Sinh học - Di truyền học người

doc7 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh học - Di truyền học người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
1. Những khó khăn trong việc nghiên cứu di truyền ở người là
A. người sinh sản chậm và đẻ ít con. 
B. các quan niệm xã hội về đạo đức. 
C. bộ nhiễm sắc thể người có số lượng lớn, kích thước nhỏ và ít sai khác nhau về hình dạng, kích thước. 
	D. cả A, B, C đều đúng. 
2. Khó khăn nào sau đây là chủ yếu khi nghiên cứu về di truyền học ở người
 A. yếu tố xã hội. 	B.bộNSTcó số lượng lớn (2n=46).
 C. sinh sản chậm, ít con. 	D. cả 3 câu A, B và C.
3. Tại sao không thể sử dụng tất cả các phương pháp nghiên cứu di truyền ở động vật cho người ?
 A. Không thể gây đột biến bằng các tác nhân lý hóa.
 B. Vì ở người sinh sản ít và chậm (đời sống một thế hệ kéo dài).
 C. Vì lý do xã hội (phong tục, tôn giáo).
 D. Tất cả các nguyên nhân trên.
4. Phương pháp KHÔNG được áp dụng trong nghiên cứu di truyền ở người là
A. phương pháp nghiên cứu tế bào.	B. phương pháp nghiên cứu phả hệ.	
C. phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.	D. phương pháp lai phân tích.
5. Trong nghiên cứu di truyền người, việc xây dựng phả hệ phải được thực hiện ít nhất qua mấy thế hệ 
 A. hai thế hệ. 	B. ba thế hệ. 	
 C. bốn thế hệ. 	D. năm thế hệ. 
6. Khi nghiên cứu phả hệ ở người có thể xác định được tính trạng đó
 A. do một gen hay nhiều gen chi phối.
 B. trội hay lặn.
 C gen qđ tính trạng có liên kết với giới tính hay không. 
 D. cả 3 câu A, B và C.
7. Phương pháp nghiên cứu phả hệ xác định
A. tóc quăn trội hơn tóc thẳng.	
B. bệnh bạch tạng liên kết với giới tính.
C. hội chứng Đao do dư 1 NST 21.	D. cả 2 câu A, B.
8. Một số tính trạng trội ở người như
 A. da đen, tóc quăn, lông mi ngắn, mũi thẳng.	
 B. da trắng, tóc thẳng, môi dày, mũi thẳng.
 C. da đen, tóc quăn, môi dày, lông mi dài, mũi cong. 
 D. da trắng, lông mi dài, mũi thẳng.
9. Tính trạng nào ở người sau đây là tính trạng lặn 
 A. môi dày. 	B. mũi cong. 	
 C. lông mi ngắn. 	D. câu A, B, C.
10. Bệnh, tật nào sau đây ở người do đột biến gen phát sinh ? 
 A. bạch tạng. 	B. ung thư máu. 
 C. ngón tay trỏ dài hơn ngón giữa.	D. sứt môi. 
11. Tật xuất hiện ở người do gen đột biến lặn là
 A. tay có 6 ngón. 	D. xương chi ngắn. C. câm điếc bẩm sinh. 	B. ngón tay ngắn. 
22. Một số bệnh tật ở người có liên kết giới tính là
A. máu khó đông, mù màu, dính ngón tay 2 và 3.	B. điếc di truyền, dính ngón tay 2 và 3.
C. máu khó đông, hội chứng Đao, bạch tạng.	
D. mù màu, câm điếc bẩm sinh, bạch tạng.
23. Bệnh ở người có liên quan đến giới tính
A. bệnh máu khó đông, mùa màu đỏ và màu lục.	B. bệnh bạch tạng.	
C. bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.	D. bệnh Đao.
24. Ở người Tính trạng được chi phối bởi hiện tượng di truyền thẳng là
 A. bệnh có túm lông . B.bệnh teo cơ 
 C. bệnh máu khó đông . D.bệnh bạch tạng 
25. Bệnh do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y qui định là 
 A. dính ngón tay thứ 2 và thứ 3. 	D. teo cơ. 	
 C. mù màu. 	B. tay có 6 ngón. 
26. Di truyền chéo xảy ra khi tính trạng được qui định bởi A. gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X.	
B. gen trội nằm trên nhiễm sắc thể Y.
C. gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X.	D. gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể Y.
27. Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%? A. XmXm × X mY. 	B. X MXm × Xm Y. 
C. Xm Xm x XM Y. 	D. XM XM x XM Y. 
28. Sự kết hôn giữa người nữ bình thường mang gen mù màu và người nam bình thường thì con của họ sinh ra sẽ có kết quả là
 A. tất cả con gái họ bình thưòng.
 B. tất cả con trai họ bình thường.
 C. con họ có tỉ lệ : 3 gái bình thường : 1 nam mù màu. 
 D. tất cả con họ bình thường.	 
29. Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên là bệnh 
 A. Đao. 	B. máu khó đông. 	
 C. hồng cầu hình liềm. 	D. tiểu đường. 
30. Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn qui định nằm trên nhiễm sắc thể nào? 
 A. NST thứ 21. 	B. NST thứ 23. 	
 C. NST giới tính Y. 	D. NST giới tính X. 
31. Bệnh (tật) thường tìm gặp ở nam, ít thấy ở nữ là
A. tật dính ngón tay thứ 2 và 3; bệnh mù màu.	B. bệnh máu khó đông; bệnh bạch tạng.
C. bệnh bạch tạng; bệnh máu khó đông. 	
D. bệnh mù màu; bệnh máu khó đông.
32. Ở người, bệnh mù màu (đỏ, lục) là do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai mù màu của họ đã nhận Xm từ 
 A. bà nội. 	 B. bố. 	C. ông nội. 	D. mẹ. 
42. Ở người, bệnh máu khó đông (Xm), máu đông bình thường (XM). Bố mẹ sinh được các con, có con gái và con trai bình thường, có con gái, con trai mù màu. Kiểu gen của bố và mẹ là
 A. XMY, XMXm.	B. XMY, XmXm.
 C. XmY, XMXm.	D. XmY, XMXM.
43. Ở người, bệnh máu khó đông (Xm), máu đông bình thường (XM). Bố mẹ đều có kiểu hình nhìn màu bình thường, sinh được con gái nhìn màu bình thường và con trai mù màu. Đứa con gái lớn lên lấy chồng không bị bệnh mù màu thì xác suất để xuất hiện đứa trẻ bị mù màu ở thế hệ tiếp theo là
 A. 3,125%. 	 B. 6,25%.	C. 12,5%. 	D. 25%. 
44. Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Gen A qui định máu đông bình thường. Phép lai tạo ra tất cả các con gái đều bình thường và tất cả con trai đều bệnh máu khó đông là
A. XaXa (bệnh) x XaY (bệnh). 	
B. XAXA (bình thường) x XaY (bệnh). 
C. XaXa (bệnh) x XaY (bệnh).
D. XaXa (bệnh) x XAY (bình thường).
45. Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Gen A qui định máu đông bình thường. Kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ là trường hợp nào sau đây để tất cả con trai và con gái đều có kiểu hình máu đông bình thường ? 
A. XAXa (bình thường) x XaY (bệnh).
B. XAXa (bình thường) x XAY (bình thường). 
C. XaXa (bệnh) x XAY (bình thường). 	D. XAXA (bình thường) x XaY (bệnh). 
46. Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Gen A qui định máu đông bình thường. Tỉ lệ kiểu hình ở con sẽ như thế nào nếu mẹ có mang gen lặn, kiểu hình của mẹ bình thường còn bố bị máu khó đông ? 
