Sinh 9 - Chuyên đề: Di truyền phân tử

doc39 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sinh 9 - Chuyên đề: Di truyền phân tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyªn ®Ò
Nhóm tham gia: 
 Nguyễn Thị Huyền Thương Trần Hương Lam
 Trần Anh Lĩnh Lê Huy Hoàng
 Hồ Thị Huyền Trang Nguyễn Thuỳ Giang
 Lê Thị Thu Hà 
DI TRUYỀN PHÂN TỬ
1. Vị trí các cacbon trong cấu trúc của đường đềôxyribô trong 1 nuclêôtit được thêm dấu phẩy vì:
Phân tử axit photphoric không có nguyên tử cacbon.
Để đánh dấu chiều của chuỗi pôlynuclêôtit.
Để phân biệt với các vị trí của nguyên tử C và N trong cấu trúc dạng vòng của bazơ nitric.
Mục đích phân biệt đường đêôxyribô và đường ribô.
Mục đích xác định vị trí gắn axit photphoric và bazơ nitric.
2. Trong quá trình hình thành chuỗi pôlypeptit, nhóm photphat của nucleotit sau sẽ gắn vào nuclêôtit trước ở vị trí:
Cacbon thứ 3 của đường đềôxyribô.
Nhóm photphat.
Bazơ nitric.
Oxy của đường đềôxyribô.
Cacbon thứ nhất của đường đềôxyribô.
3. Sự đa dạng của phân tử axit đềôxyribônuclêic được quyết định bởi:
Số lượng của các nuclêôtit.
Thành phần của các loại nuclêôtit tham gia.
Trật tự sắp xếp của các nuclêôtit.
Cấu trúc không gian của axit đềôxyribônuclêic.
Tất cả đều đúng.
4. Liên kết photphodieste được hình thành giữa hai nuclêôtit xảy ra giữa các vị trí cacbon:
1’ của nuclêôtit trước và 5’ của nuclêôtit sau.
5’ của nuclêôtit trước và 3’ của nuclêôtit sau.
5’ của nuclêôtit trước và 5’ của nuclêôtit sau.
3’ của nuclêôtit trước và 5’ của nuclêôtit sau.
5. Sự bền vững và đặc thù trong cấu trúc không gian xoắn kép của ADN được đảm bảo bởi:
Các liên kết photphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlynuclêôtit.
Liên kết giữa các bazơ nitric và đường đêôxyribô.
Số lượng các liên kết hyđrô hình thành giữa các bazơ nitric của 2 mạch.
Sự kết hợp của ADN với prôtêin histôn trong cấu trúc của sợi nhiễm sắc.
Sự liên kết giữa các nuclêôtit.
6. Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi:
Tính bền vững của các liên kết photphodieste.
Tính yếu của các liên kết hyđrô trong nguyên tắc bổ sung.
Cấu trúc không gian xoắn kép của ADN.
Sự đóng và tháo xoắn của sợi nhiễm sắc.
Đường kính của phân tử ADN.
7. ADN có cấu trúc không gian xoắn kép dạng vòng khép kín được thấy ở:
Vi khuẩn.
Lạp thể.
Ti thể.
B và C đúng.
A, B và C đều đúng.
8. Sinh vật có ARN đóng vai trò là vật chất di truyền là:
Vi khuẩn.
Virut.
Một số loại vi khuẩn. 
Một số loại virut.
Tất cả các tế bào nhân sơ.
9. Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng:
Trình tự của các axit photphoric quy định trình tự của các nuclêôtit.
Trình tự của các nucleotit trên gen quy định trình tự của các axit amin.
Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc không gian của ADN.
Trình tự của các đềôxyribô quy định trình tự của các bazơ nitric.
10. Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzym ADN pôlymeraza tác động theo cách sau:
Dựa trên phân tử ADN cũ để tạo nên 1 phân tử ADN hoàn toàn mới, theo nguyên tắc bổ sung.
Enzym di chuyển song song ngược chiều trên 2 mạch của phân tử ADN mẹ để hình thành nên các phân tử ADN con bằng cách lắp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung.
Enzym ADN polymeraza chỉ có thể tác động trên mỗi mạch của phân tử ADN theo chiều từ 3’ đến 5’.
