Sinh học 9 - So sánh quy luật phân li với phân li độc lập về 2 cặp tính trạng

doc16 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 4679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh học 9 - So sánh quy luật phân li với phân li độc lập về 2 cặp tính trạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So sánh quy luật phân li với phân li độc lập về 2 cặp tính trạng.
*Giống nhau:
-Đều có các điều kiện nghiệm đúng giống nhau như:
+ Bố mẹ đem lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng đem lai
+Tinh trạng trội phải trội hoàn toàn
+Số lượng cá thể thu được phải đủ lớn.
-ở F2 đều có sự phân li tính trạng
-Cơ chế của sự di truyền đều dựa trên sự phân li của các cặp gen trong quá trình phát sinh tạo giao tử và sự tổ hợp của chúng trong quá trìh thụ tinh.
*Khác nhau:
Quy luật phân li
Quy luật phân li độc lập
-Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng
-F1 dị hợp một cặp gen (Aa) tạo ra hai loại giao tử
-F2 có 2 loại KH với tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
-F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp
-F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen.
- Phản ánh sự di truyền của 2 cặp tính trạng
-F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tạo ra 4 loại giao tử
-F2 có 4 loại KH với tỉ lệ 9:3:3:1
-F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp
-F2 có 16 tổ hợp với 9 KG
Điểm khác nhau giữa kết quả lai phân tích 2 cặp gen xác định 2 cặp tính trạng trong di truyền độc lập và di truyền liên kết.
DT độc lập
DT liên kết
-2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST khác nhau
- Các cặp gen phân li độc lập và tỏ hợp tự do, ở F1 tạo ra loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau
-Kết quả lai phân tích tạo ra 4 KG và 4 KH với tỉ lệ bằng nhau.1:1:1:1
- 2 cặp gen tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng
-Các cặp gen liên kết với nhau khi giảm phân, ở F1 tạo ra 2 loại giao tử.
- Kết quả lai phân tích tạo ra 2 KG và 2 KH với tỉ lệ bằng nhau : 1:1
Điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc AND và cấu trúc ARN
Cấu trúc ADN
Cấu trúc ARN
Có chiều dài và khối lượng phân tử rất lớn
-Có chiều dài và khối lượng phân tử bé hơn
-Là mạch kép
-Là mạch đơn ( trừ một số đoạn ARN có cấu tạo mạch kép tạm thời)
Nguyên liệu xây dựng là các nuclêôtit: A,T,G,X
-Nguyên liệu xây dựng là các nuclêôtit: A,U,G,X.
-Trong mỗi nucleôtit có đường đêôxiribôzơ (C5H10O4)
-Trong ribônuclêôtit là đường ribôzơ (C5H10O5)
Trong AND có chứa bazơnitric là T
Trong ARN có bazơnitric là U (là dẫn xuất của T)
.Điểm khác nhau cơ bản giữa NST thường và NST giới tính về cấu trúc và chức năng:
NST thường
NST giới tính
-Có nhiều cặp trong TB lưỡng bội và luôn tồn tại thành cặp tương đồng
-Trong TB lưỡng bội,có một cặp tương đồng hoặc không tương đồng tuỳ loài, giới.
-Gen tồn tại thành cặp alen
-Gen tồn tại thành cặp hay từng chiếc tuỳ thuộc vào vùng gen trên NST của giới, loài.
-Chứa hầu hết các gen của cơ thể
Chỉ chứa một số ít gen
-Mang gen quy định tính trạng thường không liên quan đến giới tính
-Mang gen quy định tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới tính
.Các cơ chế trong giảm phân tạo ra các loaị giao tử khác nhau:
-Cơ chế trao đổi chéo của các crômatit khác nguồn gốc của cặp NST kép tương đồng ở kì đầu 1 tạo ra các giao tử có các NST khác nhau về cấu trúc.
-Cơ chế phân li độc lập của các NST kép tương đông ở kì sau 1 tạo ra các giao tử mang các NST khác nhau về nguồn gốc.
. Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản về hoạt động của NST trong các kì của NP và GP:
Nguyên phân
Giảm phân
1 Kì đầu: các NST kép đóng xoán nhưng khồng có sự tiếp hợp và TĐC
Giảm phân 1
KĐI: Có sự tiếp hợp và TĐC giữa các crômatit trong các cặp NST tương đồng kép
2. Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại, các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
-KGI: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
-3.Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li đồng đều về 2 cực TB.
KSI: Mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về mỗi cục TB và có sự tổ hợp tự do của các NST kép trong các cặp tương đồng.
4. Kì cuối: Các NST tháo xoắn trở lại dạng sợi mảnh.
-KCI: Các NST kép vẫn giữ nguyên kích thước và hình dạng như ở kì sau.
5. Kết quả: 2 TB con được hình thành , mỗi Tb con có bộ NST 2n giống hệt bộ NST 2n của TB mẹ ban đầu.
Kết quả: Hình thàn 2 TB con , mỗi TB con có bộ NST đơn bội n, mỗi NST ở trạng thái kép.
*Nguyên phân chỉ diễn ra một lần phân bào khi TB đạt đến kích thước tối đa
* Giảm phân xảy ra gồm 2 lần phân bào liên tiếp. Quá trình GP 2 diễn ra diễn biến NST tương tự NP.
-Kết quả: Từ một TB mẹ ban đầu tạ ra 4 TB con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc NST.
. So sánh qúa trình tự nhân đôi của AND với quá trình tổng hợp ARN. Nêu ý nghĩa sinh học của các quá trình đó.
* Giống nhau:
-Cả 2 quá trình đều xảy ra trong nhân TB.
- Trong cả 2 quá trình , AND đều đóng vai trò là khuôn mẫu.
- Đều xảy ra các hiện tựơng: AND tháo xoắn, các liên kết Hiđrô giữa 2 mạch AND bị cắt đứt, 2 mạch đơn tách rới nhau, các nuclêốit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nucleotit trên mạch mang mã gốc theo nguyên tắc bổ sung.
* Khác nhau:
Cơ chế tự nhân đôi của ADN
Cơ chế tổng hợp ARN
-Xảy ra trước khi phân bào
-Xảy ra khi TB cần tổng hợp Prôtêin
-Dưới tác dụng của một hệ thông enzim, toàn bộ 2 mạch đơn của AND tách nhau theo chiều dọc.
-Dưới tác dụng của enzim ARN-pôlimeraza, 2 mạch đơn của AND tương ứng với từng gen tách rời nhau.
-Nguyên liệu là các nucleeotit tự do trong môi trường nội bào . AND tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung dựa trên khuôn mẫu của ADN mẹ và nguyên tắc giữ lại một nửa
-Nguyên liệu là các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào. Quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch khuôn của gen theo nguyên tắc bổ sung.
-A của AND liên kết với T của môi trường nội bào; G của AND liên kết với X của môi trường nội bào và ngược lại.
-A của AND liên kết với U của môi trường; G của AND liên kết với X của môi trường và ngược lại; T của AND liên kết với A của môi trường.
-Trong quá trình tự nhân đôi của AND, cả 2 mạch đơn AND đều được dùng làm mạch khuôn mẫu, tổng hợp được 2 phân tử AND con giống hệt AND mẹ
-Trong quá trình tổng hợp mARN chỉ có một đoạn mạch đơn của AND được dùng làm khuôn mẫu, tổng hợp nhiều phân tử mARN cùng loại.
*ý nghĩa sinh học của mỗi quá trình:
- Quá trình tổng hợp AND: Đảm bảo cho quá trình tự nhân đôi của NST, góp phần ổn định bộ NST và AND đặc trưng cho loài trong các TB của cơ thể cũng như qua các thế hệ kế tiếp nhau. Quá trình tự nhân đôi của AND là cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản.
