyền qua sinh sản sinh dưỡng.
	D. đột biến gen lặn sẽ mất đi khi cơ thể mang đột biến bị chết.
51. Đột biến tiền phôi là loại đột biến
A. xảy ra trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử.
B. xảy ra trong quá trình phân hoá các bộ phận của phôi. 
C. xảy ra trong các lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
D. cả A, B, C đều đúng. 
52. Đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử gọi là
A. đột biến xôma.	B. đột biến tiền phôi. 
C. đột biến giao tử.	 	D. tiền đột biến.
53. Điều đúng khi nói về đột biến tiền phôi là 
A. Không di truyền. 
B. Chỉ di truyền qua sinh sản hữu tính.
C. Không di truyền qua sinh sản sinh dưỡng. 
D. Di truyền qua sinh sản hữu tính và cả qua sinh sản sinh dưỡng. 
54. Đặc điểm KHÔNG đúng với đột biến tiền phôi
	A. phát sinh trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
	B. di truyền qua sinh sản hữu tính.
	C. di truyền qua sinh sản sinh dưỡng.
	D. phát sinh trong nguyên phân khi cơ thể trưởng thành.
55. Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, giai đoạn từ 2 đến 8 tế bào được gọi là
A. đột biến xôma.	B. đột biến tiền phôi.	 
C. đột biến sinh dưỡng.	 	D. đột biến giao tử.
56. Đột biến xôma và đột biến tiền phôi có điểm giống nhau là 
A. đều không di truyền qua sinh sản hữu tính. 	
B. đều xảy ra trong tế bào sinh dục. 
C. đều xảy ra trong nguyên phân. 	
D. đều di truyền qua sinh sản hữu tính. 
57. Đột biến gen phát sinh trong nguyên phân gồm có 
A. đột biến giao tử và đột biến xôma. 	
B. đột biến xôma và hoán vị gen. 
C. đột biến tiền phôi và đột biến giao tử. 	
D. đột biến xôma và đột biến tiền phôi. 
58. Loại đột biến nào sau đây tạo nên “thể khảm” trên cơ thể ? 
A. Đột biến trong giảm phân tạo giao tử. 
B. Đột biến trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. 
D. Đột biến trong lần nguyên phân thứ hai của hợp tử. 
C. Đột biến trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng ở một mô nào đó. 
59. Loại đột biến gen KHÔNG di truyền qua sinh sản hữu tính là
A. đột biến xôma. 	B. đột biến giao tử. 
C. đột biến tiền phôi.	D. câu B và C.
60. Đột biến xảy ra trong giảm phân của tế bào sinh dục chín được gọi là
A. đột biến tiền phôi. 	B. đột biến sinh dưỡng. 	
C. đột biến giao tử. 	D. đột biến xôma. 
61. Loại đột biến nào sau đây di truyền qua sinh sản sinh dưỡng ? 
A. Đột biến giao tử. 	B. Đột biến xôma. 
C. Đột biến tiền phôi. 	D. Cả 3 loại đột biến trên. 
62. Đột biến nào có thể mất đi trong quá trình sinh sản sinh dưỡng ?
A. Đột biến giao tử.	B. Đột biến tiền phôi.	
C. Đột biến xôma trội.	D. Đột biến sôma lặn.
63. Đột biến phát sinh trong một tế bào sinh dưỡng rồi được nhân lên trong một mô, có thể biểu hiện ở một phần cơ thể tạo nên thể khảm, được gọi là 
A. đột biến giao tứ.	B. đột biến xôma. 	
C. đột biến tiền phôi. 	D. hoán vị gen.
64. Loại đột biến có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể: 1-Đột biến xôma, 2-Đột biến tiền phôi, 3-Đột biến giao tử. Câu trả lời đúng là