A. 1 con trai bình thường : 1 con trai bệnh : 1 con gái bình thường : 1 con gái bệnh. 
B. tất cả con trai và con gái đều bệnh. 
C. 50% con gái bình thường : 50% con trai bệnh. 
D. 2 con trai bình thường : 2 con gái bệnh. 
47. Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Gen A qui định máu đông bình thường. Mẹ mang kiểu gen dị hợp, bố có kiểu hình bình thường. Kiểu hình ở con lai là 	A. 75% bị bệnh : 25% bình thường.
B. 75% bình thường : 25% bị bệnh. 
C. 100% bình thường. 	D. 50% bị bệnh : 50% bình thường. 
48. Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Gen A qui định máu đông bình thường. Các kiểu gen đầy đủ biểu hiện máu đông bình thường là
 A. XAXA, XAXa, XAY, XaY.	
 B. XAXA, XAXa, XAY.
 C. XAXA,XAY.	D. XAXa, XAY, XaY.
55. Hai trẻ đồng sinh khác trứng có thể có đặc điểm 
A. luôn khác nhau về nhóm máu, giới tính. 	B. khác nhóm máu, nhưng cùng giới tính. 
C. cùng hoặc khác nhau về nhóm máu, giới tính. 	D. cùng nhóm máu, nhưng khác giới tính. 
56. Việc so sánh các trẻ đồng sinh khác trứng có cùng môi trường sống, có tác dụng
 A. giúp các trẻ phát triển tâm lí phù hợp với nhau.
 B. tạo cơ sở để qua đó bồi dưỡng cho thể chất các trẻ bình thường.
 C. phát hiện các bệnh lý di truyền của các trẻ để có biện pháp điều trị.
 D. xác định vai trò của di truyền trong sự phát triển các tính trạng.
57. Việc nghiên cứu, so sánh các trẻ đồng sinh cùng trứng trong môi trường giống nhau và trong môi trường khác nhau có tác dụng chủ yếu 
 A. phát hiện và đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ. 
 B. phát hiện và hỗ trợ cho phát triển tâm lí của trẻ.
 C. cho phép phát hiện ảnh hưởng của môi trường đối với kiểu gen đồng nhất.
 D. cả A, B, C đúng. 
58. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng nhằm mục đích xác định tác động của môi trường 
 A. đối với các kiểu gen khác nhau. 	
 B. lên sự hình thành tính trạng. 
 C. đối với các kiểu gen giống nhau. 	
 D. đối với một kiểu gen. 
59. Khi nghiên cứu di truyền một phả hệ của 1 gia đình, biết bố bị bệnh (N), mẹ bình thường, họ sinh được hai người con, con gái cả bình thường, con trai thứ hai bị bệnh (N). Biết rằng tính trạng nghiên cứu do 1 gen quy định. Kết luận nào sau đây KHÔNG đúng ?
 A. chưa xác định rõ bệnh N do gen trội hay gen lặn quy định. 
 B. có thể bệnh N được di truyền thẳng. 
 C. có thể bệnh N do gen trội liên kết với NST giới tính X, không có alen trên NST giới tính Y. 
 D. có thể bệnh N do gen lặn nằm trên NST thường hoặc do gen lặn liên kết với NST giới tính X quy định. 
60. Để nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến kiểu gen đồng nhất, người ta dùng phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng. Kết quả nào sau đây rút ra từ phương pháp trên ?
 A. Bệnh mù màu đỏ - lục, bệnh máu khó đông di truyền liên kết với giới tính.
 B. Tính tình, tuổi thọ phụ thuộc nhiều vào ngoại cảnh.
 C. Các tính trạng mắt nâu, bệnh động kinh, tật thừa ngón là các tính trạng trội.
 D. mắt xanh, bệnh bạch tạng là các tính trạng lặn.
61. Phương pháp nào giúp xác định hệ số di truyền của một số tính trạng ở người ? 
A. phương pháp nghiên cứu phả hệ. 	
B. phương pháp xét nghiệm lâm sàng. 
C. phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. 	D. phương pháp nghiên cứu tế bào học. 
68. Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào nhau thai bong ra trong nước ối của phụ nữ mang thai 15 tuần người ta có thể phát hiện điều gì ?