-Quá trình tổng hợp mARN: Đảm bảo cho quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ AND đến prôtêin.
*. Phân biệt đột biến NST và đột biến gen.
Đột biến gen
Đột biến cấu trúc NST
1. Khái niệm: Đột biến gen là biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử AND.
-Đột biến NST là những biến đổi của NST về mặt cấu trúc, số lượng.
2. Các dạng: 
-Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit
-Thêm
-Thay thế
-Đột biến cấu trúc NST gồm các dạng: Mất đoạn, đảo đoạn. lặp đoạn.
-Độ biến số lượng NST gồm các dạng: Dị bội thể và đa bội thể.
3, Tính chất:
-Biến đổi ở cấp độ phân tử, không quan sát được ở kính hiển vi.
-Thường xảy ra trong giảm phân, ở trạng thái lặn, mang tính riêng lẻ nên thường không thể hiện thành kiểu hình ngay ở đời con vì ị gen trội lấn át.
-Biến đổi nhỏ làm thay đổi một vài tính trạng.
-Phổ biến hơn, ít gây tác hại nguy hiểm hơn.
3. Tính chất:
-Biến đổi ở cấp độ TB, có thể quan sát được dưới kính hiển vi
-Nừu xảy ra trong nguyên phân sẽ được thể hiện ngay trong đời cá thể. Nếu xảy ra trong giảm phân sẽ được thể hiện ở KH ngay ở đời con.
-Biến đổi lớn, làm thay đổ cả một bộ phận, 1 cơ quan, thậm chí cả cơ thể.
-ít phổ biến hơn nhưng gây tác hại nguy hiểm hơn.
4. Vai trò:
-Tuy đa số đột biến gen là có hại nhưng cá biệt vẫn có đột biến gen có lợi; khi môi trường thay đổi, đột biến gen từ có hại có thể trở thành có lợi; trong tổ hợp gen này, đột biến gen có thể có hại nhưng trong tổ hợp gen khác đột biến gen có thể trở thành có lợi (do sự tương tác qua lại giữa các gen)
-Vì vậy đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá và chọn giống.
3. Vai trò
-Tuy đa số đột biến NST là có hại nhưng đột biến NST đã tạo ra sự đa dạng của các loài nen cũng được xem là nguyên liệu của quá trình tiến hoá. Trong đó , đột biến đa bội là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất: đa số thực vật bậc cao, đột biến đa bội được hình thành bằng con đường lai xa và gây đa bội hoá.
-Trong chọn giống, đột biến NST (đặc biệt đột biến đa bội thể) cũng được coi là nguyên liệu quan trọng của quá trình tạo giống mới
*. Phân biệt thường biến với đột biến:
Thường biến
Đột biến
1. ĐN
Thường biến là những biến đổi ở KH của cùng một KG, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới anhe hưởng trực tiếp của môi trường.
1. Định nghĩa:
Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền : ở cấp độ phân tử là biến đổi của AND ( Gây đột biến gen), ở cấp độ TB là biến đổi của NST.
2. Nguyên nhân:
Do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống thông qua quá trình TĐC
2. Nguyên nhân
-Bên ngoài: ảnh hưởng của các tác nhân lí hoá của môi trường như phóng xạ, hoá chât
-Bên trong: Do quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào bị rối loạn.
Các tác nhân này có ảnh hưởng trực tiếp nhưng thường là tác động gián tiếp qua quá trình sinh sản.
3. Tính chất
Biến đổi đồng loạt, theo hướng xác định, không di truyền được, có lợi cho sinh vật
3. Tính chất:
Riêng lẻ, không xác định, di truyền được
Đa số có hại, một số ít trung tính, một số có lợi.
4. Vai trò.
Giúp sinh vật thích nghi được trước những thay đỏi nhất thời hoặc có tính chu kì của môi trường sống, có ý nghĩa gián tiếp đối với quá trình tiến hoá.
4. Vai trò
Là nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống và tiến hoá.