A. 1 và 2.	B. 1 và 3.	C. 2 và 3.	D. 1, 2 và 3.
65. Đột biến gen phụ thuộc vào 
A. cấu trúc của gen bền hay kém bền. 
B. tác nhân lí, hóa trong ngoại cảnh, đặc điểm cấu trúc của gen. 
C. loại, nồng độ, thời gian tác động của tác nhân hóa học. 
D. loại, cường độ, liều lượng tác động của tác nhân vật lí. 
66. Đột biến gen có những tính chất là 
A. phổ biến trong loài, di truyền, có lợi hoặc có hại. 
B. biến đổi cấu trúc prôtêin làm tính trạng biến đổi tương ứng với điều kiện môi trường. 
C. riêng rẽ, không xác đinh, di truyền, đa số có hại, số ít có lợi.
D. riêng rẽ, không xác định, chỉ di truyền nếu xảy ra trong giảm phân.
67. Tần số đột biến gen là
	A. tỷ lệ giao tử mang gen đột biến trên tổng số giao tử được tạo ra.
	B. tỷ lệ cá thể bị đột biến trên tổng số cá thể của quần thể.
	C. tỷ lệ cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trên tổng số cá thể của quần thể.
	D. câu A, B, C.
68. Tần số đột biến gen cao hay thấp phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?
A. Độ phát tán của gen đột biến trong quần thể đó. 
B. Liều lượng, cường độ, loại tác nhân gây đột biến và độ bền vững của gen. 
C. Số lượng cá thể trong quần thể. 
D. Số lượng gen của loài niều hay ít. 
69. Tần số đột biến gen tự nhiên là rất thấp
	A. từ 104 đến 106.	B. từ 10-6 đến 10-4.	
C. từ 10-2 đến 10-4.	D. câu B, C.	
70. Tần số đột biến tự nhiên ở một gen xảy ra 1 đột biến trong
A. 100 lần tự sao.	B. 104 - 106 lần tự sao.	
C. 10 lần tự sao.	D. 1050 - 10100 lần tự sao.
71. Đặc điểm KHÔNG phải của đột biến gen
A. xuất hiện đột ngột, riêng lẻ, vô hướng, di truyền được.
B. đa số là đột biến gen lặn, 1 số ít có lợi hoặc trung tính.
C. Đột biến gen có tính thuận nghịch, tần số đột biến thấp (10-6 – 10-4).
D. xuất hiện đột ngột, vô hướng, có thể di truyền hoặc không di truyền.
72. Đối với chọn giống và tiến hóa, đột biến gen có vai trò là nguồn nguyên liệu
	A. thứ cấp.	B. sơ cấp.	C. chủ yếu.	D. thứ yếu.	
73. Trong 2 loại đột biến gen trội và đột biến gen lặn, loại nào có vai trò quan trọng hơn trong tiến hoá và chọn giống ?
	A. Đột biến trội, vì vì nó biểu hiện ngay thành kiểu hình.
	B. Đột biến trội, vì nó biểu hiện ra kiểu hình ở các thế hệ sau khi ở trạng thái đồng hợp.
	C. Đột biến lặn, vì nó chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp về gen lặn, nó ít nghiêm trọng và sẽ lan truyền trong quần thể thông qua giao phối.
	D. Đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng và không thể di truyền được.
74. Đột biến gen làm tăng số bông trên khóm, tăng số hạt trên bông ở lúa Trân Châu lùn là đột biến 
A. có lợi cho sinh vật. 	B. có hại cho sinh vật. 
C. trung tính cho sinh vật.	D. hoặc A hoặc B hoặc C.
75. Đột biến gây chết ở lợn: vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng,  là đột biến
	A. có lợi.	B. có hại.	C. trung tính.	D. câu A, C.
76. Ở người gen quy định nhóm máu (theo thuyết ABO) bị đột biến thành các alen IA, IB, IO. Nhóm máu O có kiểu gen IOIO, nhóm máu A có kiểu gen IAIA và IAIo, nhóm máu B có kiểu gen IBIB và IBIO, nhóm máu AB có kiểu gen IAIB. Đột biến trên là
	A. có lợi.	B. có hại.	C. trung tính.	D. Câu A, C.
77. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người là do
 	A. mất đoạn nhiễm sắc thể 21. 	
B. đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường. 
 	C. đột biến gen trên nhiễm sắc thể Y.	
D. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X
78. Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do dạng đột biến 
A. đảo vị trí 1 cặp nu.	B. thêm 1 cặp nu.
C. thay thế 1 cặp nu.	D. mất 1 cặp nu.
79. Ở người, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, dẫn đến aa thứ 6 trong chuỗi pôlipeptit là axit glutamic bị thay thế bằng
A. glyxin.	B. valin.	C. sêrin.	D. alanin.
80. Ở người, kiểu gen nào sau đây không mắc bệnh sốt rét ác tính ?