Enzym tác động tại nhiều điểm trên phân tử ADN để quá trình nhân đôi diễn ra nhanh chóng hơn.
11. Hai mạch ADN mới được hình thành dưới tác dụng của enzym pôlymeraza dựa trên 2 mạch của phân tử ADN cũ theo cách:
Phát triển theo hướng từ 3’ đến 5’(của mạch mới).
Phát triển theo hướng từ 5’ đến 3’(của mạch mới).
Một mạch mới được tổng hợp theo hướng từ 3’ đến 5’ còn mạch mới kia phát triển theo hướng từ 5’ đến 3’.
Hai mạch mới được tổng hợp theo hướng ngẫu nhiên, tuỳ theo vị trí tác dụng của enzym.
12. Đoạn Okazaki là:
Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên ADN cũ trong quá trình nhân đôi.
Một phân tử ARN thông tin được sao ra từ mạch không phải là mạch gốc của gen.
Các đoạn ADN mới được tổng hợp thành từng đoạn ngắn trên 1 trong 2 mạch của ADN cũ trong quá trình nhân đôi.
Các đoạn ARN ribôxôm được tổng hợp từ các gen của nhân con.
Các đoạn ADN mới được tổng hợp trên cả 2 mạch của phân tử ADN cũ trong quá trình nhân đôi.
13. Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng:
A. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ.
Sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN, duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.
Góp phần tạo nên hiện tượng biến dị tổ hợp.
A và B đúng.
A, B và C đều đúng.
14. Định nghĩa nào sau đây về gen là đúng nhất:
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin quy định tính trạng.
Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại ARN hoặc tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin.
Một đoạn của phân tử ADN tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin như gen điều hoà, gen khởi hành, gen vận hành.
Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại ARN thông tin, vận chuyển và ribôxôm.
Là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền.
15. Chức năng nào dưới đây của ADN là không đúng:
Mang thông tin di truyền quy định sự hình thành các tính trạng của cơ thể.
Trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
Nhân đôi nhằm duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá.
Mang các gen tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin.
16. Phát biểu nào dưới đây không đúng:
Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp sẽ gắn lại với nhau thành một mạch liên tục dưới tác dụng của enzym ADN ligaza.
Sợi dẫn đầu là mạch đơn được tổng hợp liên tục trong quá trình nhân đôi từ một mạch của ADN mẹ trên đó enzym ADN pôlymeraza di chuyển theo chiều tác động của các enzym tháo xoắn và phá vỡ liên kết hyđrô.
Sự nhân đôi có thể diễn ra ở nhiều điểm trên ADN.
Do kết quả của sự nhân đôi, 2 ADN mới được tổng hợp từ ADN mẹ theo nguyên tắc bán bảo toàn.
Sợi đi theo là các đoạn Okazaki được tổng hợp trong quá trình nhân đôi từ một mạch của ADN mẹ, trên đó enzym ADN pôlymeraza di chuyển theo chiều các enzym tháo xoắn và phá vỡ liên kết hyđrô.
17. Hiện tượng hoán vị gen xảy ra do:
Đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa các NST.
Hiện tượng lặp đoạn do trao đổi chéo bất thường giữa 2 NST tương đồng.
Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào 1 của giảm phân.
Hiện tượng phân ly ngẫu nhiên của các NST trong cặp đồng dạng của kì sau lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm.
Đột biến đảo đoạn NST.
18. Phát biểu nào dưới đây là không đúng:
Cơ chế nhân đôi của ADN đặt cơ sở cho sự nhân đôi của NST.
Phân tử ADN đóng xoắn cực đại vào kì đầu 1 trong quá trình phân bào giảm nhiễm.
Các liên kết photphođieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi là các liên kết bền vững do đó tác nhân đột biến phải có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc ADN.
Việc lắp ghép các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung trong quá trình nhân đôi đảm bảo cho thông tin di truyền được sao lại một cách chính xác.
Không phải chỉ có mARN mà tARN và rARN đều được tổng hợp từ các gen trên ADN.
19. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: ATG XAT GGX XGX A Trong quá trình tự nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch khuôn này sẽ có trình tự:
ATG XAT GGX XGX A
TAX GTA XXG GXG T
UAX GUA XXG GXG U
ATG XGT AXX GGXGT
20. Sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc giữa các loại ARN do các yếu tố sau quyết định:
Số lượng, thành phần các loại ribônuclêôtit trong cấu trúc.
Số lượng, thành phần, trật tự của các loại ribônuclêôtit và cấu trúc không gian của ARN.
Thành phần và trật tự các loại ribônuclêôtit.
Cấu trúc không gian của các loại ARN.
Số lượng các loại ribônuclêôtit.
21. Mô tả nào sau đây là đúng nhất về tARN:
tARN là một pôlyribônuclêôtit có số ribônuclêôtit tương ứng với số nuclêôtit trên mỗi mạch của gen cấu trúc.
tARN là một pôlyribônuclêôtit gồm từ 80 đến 100 ribônuclêôtit không tạo xoắn, một đầu tự do còn một đầu mang axit amin.
tARN là một pôlyribônuclêôtit gồm từ 80 đến 100 ribônuclêôtit cuốn xoắn ở một đầu trên cơ sở nguyên tắc bổ sung thực hiện trên tất cả các ribônuclêôtit của tARN, một đầu mang axit amin và một đầu mang bộ ba đối mã.
tARN là một pôlyribônuclêôtit gồm từ 80 đến 100 ribônuclêôtit cuốn xoắn ở một đầu, có đoạn các bazơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung và có những đoạn không bổ sung tạo nên các thuỳ tròn. Một đầu tự do mang axit amin đặc hiệu và một thuỳ tròn mang bộ ba đối mã.
tARN có dạng mạch đơn hay cuộn xoắn một đầu với số ribônuclêôtit từ 160 đến 1300, những tARN này sẽ kết hợp với những prôtêin đặc hiệu để tạo nên các tiểu phần ribôxôm.
22. Cấu trúc không gian của ARN có dạng:
Mạch thẳng.
Xoắn kép tạo bởi 2 mạch pôlyribônuclêôtit.
Xoắn đơn tạo nên 1 mạch pôlyribônuclêôtit.
Có thể có mạch thẳng hay xoắn đơn tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của ARN.
Có thể có mạch thẳng hay xoắn đơn tuỳ theo mỗi loại ARN.
23. Sự hình thành chuỗi pôlyribônuclêotit được thực hiện theo cách sau:
Nhóm HO- ở vị trí 3’ của ribônuclêôtit trước gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5’của ribônuclêôtit sau.
Nhóm HO- ở vị trí 3’ của ribônuclêôtit sau gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5’của ribônuclêôtit trước.
Phát triển chuỗi pôlynuclêôtit từ 5’ đến 3’ hoặc từ 3’ đến 5’ một cách ngẫu nhiên.
Phát triển chuỗi pôlyribônuclêôtit từ đầu 3’đến 5’.
B và D đúng.
24. Sự tổng hợp ARN được thực hiện:
Theo nguyên tắc bổ sung trên 2 mạch của gen.
Theo nguyên tắc bổ sung và chỉ trên một mạch của gen.
Trong nhân đối với mARN còn tARN, rARN được tổng hợp ở ngoài nhân.
Trong hạch nhân đối với rARN, mARN được tổng hợp ở các phần còn lại của nhân và tARN được tổng hợp tại ti thể.
Trong quá trình phân bào nguyên nhiễm.
25. Chọn trình tự thích hợp của các ribônuclêôtit được tổng hợp từ 1 gen có đoạn mạch bổ sung với mạch gốc là: “AGX TTA GXA”
AGX UUA GXA.
UXG AAU XGU.
TXG AAT XGT.
AGX TTA GXA.
TXG AAT XGT.
26. Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở:
Kỳ trung gian.
Kỳ đầu của nguyên phân.
Kỳ sau của nguyên phân.
Kỳ cuối của nguyên phân.
Kỳ giữa của nguyên phân.
27. Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzym ARN pôlymeraza đã di chuyển theo chiều:
Từ 5’ đến 3’.
Từ 3’ đến 5’.
Chiều ngẫu nhiên.
Từ giữa gen tiến ra 2 phía.