So sánh biến dị tổ hợp và đột biến? Vao trò của các loại biến dị đó trong tiến hóa và chọn giống?
giống nhau:
-Đều là biến dị di truyền, qua giao tử đi vào hợp tử để di truyền qua các thế hệ
-Cả hai đều thuộc biến dị vô hướng có thể có lợi, có hại hay trung tính
-Có thể xuất hiện những biến dị mới chưa có ở bố , mẹ hoặc tổ tiên
-Đều là những biến dị có liên quan đến biến đổi vật chất di truyền
* Khác nhau:
Biến dị tổ hợp
Đột biến
Nguyên nhân: Xuất hiện nhờ qua trình giao phối
NN: Do các tác nhân vật lí, hóa học của môi trường ngoài hay do rối loạn quá trình sinh lí trong cơ thể
-Cơ chế: Phát sinh do cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử đực và cái trong quá trình thụ tinh
-Cơ chế: Phát sinh do rối loạn quá trình phân bào hoặc rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN, NST đã làm thay đổi số lượng, cấu trúc vật chất di truyền ( Đột biến NST, đột biến gen)
-Tính chất biểu hiện: Xuất hiện dựa trên cơ sở tổ hợp lại các gen vốn có ở bố, mẹ, tổ tiên, vì thế có thể làm xuất hiện các tính trạng đã có hoặc chưa có ở thế hệ trước.
+Có thể dự đoán được quy mô xuất hiện, tần số xuật hiện nếu biết trước được kiểu di truyền của bố, mẹ
-T/c biểu hiện: Biến dị đột biến xuất hiện một cách đột ngột, ngẫu nhiên,cá biệt, không định hướng. Phần lớn là có hại
+Không thể chủ động xác định trước khả năng xuất hiện ở đời con với loại đột biến và tần số đột biến là bao nhiêu
* Vai trò:
-Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu biến dị di truyền thứ cấp cuang cấp cho tiến hóa . Nhờ các biến dị này mà trải qua lịch sử lâu dài từ một vài loài ban đầu có thể tạo ra nhiều loài mới.
	Trong chọn giống dựa trên cơ chế xuất hiện biến dị tổ hợp đề xuất các phương pháp lai giống nhằm nhanh chóng tạo ra các giống có giá trị.
-Biến dị đột biến là nguồn cung cấp nguyên liệu biến dị di truyền sơ cấp cho tiến hóa. Đặc biệt đột biến gen là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu.
	Trong chọn giống dựa trên cơ chế xuất hiện, giá trị của các loại đột biến, người ta đã xây dựng phương pháp gây đột biến nhân tạo nhằm nhanh chóng tạo ra những đột biến có giá trị,góp phần tạo ra giống cây trồng và vi sinh vật có năng suất, phẩm chất cao, thích nghi tốt.
*Cơ thể đa bội khác với cơ thể lưỡng bội như thế nào? ứng dụng các PP gây đa bội trong chọn giống?
TL:
a. 
Cơ thể đa bội
Cơ thể lưỡng bội
-Bộ NST tăng lên một số nguyên lần bộ NST đơn bội ( > 2n)
-Bộ NST là 2n
Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên NST có số lượng alen tăng theo mức tăng bội
- Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên NST gồm 2 alen thuộc 2 nguồn gốc
TB có KT lơn
Tb có KT bt
Các cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản có KT lớn
Các cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản có KT BT
Thời gian sinh trưởng và phát triển kéo dài
Thời gian sinh trưởng và phát triển BT
Chịu dung tốt với ĐK bất lợi
Sức chống chịu với các Đk bất lợi của MT kém hơn
Tính bất thụ cao, kể cả dạng đa bội chẵn
-Tính bất thụ thấp, khả năng kết hạt cao
-Hàm lượng các chất dd tích lũy được nhiều
- Hàm lượng các chất dd tích lũy được ít hơn
- Trao đổi chât mạnh
Trao đổi chất bt
b.ứng dụng của pp gây đa bội trong chọn giống
- Tạo ra các giống cây đa bội có giá trị: Cây ăn quả, cây lấy hạt, cây lấy lá, cây lấy củ. Có năng suất, phẩm chất cao, thích nghi tốt với đk bất lợi của môi trường (VD)
- Khắc phục hiện tượng bật thụ của cớ thể lai xa, đem lai xa trở htành một pp đặc thù trong chọn giốn cây trồng.