A. HbSHbs.	B. HbsHbs.	C. HbSHbS.	D. Câu A, B, C.
81. Hiện tượng nào sau đây là đột biến gen ?
	A. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
	B. Người bệnh máu khó đông do không tạo được chất sinh sợi huyết.
	C. Người bệnh mù màu, không phân biệt được màu đỏ và xanh lục.
	D. Câu A, B, C.
82. Sơ đồ nào sau đây diễn tả sự biến đổi trong gen cấu trúc là đúng ? 
A. Gen đột biến → prôtêin đột biến → ARN thông tin đột biến.
B. ARN thông tin đột biến → gen đột biến → prôtêin đột biến.
C. Prôtêin đột biến → gen đột biến → ARN thông tin đột biến.
D. Gen đột biến → ARN thông tin đột biến → prôtêin đột biến.
83. Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc sẽ dẫn tới 
A. biến đổi trong cấu trúc của phân tử prôtêin tương ứng và cuối cùng dẫn đến biến đổi trong cấu trúc của mARN. 
B. biến đổi trong cấu trúc của phân tử prôtêin tương ứng và cuối cùng dẫn đến biến đổi trong cấu trúc của tARN. 
C. biến đổi trong cấu trúc của mARN và cuối cùng dẫn đến biến đổi trong cấu trúc của phân tử prôtêin tương ứng. 
D. biến đổi trong cấu trúc của tARN và cuối cùng dẫn đến biến đổi trong cấu trúc của phân tử prôtêin tương ứng. 
84. Đột biến gen cấu trúc biểu hiện thành những biến đổi đột ngột một hoặc một số ..... ở một hoặc vài cá thể. 
A. kiểu gen. 	B. tính trạng. 	
C. nhiễm sắc thể. 	D. ADN. 	
85. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit trong gen cấu trúc (không ảnh hưởng bộ ba mở đầu và kết thúc) sẽ làm 
A. mất một bộ ba mã hóa trên gen, do đó làm mất 1 aa tương ứng. 
B. thêm một bộ ba mã hóa trên gen, do đó làm thêm 1 aa tương ứng. 
C. thay đổi các bộ ba mã hóa trên gen, do đó làm thay đổi các aa tương ứng. 
D. mất đi 1 bộ 3 và làm thay đổi các bộ ba mã hóa trên gen từ điểm xảy ra đột biến cho đến cuối gen, do đó làm thay đổi các aa tương ứng. 
86. Đột biến mất 1 cặp nu và thêm 1 cặp nu làm thay đổi nhiều nhất cấu trúc prôtêin do
A. làm cho quá trình tổng hợp prôtêin bi rối loạn. 
B. làm cho các enzim tham ra tổng hợp prôtêin không hoạt động được. 
C. làm mất cân bằng mối quan hệ hài hòa sẵn có trong gen. 
D. sắp xếp lại các bộ ba từ điểm bị đột biến cho đến cuối gen. 
87. Một gen có bộ ba thứ hai, bộ ba thứ ba, bộ ba thứ tư đều mất đi một cặp nuclêôtit. Prôtêin do gen đột biến tổng hợp giảm đi .... axit amin và có sự thay đổi ở .... axit amin so với trước. Biết mỗi axit amin được mã hoá bởi một bộ ba nhất định.
A. 2 ; 2.	B. 1 ; 2.	C. 1 ; 1.	D. 2 ; 1.
88. Một đột biến mất 3 cặp nuclêôtit số 13, 14, 15 trong gen cấu trúc sẽ làm cho prôtêin tương ứng bị
A. mất 1 aa số 3. 	B. mất 1 aa số 4. 
C. mất aa thứ 13, 14, 15. 	D. mất 1 aa số 5. 	
89. Một gen bị đột biến làm phân tử prôtêin giảm 1 axit amin và các a xít amin còn lại không thay đổi so với prôtêin bình thường. Gen đã xảy ra đột biến
 	A. mất 3 cặp nu ở trong gen. 
B. mất 3 cặp nu trong một bộ ba. 
 	C. mất 3 cặp nu của ba bộ ba liên tiếp.	
D. mất 3 cặp nu ở bộ ba kết thúc. 
90. Mạch gốc của gen bị đột biến mất một bộ ba ở khoảng giữa. Sau đột biến, chuỗi pôlypeptit được điều khiển tổng hợp so với gen bình thường sẽ
A. không thay đổi số lượng aa.	B. tăng 1 aa.
C. giảm 1 aa.	D. tăng 2 aa.
91. Trong bảng mã di truyền của mARN có: mã kết thúc: UAA, UAG, UGA; mã mở đầu: AUG. U được chèn vào giữa vị trí 9 và 10 (tính theo hướng từ đầu 5’- 3’) của mARN dưới đây: 5’- GXUAUGXGXUAXGAUAGXUAGGAAGX- 3’. Khi nó dịch mã thành chuỗi polipeptit thì chiều dài của chuỗi là (tính bằng axit amin)