Tất cả đều sai.
28. Nội dung nào dưới đây là đúng:
mARN mang thông tin cho việc tổng hợp 1 loại prôtêin, hoạt động của ARN có thể kéo dài qua nhiều thế hệ tế bào.
rARN kết hợp với các prôtêin đặc hiệu để hình thành nên sợi nhiễm sắc.
tARN đóng vai trò vận chuyển axit amin, có thể sử dụng qua nhiều thế hệ tế bào và 1 tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin.
mARN mang thông tin cho việc tổng hợp một loại prôtêin, có thời gian tồn tại trong tế bào tương đối ngắn.
tARN thực hiện vận chuyển các axit amin đặc hiệu, thời gian tồn tại của tARN trong tế bào là rất ngắn.
29. Phân tử mARN được sao ra từ mạch mang mã gốc của gen được gọi là: 
Bộ ba mã sao.
Bản mã gốc.
Bộ ba mã gốc.
Bản mã sao.
Bộ ba đối mã.
30. Các rARN được tổng hợp chủ yếu ở:
Ribôxôm.
Ty thể và lạp thể.
Trung thể.
Hạch nhân.
ADN trong nhân.
31. Sự giống nhau trong cấu trúc của ADN và ARN là:
Trong cấu trúc của các đơn phân có đường rib«.
Cấu trúc không gian xoắn kép.
Đều có các loại bazơ nitric A, U, T, G, X trong cấu trúc của các đơn phân.
Cấu trúc không được biểu hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
Mỗi đơn phân được kiến tạo bởi một phân tử H3PO4, 1 đường 5 cacbon và bazơ nitric.
32. Những tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của mã di truyền :
Tính phổ biến.
Tính đặc hiệu.
Tính thoái hoá.
Tính bán bảo tồn.
Tính liên tục trong trình tự của các mã bộ ba. 
33. Mã di truyền trên mARN được đọc theo:
Một chiều từ 5’ đến 3’.
Một chiều từ 3’ đến 5’.
Hai chiều tuỳ theo vị trí xúc tác của enzym.
Chiều ứng với vị trí tiếp xúc của ribôxôm với mARN.
Vị trí có mã bộ ba UAA.
 34. Giả sử 1 gen chỉ được cấu tạo từ 2 loại nu G và X. Trên mạch gốc của gen đó có thể có tối đa:
2 loại mã bộ ba.
64 loại mã bộ ba.
16 loại mã bộ ba.
8 loại mã bộ ba.
32 loại mã bộ ba.
 35. Ba mã bộ ba nào dưới đây là ba mã vô nghĩa làm nhiệm vụ báo hiệu kết thúc việc tổng hợp prôtêin là:
 A. AUA AUG UGA.
 B. UAA UAG UGA.
 C. AUA UAG UGA.
 D. AAU GAU GUX.
 E. UAA UGA UXG.
 36. Hiện tượng sao chép ngược là hiện tượng :
Được gặp ở một số loại virut.
Xảy ra chủ yếu ở vi khuẩn.
ARN làm mẫu để tổng hợp ADN.
Prôtêin được dùng để làm mẫu để sao ra gen đặc hiệu.
A và C đúng.
 37. Mã bộ ba mở đầu trên mARN là:
AAG.
AUG.
UAA.
UAG.
UGA.
 38. Hiện tượng thoái hoá mã là hiện tượng:
Một bộ ba mã hoá cho nhiều axit amin.
Các bộ ba nằm nối tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau.
Các mã bộ ba có thể bị đột biến gen để hình thành nên bộ ba mã mới.
Nhiều mã bộ ba mã hoá cho cùng một axit amin
Các mã bộ ba không tham gia vào quá trình mã hoá cho các axit amin.
 39. Trong và sau quá trình giải mã di truyền, ribôxôm sẽ:
Trở lại dạng rARN sau khi hoàn thành việc tổng hợp prôtêin.
Bắt đầu tiếp xúc với mARN từ bộ ba mã UAG.
Trượt từ đầu 3’ đến 5’ trên mARN.
Tách thành 2 tiểu phần sau khi hoàn thành giải mã.
Chỉ tham gia giải mã cho một loại mARN.