VD: Khi lai giữa củ cải và cải bắp tạo được dạng lai có 18 NST . nhưng do các NST của củ cải và cải bắp trong cớ thể lai không xếp được thành cặp tương đồng, quá trình giảm phân rối loạn, cơ thể không tạo được giao tử hoặc giao tử tạo ra không có sức sống. Sử dụng pp gây đa bội bằng tác động của hóa chất consixin sẽ làm tăng gấp bội bộ NST của loài bố va loài mẹ tạo điều kiện cho chúng xếp được thành cặp, quá trình giảm phân xảy ra bt, cơ thể lai trở nên hữu thụ.
Phân biệt bộ NST 2n và n
Bộ NST 2n
Bộ NST n
- NST tồn tại thành từng cặp, mỗi cặp NST gồm 2 NST đơn có 2 nguồn gốc khác nhau 
-Gen trên các cặp NST tồn tại thành từng cặp alen.
-Tồn tại trong têa bào sinh dưỡng và mô tb sinh dục nguyên thủy
-NST tồn tại thành tong chiếc và chỉ xuất phát từ 1 nguồn gốc
-Gen tồn tại thành tong chiếc alen, có nguồn gốc xuất phát hoặc từ bố hoặc từ mẹ.
-Tồn tại trong TB giao tử đự hay giao tử cái do kết quả của quá trình giảm phân
* Thế nào là NST kép? cặp NST tương đồng ? Phân biệt cặp NST tương đồng và NST kép?
- NST kộp: gồm 2 Crụmatit giống hệt nhau và dớnh nhau ở tõm động, / hoặc cú nguồn gốc từ bố hoặc cú nguồn gốc từ mẹ.
- Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hỡnh dạng và kớch thước, / 1 chiếc cú nguồn gốc từ bố, 1 chiếc cú nguồn gốc từ mẹ.
Sự khỏc nhau:
NST kộp
Cặp NST tương đồng
0.25 - Chỉ là 1 NST gồm 2 crụmatit dớnh nhau ở tõm động
0.25 - Gồm 2 NST đồng dạng
0.25 - Chỉ 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ
0.25 - Cú 2 nguồn gục: 1 từ bố, 1 từ mẹ
0.25 - 2 crụmatit hoạt động như 1 thể thống nhất
0.25 - 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau
*Tính chất biểu hiện của đột biến gen? Vai trò của đột biến gen đối với tiến hóa và chọn giống?
TL: a. tính chất biểu hiện của đột biến gen:
	-Đột biến gen khi đã phát sinh có thể được tái bản để truyền lại cho thế hệ sau.
	-Nếu đột biến phát sinh trong giảm phân ở giao tử, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. Nếu là đột biến trội sẽ biểu hiện ở cá thể mang đột biến. Nếu là đột biến lặn sẽ tồn tại trong hợp tử ở dạng dị hợp tử, không được biểu hiện ở thế hệ đầu. Nhờ cơ chế nhân đổi cảu gen đột biến lặn qua các thế hệ giao phối , đột biến lặn sẽ được lan tràn trong quần thể, có dịp gặp gớ nhau trong giao phối tổ hợp lại thành dạng đồng hợp tử, lúc đó KH đột biến lặn mới xuất hiện.
	- Nếu đột biến xay ra ở làn nguyên phân lần đàu tiên của hợp tử trong giai đoạn 2-8 tb( đột biến tiền phôi) , nó có khả năng tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể và truyền lại cho thế hệ sau qua sinh ản hữu tính.