A. 8.	B. 9.	C. 4.	D. 5.
92. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trong gen cấu trúc (không ảnh hưởng bộ ba mở đầu và kết thúc) sẽ ảnh hưởng đến 
A. l aa trong chuỗi pôlypeptit. 	B. 2 aa trong chuỗi pôlypeptit. 
C. 3 aa trong chuỗi pôlypeptit. 	D. 4 aa trong chuỗi pôlypeptit. 
93. Sự thay thế chỉ 1 cặp bazơ nitơ trong trình tự nu của 1 gen sẽ gây ra hậu quả 
A. nhất định xảy ra sự biến đổi 1 aa trong prôtêin được mã hóa bởi gen đó. 
B. không làm thay đổi cấu trúc prôtêin do gen đó tổng hợp. 
C. làm thay đổi tối đa 1 aa do gen mã hóa. 
D. làm biến đổi chiều dài của phân tử prôtêin được tổng hợp. 
94. Một gen tổng hợp 1 phân tử prôtêin có 498 axit amin, trong gen có tỷ lệ A/G = 2/3. Nếu sau đột biến, tỷ lệ A/G = 66,85%. Đây là đột biến
A. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.	
B. thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T .
C. thay thế 2 cặp A-T trong 2 bộ 3 kế tiếp bằng 2 cặp G-X.	
D. thay thế 2 cặp G-X trong 2 bộ 3 kế tiếp bằng 2 cặp A-T.
95. Chiều dài của 1 gen cấu trúc là 2397 ăngxtrong. Do đột biến thay thế một cặp nu tại vị trí thứ 400 tính từ mã mở đầu làm cho bộ ba mã hóa tại đây trở thành mã không quy định axit amin nào. Loại đột biến này đã ảnh hưởng tới bao nhiêu axit amin nếu không kể đến mã mở đầu ? 
A. mất 101 aa trong chuỗi pôlipeptit. 	
B. mất 1 aa trong chuỗi pôlipeptit. 
C. có 1 aa bị thay thế trong chuỗi pôlipeptit.	
D. mất 100 aa trong chuỗi pôlipeptit. 
96. Đột biến đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit của gen dẫn đến phân tử prôtêin được tổng hợp có thể thay đổi tối đa
A. 1 aa.	B. 2 aa.	C. 3 aa.	D. 4 aa.
97. Đột biến đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit trong 1 bộ ba mã hóa của gen cấu trúc (không ảnh hưởng bộ ba mở đầu và kết thúc) sẽ ảnh hưởng đến 
A. 1 aa trong chuỗi pôlypeptit. 	B. 2 aa trong chuỗi pôlypeptit. 
C. 3 aa trong chuỗi pôlypeptit. 	D. 4 aa trong chuỗi pôlypeptit. 
98. Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là
A. mất một cặp nu ở bộ ba mã hoá thứ 10. 
B. thêm một cặp nu ở bộ ba mã hoá thứ 10. 
C. thay thế một cặp nu ở bộ ba mã hoá cuối. 
D. đảo vị trí 2 cặp nu ở 2 bộ ba mã hoá cuối. 
99. Một prôtêin bình thường có 400 axit amin. Prôtêin đó bị biến đổi do có axit amin thứ 350 bị thay thế bằng một axit amin mới. Dạng đột biến gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là 
A. mất nu ở bộ ba mã hóa aa thứ 350. 
B. đảo vị trí hoặc thêm nu ở bộ ba mã hóa aa thứ 350. 
C. thêm nu ở bộ ba mã hóa aa thứ 350. 
D. thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nu ở bộ ba mã hoá aa thứ 350. 
100. Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Dạng đột biến gen xảy ra là
A. thay thế hoặc đảo cặp nu. 	B. mất hoặc thêm cặp nu. 
C. thay thế cặp nu. 	D. đảo cặp nu.
101. Trên mạch gốc của gen có trình tự các nu – AAT GXX - Những biến đổi nào sau đây trong phạm vi mã di truyền là trầm trọng nhất đối với cấu trúc gen ?
A. AATXXXGXX.	B. AATAGXX.	
C. AAXGXX.	D. AXTGAX.
102. Trong bảng mã di truyền của mARN có: Mã mở đầu AUG, mã kết thúc UAA, UAG, UGA. Bộ ba nào sau đây của gen có thể bị biến đổi thành bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin nào cả)

File đính kèm:

  • docCAU HOI DI TRUYEN VA BIEN DI 9.doc
Đề thi liên quan