 40. ARN vận chuyển mang axit amin mở đầu tiến vào ribôxôm có bộ ba đối mã là:
AUA.
XUA.
UAX.
AUX.
GUA.
 41. Một phân tử mARN có chiều dài 5100 Å, phân tử này mang thông tin mã hoá cho:
600 axit amin.
499 axit amin.
9500 axit amin.
498 axit amin.
502 axit amin.
 42. Sự hoàn thiện cấu trúc không gian của chuỗi pôlypeptit ở tế bào có nhân xảy ra ở:
Ty thể và lưới nội sinh chất.
Tế bào chất và lưới nội sinh chất. 
Bộ Gôngi và lưới nội sinh chất.
Lyzôxôm và thể vùi.
Trung thể và thoi vô sắc.
 43. Quá trình giải mã kết thúc khi:
Ribôxôm rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với hai tiểu phần lớn và bé.
Ribôxôm di chuyển đến mã bộ ba AUG.
Ribôxôm gắn axit amin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlypeptit.
Ribôxôm tiếp xúc với một trong các mã bộ ba UAU, UAX, UXG.
Ribôxôm tiếp xúc với một trong các mã bộ ba UAA, UAG, UGA.
 44. Trong quá trình giải mã, axit amin tự do:
Trực tiếp đến ribôxôm để phục vụ cho quá trình giải mã.
Đến ribôxôm dưới dạng ATP hoạt hoá.
Được hoạt hoá thành dạng hoạt động nhờ ATP, sau đó liên kết với tARN đặc hiệu để tạo nên phức hợp [axit amin-tARN], quá trình này diễn ra dưới tác dụng của các enzym đặc hiệu.
Được gắn với tARN nhờ enzym đặc hiệu tạo thành phức hệ axit amin tARN để phục vụ cho quá trình giải mã ở ribôxôm.
Kết hợp với tiểu phần bé của ribôxôm để tham gia vào quá trình giải mã.
 45. Trong quá trình giải mã, axit amin đến sau sẽ được gắn vào chuỗi pôlypeptit đang được hình thành:
Khi tiểu phần lớn và bé của ribôxôm tách nhau.
Trước khi tARN của axit amin kế trước tách khỏi ribôxôm dưới dạng tự do.
Khi ribôxôm đi khỏi bộ ba mã khởi đầu.
Khi ribôxôm di chuyển bộ ba mã tiếp theo.
Giữa nhóm cacbôxyl kết hợp với nhóm amin của axit amin kế trước để hình thành một liên kết peptit.
 46. Trong cơ thể, prôtêin luôn luôn được đổi mới qua quá trình:
Tự nhân đôi.
Tổng hợp từ mARN sao ra từ gen trên ADN.
Tổng hợp trực tiếp từ mạch gốc của gen.
Sao mã của gen.
Điều hoà sinh tổng hợp prôtêin.
 47. Các mã bộ ba khác nhau bởi :
Số lượng các nuclêôtit.
Thành phần các nuclêôtit.
Trật tự của các nuclêôtit.
A, B và C đúng.
B và C đúng.
 48. Số mã bộ ba chịu trách nhiệm mã hoá cho các axit amin là:
20.
40.
61.
64.
32.
 49. Trong quá trình tổng hợp ARN:
1 đoạn ADN tương ứng với 1 gen sẽ được tháo xoắn.
Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện trên một mạch của gen.
Nhiều phân tử ARN có thể được tổng hợp từ cùng một gen.
Sau khi tổng hợp ARN, đoạn ADN đóng xoắn lại.
Tất cả đều đúng.
 50. Trong phân tử ARN nguyên tắc bổ sung được thực hiện giữa :
A và U bằng 3 liên kết hyđrô; G và X bằng 2 liên kết hyđrô.
A và T bằng 2 liên kết hyđrô; G và X bằng 3 liên kết hyđrô.
A và T bằng 3 liên kết hyđrô; G và X bằng 2 liên kết hyđrô.
A và U bằng 2 liên kết hyđrô; G và X bằng 3 liên kết hyđrô.
A và G bằng 2 liên kết hyđrô; T và X bằng 3 kiên kết hyđrô.