Như vậy, có thể nói đột biến trong cấu trúc gen đòi hỏi một số đk mới được biểu hiện
-Nếu tính trên từng gen riêng rẽ tần số đột biến rất thấp (10-6 – 10-4), nhưng do sl gen của loài rất lớn , vì vậy tần ssó đột biến tổng cộng nói chung rất cao, thậm chí có thể đạt tới giá trị bão hòa.
Đột biến gen có tính thuận nghịch, nhưng nói chung chủ yếu là đột biến lặn, có hại cho cơ thể vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong KG, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường đã được hình thành qua CLTN lâu đời.
-Thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó khi mà môi trường thay đổi. Giá trị thích nghi của đột biến coa thể thay đổi tùy tổ hợp gen.
b. Vai trò của đột biến gen
*Đối với tiến hóa
Đột biến gen la nguồn nguyên liaạu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì so với đột biến NST thì chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức ssóng và sinh sản của cớ thể.
* Đối với chọn giống
-Tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống cây trồng và VSV
- Xây dựng các pp gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí, hóa học để tạo nên các đột biến có giá trị cao trong sản xuất.
*Tại sao nói đột biến gen thường có hại , ít có lợi, tần số thấp nhưng lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu của CLTN?
-Phần lớn đột biến gen trong tự nhiên là có hại cho cơ thể vì chúng phá vớ mqh hài hòa trong KG, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường đã được hình thành qua CLTN lâu đời.Trong môi trường quen thuộc , đa số đột biến thường tỏ ra có sức sống kém hoặc kém thích nghi so với dạng gôc. Đặt vào đk mới , nó có thể tỏ ra thích nghi hơn, có sức ssóng cao hơn. V trong MT không có ĐT thì dạng ruồi mang đột biến khang DDt sinh trưởng chậm hơn dạng ruồi BT nhưng khi phun thuốc DDT thì dạng đột biến này lại có lợi cho ruồi.
-Tuy đột biến thường có hại nh phần lớn đột biến là đột biến lặn, xuất hiện ở một giao tử nào đó, alen lặn sẽ đi vào hợp tử và tồn tại bên cạnh alen trội tương ứng ở thể dị hợp do đó không biểu hiện thành KH. Trải qua nhiều thế hệ giao phối các alen lặn được nhân lên, có điièu kiện gặp gỡ nhau trong giao phối các alen lặn được tổ hợp lại và biểu hiện thành KH. Giá trị thích ứng của một đột biến có thể thay đôit tùy tổ hợp gen. Một đột biến nằm trong tổ hợp này là có hại nhưng tồn tại trong tổ hợp gen khác lại trở nên có lợi. Vì vậy có thể nói tính lợi, hại của đột biến gen chỉ là tương đối.
-Nhờ quá trinhg giao phối các đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra vố số biến dị tổ hợp. Có thể nói đột biến là nhuồn nguyên liệu sơ cấp ,còn BDTH là nguồn nguyên liệu thứ cấp của CLTN , cả hai BD đó tạo nên vốn gen của quần thể. Sự tiến hóa không chỉ sử dụng các đột biến mới xuất hiện mà còn huy động kho dự trữ các gen đột biến đã phát sinh từ lâu nhưng tiềm ẩn trong trạng thái dị hợp.
1. Tại sao nói Men đen- là người đặt nền móng cho di truyền học:?
G. Men đen (1822- 1884) Là người đầu tiên đã đề xuất phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu, ông đã chọn cây đậu Hà lan vào các TN nghiên cứu của mình, chúng có 3 đặc điểm chính thuận lợi cơ bản sau:
- Thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn
-Có nhiều tính trạng đối lập và đơn gen
- Có khả năng tự thụ phấn cao đọ, do vậy tranh được sự tạp giao trong lai giống, nhờ đó đảm bảo được độ thuần nhất của phép lai.
Trên cơ sở chon được đối tượng nhgiên cứu, Men đen đã đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai gồm 4 nội dung cơ bản:
-Trước khi thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu, ta phải lai tạo được các dòng thuần chủng . Việc làm này được thực hiện bằng cách cho các cây chọn làm bố ,mẹ tự thụ phấn với nhau lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi đời con cháu không còn phân li tính trạng nữa, ta được dòng thuần chủng.
- Sau khi tạo được dòng thuần chủng, Men đen đã đem lai các cặp bố, mẹ khác nhau về tong cặp tính trạng hoặc nhiều cặp tính trạng, rồi tiếp tục phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng ở thế hệ F1 và F 2 , trên cơ sở đó đề xuất được quy luật tính trộ ở F1 và quy luật phân tính ở F2 . Sau khi phân tích sự di truyền riêng rẽ ở mối tính trạng, Men đen đã xem xét sự di truyền cùng một lúc nhiều tính trạng với nhau . Ông nhận thấy sự phân li này rất phức tạp , nhưng đó vẫn là kết quả sự tổ hợp ngẫu nhiên của nhiều tính trạng riêng rẽ, tren cơ sở này đã giúp ông nhanh chóng phát hiện ra quy luật di truyền phân li độc lập.
-Sử dụng phép lai phân tích vào các mục đích cơ bản sau:
+ Phân tích KQ lai giống ở đời F2 , từ sự phân tích này làm cơ sở cho Men đen đề xuất giả thuyết nhân tố di truyền và giao tử thuần khiết để giải thích cơ chế di truyền của các tính trạng. Hai giả thuyết khoa học này về sau đã được sinh học hiện đại xác nhận là hoàn toàn đúng đắn.
+ Để kiểm tra độ thuần chủng của các cặp bố mẹ trược khi thực hiện các thí nghiệm lai.
- Sử dụng toán thống kê vào việc sử lí, tính toán các sốliệu, dựa trên cớ sở đó mà đề xuất các quy luật di truyền.
	Men đen đã làm thí nghiệm trên nhiều đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đối tượng đậu Hà lan: ông đã trồng 37.000 cây, tiến hành lai 7 cặp tính trạng trên 22 giống đâu Hà lan, trong 8 năm liền , phân tích trên một vạn cây lai với khoảng 300.000 hạt, trên cơ sở đó đã đề xuất các quy luật di truyền hết sức cơ bản của các hiện tượng di truyền từ đó đặt nền móng cho sinh học hiện đại ra đời.
2/ Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen
Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của tong cặp tính trạng đó trên con cháu của tong cặp bố mẹ
Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
3/ Quan niệm của Men đen về nhân tố DT và giao tử thuần khiết:
Để giải thích các TN của mình Men đen đã đề xuất giả thiết:
-Nhân tố dt: Các nhân tố DT đã xác định các tính trạng, mỗi tính trạng được chi phối bởi một cặp nhân tố DT tương ứng. Nhân tố DT trội xác định tính trạng trội ( được KH bởi một chữ cái in hoa bất kì), nhân tố DT lặn xác định tính trạng lặn ( được KH bởi một chữ cái thường bất kì tương ứng)
	Trong TB sinh dưỡng nhân tố DT tồn tại thành tong cặp, gọi là cặp nhân tố DT tương ứng.
Giao tử thuần khiết: Mỗi cặp nhân tố DT khi bước vào quá trình giảm phân thì mỗi nhân tố DT trong cặp nhân tố DT đó chỉ đi về một giao tử và chỉ một mà thôi.
Như vậy trong giao tử, các nhân tố DT trong tong cặp tương ứng giảm đi một nửa. Nhờ đó mà khi phối hợp lại trong thụ tinh, cặp nhân tố DT được phục hồi và trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện.