 51. Một gen có số nuclêôtit là 3000, khi gen này thực hiện 3 lần sao mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp bao nhiêu ribonuclêôtit:
1500.
9000.
4500.
21000.
6000.
 52. Một gen thực hiện 2 lần sao mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp ribônuclêôtit các loại A= 400; U=360; G=240; X= 480. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen :
 A. A= 760; G= 720.
 B. A= 360; T= 400; X= 240; G= 480.
 C. A= 380; G= 360.
 D. T= 200; A= 180; X= 120; G= 240.
 E. A= 200; T= 180; G= 120; X= 240.
 53. Đơn vị cấu trúc cơ bản của chuỗi pôlypeptit là:
Nuclêôtit.
Ribônuclêôtit.
Axit amin.
Glucô.
Pôlymeraza.
 54. Các axit amin trong chuỗi pôlypeptit được nối với nhau bằng liên kết:
Phôtphôđieste.
Peptit.
Hyđrô.
Iôn.
Cao năng.
 55. Cấu trúc xoắn anpha của mạch pôlypeptit là cấu trúc không gian:
Bậc 1.
Bậc 3.
Bậc 2.
Bậc 4.
Bậc 5.
 56. Cấu trúc không gian bậc 2 của prôtêin được giữ vững bằng:
Các liên kết peptit.
Nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit.
Các liên kết hyđrô.
Các cầu nối đisulfua.
Các liên kết cộng hoá trị.
 57. Cơ chế điều hoà hoạt động của các gen đã được Jaccốp và Mônô phát hiện ở:
Ruồi giấm.
Đậu Hà Lan.
Vi khuẩn E.Coli.
Virút.
Người.
 58. Quá trình nhân đôi của ADN còn được gọi là:
Tự sao. 2. Sao mã.
3. Tái sinh. 4. Giải mã.
5. Sinh tổng hợp ADN. 6. Tái bản. 
 Câu trả lời đúng là: 
1 và 2.
1, 2 và 3.
2 và 4.
1, 5 và 6.
1, 3, 4, 5 và 6.
59. Sự khác nhau trong cấu trúc của ADN trong và ngoài nhân là:
ADN ngoài nhân có cấu trúc xoắn kép mạch vòng còn ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép dạng thẳng.
ADN trong nhân có số lượng nuclêôtit lớn hơn so với ADN ngoài nhân.
ADN trong nhân có nuclêôtit loại T, còn ADN ngoài nhân T được thay bằng U.
ADN trong nhân có cấu trúc không gian dạng B, ADN ngoài nhân có cấu trúc không gian dạng Z.
A và B đúng.
 60. Phân tử đường có mặt trong cấu trúc của phân tử ARN là :
Glucô.
Fructô.
Đêôxyribô.
Galactô.
Ribô.
61. Sự giống nhau giữa 2 quá trình nhân đôi và sao mã là:
Đều có sự xúc tác của ADN pôlymeraza.
Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.
Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
Trong một chu kỳ tế bào có thể thực hiện được nhiều lần.
62. Trong quá trình sao mã của 1 gen:
Chỉ có thể có 1 mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kỳ tế bào.
Có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu của prôtêin tế bào.
Nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình giải mã.
Nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá trình giải mã.
Từ gen đó đã tổng hợp nên phân tử prôtêin tương ứng.
63. Khi gen thực hiện 5 lần nhân đôi, số gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là:
31. B. 30.
32. D.16.
 E. 64.
64. ADN là vật chất mang thông tin di truyền đặc trưng cho mỗi loài, thông tin này có nhiệm vụ:
Thông tin về cấu trúc của ADN qua các thế hệ để duy trì tính đặc trưng của ADN.
Thông tin về trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN qua quá trình nhân đôi.
Thông tin quy định cấu trúc của các loại prôtêin trong tế bào và do đó quy định mọi tính trạng và tính chất của cơ thể.
Quy định thời điểm nhân đôi của ADN và do đó quyết định sự sinh sản của tế bào và phát triển của cơ thể.
Quy định thời điểm và vị trí tổng hợp các loại ARN cũng như chi phối cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin.
65. Thông tin di truyền được truyền đạt tương đối ổn định qua nhiều thế hệ tế bào là nhờ:
Hoạt động sao mã của ADN.
Cơ chế tự sao của ADN.
Hoạt động nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
B và C đúng.
A, B và C đúng.
66. Gen là một đoạn ADN làm nhiệm vụ:
Gen cấu trúc mang thông tin quy định 1 loại prôtêin.
Tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin qua vai trò của các gen điều hoà, khởi động, vận hành.
Tổng hợp các ARN vận chuyển.
Tổng hợp các ARN ribôxôm.
Tất cả đều đúng.
67. Dựa trên cơ chế nhân đôi của ADN:
Chất liệu di truyền được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Đặt cơ sở cho sự nhân đôi của NST.
Tạo điều kiện cho sự xuất hiện đột biến gen do sai sót trong quá trình nhân đôi.
A, B và C đúng.
A và B đúng.
68. Sau khi kết thúc hoạt động nhân đôi của ADN đã tạo nên:
2 ADN mới hoàn toàn.
1 ADN mới hoàn toàn và 1 ADN cũ.
2 ADN mới, mỗi ADN có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.
2 ADN theo kiểu bán bảo toàn.
C và D đúng.
69. Trong quá trình nhân đôi, enzym ADN pôlymeraza:
Di chuyển cùng chiều trên 2 mạch của phân tử ADN mẹ.
Di chuyển ngược chiều nhau trên 2 mạch của phân tử ADN.
Di chuyển theo sau các enzym xúc tác cho quá trình tháo xoắn và phá vỡ các liên kết hyđrô.
Gắn các đoạn Okazaki lại với nhau.
70 . Enzym nào không tham gia quá trình tự sao của ADN:
	A. Enzym ligaza.
	B. Enzym helicaza.
	C. Enzym và pôlimeraza I, II, III.
	D. Enzym peptitdaza.
	E. Enzym primaza.
71. Chiều xoắn của mạch pôlinuclêôtit trong cấu trúc của phân tử ADN:
	A. Từ trái qua phải.
	B. Từ phải qua trái.
	C. Ngược chiều kim đồng hồ.
	D. Thuận chiều kim đồng hồ.
	E. Cả A và C.
72. Nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân chính lý giải tại sao lắp ráp sai trong sao mã ít nguy hiểm hơn lắp ráp sai trong quá trình tự sao?
A. Sao mã bị lắp ráp sai tạo ra 1 số ít mARN trong rất nhiều phân tử mARN tạo ra (vì không thể có sự lắp ráp sai liên tiếp) nên số phân tử prôtêin bị đột biến ít hơn do đó không ảnh hưởng mấy đến chức năng của cơ thể.
B. Quá trình sao mã không bao giờ có sai sót nên không gây hậu quả gì.
C. Tự sao nếu lắp ráp sai sẽ di truyền cho thế hệ sau, có thể ảnh hưởng xấu đến sức sống của cơ thể.
D. mARN tồn tại trong một thời gian ngắn, ADN tồn tại trong một thời gian dài.
73. Thể Barr là: 
	A. Thể Barr là hình ảnh của NST X không hoạt động.
	B. Thể Barr là hình ảnh của NST Y không hoạt động.
	C. Thể Barr là hình ảnh của NST X hoạt động.
	D. Thể Barr là hình ảnh của NST Y hoạt động.
74. Quá trình tự sao của vi khuẩn được thực hiện bởi bao nhiêu đơn vị sao chép?
 A. 1 đơn vị sao chép.
 B. 2 đơn vị sao chép.
 C. 3 đơn vị sao chép.
Nhiều đơn vị sao chép. 
75. Thành phần nào có trong một operon:
	A. Gen chỉ huy.
	B. Gen khởi động.
	C. Gen cấu trúc.
	D. Gen điều hoà.
	E. Cả A và C.
	F. Cả B và C.
76. Kết luận nào là sai khi nói về vật chất di truyền:
	A. Vật chất di truyền nằm trong nhân và các bào quan ti thể, lục lạp của sinh vật nhân chuẩn; trong vùng nhân của các tế bào nhân sơ.