III/ Một số câu hỏi liên quan:
Giao tử thuần khiết và nhân tố DT trong quan niệm của Men đen đã được sinh học hiện đại xác nhận như thế nào? (lt và bt sinh học 9- 128)
- Giả thuyết về giao tử thuần khiết của Men đen đã được sinh học hiện đại xác nhận qua cơ chế giảm phân tạo giao tử
-Nhân tố di truyền theo quan niệm của Men đen chính là gen, gen nằm trên NST thành cặp tương ứng, mỗi gen gồm 2 alen tồn tại ở một locut trên NST.
Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ cho hiện tượng di truyền độc lập về hai cặp tính trạng của Men đen như thế nào? (LT và BT sinh học 9 - 22)
Sinh học hiện đại đã nhận thấy rằng nhân tố di truyền mà Men đen đã nhắc đến trong TN của mình đó chính là gen. Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên một cặp NST tương đồng.
Vì vậy để chứng minh cho nhận thức đúng đắn của Men đen , sinh học hiện đại đã gắn mỗi cặp nhân tố di truyền lên một cặp NST để nhận thấy được sự phân li và tổ hợp của các NST gắn liền với sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền.
Bản chất của sự di truyền độc lâpi chính là do sự phân li, tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và thụ tinh
Tại sao hiện tượng phân li các nhân tố DT theo quan niệm của Men đen lại liên quan đến sự phân li của các NST trong GP? Giải thích? ( sách Câu hỏi và BT di truyền-nxb Đh quốc gia TPHCM-104)
Để giải thích bản chất của sự di truyền các tính trạng Men đen đã giả định nhân tố DT xác đihnj các tính trạng. Mỗi nhân tố DT có 2 thành viên, một thành viên có nguồn gốc từ bố và một thành viên có nguồn gốc từ mẹ. Thành viên trội xác định tính trạng trội, thành viên lặn xác định tính trạng lặn. Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi thành viên trong từng cặp nhân tố DT chỉ đi về một giao tử và chỉ một mà thôi. Điều này giải thích bằng giả thiết giao tử thuần khiết. Nhờ cơ chế này mà trong mỗi giao tử các thành viên trong từng cặp nhân tố DT được phục hồi, tính trạng được biểu hiện. Về sau để giải thích cho nhận thức của Men đen , sinh học hiện đại nhận thấy: nhân tố DT chính là gen, mà gen tồn tại trên NST, nhân tố DT cũng tồn tại thành cặp tương ứng trên NST. Sự phân li của NST đơn trong cặp tương đồng đã dẫn tới sự phân li của các nhân tố DT. Mỗi giao tử lúc này chỉ chứa bộ NST đơn bội, Nhân tố DT trong mỗi cặp NST giảm đi một nửa, sự thụ tinh đã khôi phục bộ NST lưỡng bội, nhân tố DT lại tồn tại thành cặp tương ứng, tính trạng lại được biểu hiện ở đời con tuân theo quy luật nhất đinh. Có thể thấy điều đó qua cơ sở tb học của sự di truyền một và 2 cặp tính trạng của Men đen ( Viết 2 sơ đồ về cơ sở tb học của 2 hiện tượng DT)
4. Những cống hiến cơ bản của Men đen? Sinh học hiện đai đã bổ sung những hạn chế của men đen như thế nào? ( sách câu hỏi & BT dt - 122)
	A, Những cống hiến cơ bản của Men đen:
- Đề xuất phương pháp luận trong nghiên cứu hiện tượng DT gồm 2 vấn đề cơ bản:
	+ Chọn đối tượng nghiên cứu có 3 đặc điểm ưu việt cơ bản:
Thời gian sinh trưởng phát triển ngắn
Là cây tự thụ phấn cao độ
Có nhiều tính trạng đối lập, trội lấn át hoàn toàn lăn
	+Đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai gồm các nội dung cơ bản:
Tạo giống thuần chủng trước khi thực hiện các phép lai để phát hiện ra các quy luật dt
Lai và phân tích KQ lai của từng cặp tính trạng trên cơ sở đó tìm quy luật di truyề

File đính kèm:

  • docmot so kt on thi sinh 9.doc
Đề thi liên quan