	B. Một trong những tính chất của vật chất di truyền là truyền đạt thông tin di truyền.
	C. Vật chất di truyền của sinh vật là ADN hoặc ARN.
	D. Vật chất di truyền có tính bền vững tuyệt đối.
77. Ý kiến nào trong các ý kiến sau là đúng khi nói về cấu trúc không gian của mạch nuclêôtit trong không gian:
	A. Chiều xoắn từ trái sang phải (ngược chiều kim đồng hồ).
	B. Khoảng cách giữa 2 mạch là 20 Ao.
	C. Các bazơ đứng đối diện nhau giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau luôn luôn theo nguyên tắc bổ sung.
78. Công thức nào sau đây là công thức của nhà bác học Sacgap. (với N: là tổng số nuclêôtit của gen)
	A. 2A + 2A = N.
	B. A + G = T + X
	C. A+T >T+X
	D. Số liên kết hoá trị D-P trong cả ADN là 2(N-1).
79. Số nucleotit môi trường nội bào cung cấp hoàn toàn mới cho quá trình tự sao của ADN được tính theo công thức: (N: số nucleotit của gen, x là số lần tự sao)
	A. N(2x - 1). 
	B. N.2x - 1.
	C. N.2x – 2 
	D. N.(2x – 2).
80. Đặc tính của mã di truyền là: 
A. Thông tin trên mã di truyền được đọc theo từng cụm ba nuclêôtit một cách liên tục không ngắt quãng.
B. Thông tin được đọc theo một chiều.
C. Mang tính thoái hoá.
D. Mang tính phổ biến.
E. Các sinh vật khác nhau không thể dùng chung một loại thông tin.
G. Cả A, B, C,D.
81. Khái niệm về gen đã được MenĐen tìm ra khi thực hiện lai tạo trên đậu Hà Lan:
	A. Là 1 đoạn ADN có chức năng di truyền.
	B. Là nhân tố di truyền qui định tính trạng .
	C. Là 1 đoạn NST mang thông tin di truyền.
	D. Là các phân tử ADN nằm trong nhân tế bào.
82. Đoạn ADN quấn quanh một nuclêôxôm được xác định là:
	A. Quấn ¾ vòng quanh nucleoxom.
	B. Quấn 1¾ vòng quanh nucleoxom.
	C. Quấn 1¾ vòng quanh NST.
	D. Quấn 1¾ vòng quanh các nucleoxom.
83. Dạng axit nuclêic nào dưới đây là thành phần di truyền cơ sở thấy có ở cả ba nhóm sinh vật: virut, procaryota, eucaryota?
	A. ADN sợi kép vòng.
	B. ADN sợi kép thẳng.
	C. ADN sợi đơn vòng.
	D. ADN sợi đơn thẳng.
84. Liên kết -OH-CO- giữa các đơn phân có trong các phân tử nào dưới đây:
	A. Prôtêin.
	B. ADN.
	C. ARN.
 D. ADN và ARN.
	E. Pôlisaccarit.
85. Một mạch đơn của ADN xoắn kép có tỉ lệ như sau:
 (A + G) /(T + X) = 0,40 thì trên sợi bổ sung tỷ lệ đó là: 
	A. 0,60.
	B. 2,5.
	C. 0,52.
	D. 0,32.
	E. 0,46.
86. Một gen có số lượng nuclêôtit là 6800. Số lượng chu kỳ xoắn của gen theo mô hình Watson - Crich là:
	A. 338.
	B. 340.
	C. 680.
	D. 100.
87. Tái bản ADN ở sinh vật nhân chuẩn có sự phân biệt với sự tái bản ADN ở E.Coli là: 
	1. Chiều tái bản.
	2. Hệ enzym tái bản.
	3. Nguyên liệu tái bản
	4. Số lượng đơn vị tái bản.
	5. Nguyên tắc tái bản.
Câu trả lời đúng là: 
	A. 1 và 2.	C. 2 và 4.
	B. 2 và 3.	D. 3 và 5.
88. Giả sử có một đơn vị tái bản của sinh vật nhân chuẩn có 30 phân đoạn Okazaki, sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi cho một đợt tái bản 

File đính kèm:

  • docTuyen tap cau hoi trac nghiem phan sinh hoc phan tu.doc
Đề thi liên quan