A. Con mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.	B. Đứa trẻ mắc hội chứng Đao.
C. Mẹ bị mù màu, con bị bệnh máu khó đông.	D. Mẹ mắc hội chứng tam nhiễm X.
69. Phát biểu nào sau đây không đúng về người đồng sinh ? 
 A. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn người đồng sinh cùng trứng. 
 B. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu hiện các năng khiếu.
 C. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu. 
 D. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường 
70. Ở người, thừa 1 nhiễm sắc thể ở một trong các đôi 16 – 18 gây bệnh, tật nào sau đây ? 
A. Thân ốm, tay chân dài quá khổ. 	
B. Bạch cầu ác tính. 
C. Ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé. 	D. Si đần, teo cơ, vô sinh. 	
71. Tật sứt môi, thừa ngón, chết yểu ở người do dạng đột biến nào sau đây ? 
A. Dị bội 3 nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể 13 – 15. 	B. Mất đoạn nhiễm sắc thể số 21. 	
C. Dị bội 1 nhiễm ở cặp giới tính. 	D. Dị bội 3 nhiễm ở cặp số 21. 
72. Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Claiphentơ ở người ? 
 A. Nghiên cứu di truyền phân tử. 	
 B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
 C. Nghiên cứu di truyền tế bào.	
 D. Phân tích giao tử. 
73. Phương pháp nghiên cứu di truyền nào giúp phát hiện nguyên nhân của hội chứng Đao ở người ? 
 A. Nghiên cứu phả hệ. 
 B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
 C. Nghiên cứu di truyền học tư vấn. 	
 D. Nghiên cứu tế bào. 	
74. Ở người, các hội chứng do đột biến dị bội trên cặp 
NST giới tính được phát hiện nhờ phương pháp nào ? 
A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng. 
B. Nghiên cứu phả hệ. 
C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh khác trứng. 
D. Nghiên cứu tế bào. 
75. Hội chứng Tơcnơ ở người có thể xác định bằng phương pháp
 A. nghiên cứu di truyền tế bào.	
 B. nghiên cứu trẻ đồng sinh.
 C. nghiên cứu di truyền phân tử.	
 D. phân tích giao tử.
Câu 84:Ở người gen trội T quy định thuận tay phải, gen lặn t quy định thuận tay trái. Một người thuận tay phải TT thì:
Có thể sinh con thuận tay trái nếu kết hôn với người mang kiểu gen Tt.
Có thể sinh con thuận tay trái nếu kết hôn với người mang kiểu gen tt.
Có thể sinh con thuận tay trái nếu kết hôn với người mang kiểu gen TT
Không thể sinh con thuận tay trái.
Câu 85:Ở người gen trội T quy định thuận tay phải, gen lặn t quy định thuận tay trái. Bố mẹ đều thuận tay phải sinh đứa con thuận tay trái . Kiểu gen của bố và mẹ như thế nào?
 A. Đều có kiểu gen TT.	
 B. Một người mang kiểu gen Tt và một người mang kiểu gen tt.
 C. Đều có kiểu gen Tt.	
 D. Một người mang kiểu gen tt và một người mang kiểu gen TT.
Câu 86:Ở người gen trội T quy định thuận tay phải, gen lặn t quy định thuận tay trái. Mẹ thuận tay trái, bố thuận tay phải, sinh 1 đứa con thuận tay phải. Kiểu gen của bố và mẹ là:
	A. Mẹ mang kiểu gen tt, bố kiểu gen TT.	B. Mẹ kiểu gen tt, bố mang kiểu gen Tt.
	C. Mẹ mang kiểu gen tt, bố kiểu gen TThoặc Tt.	D. Mẹ mang kiểu gen Tt , bố mang tt.
Câu 87:Ở người gen trội T quy định thuận tay phải, gen lặn t quy định thuận tay trái. Người phụ nữ mang kiểu gen dị hợp Tt lấy chồng thuận tay phải. Xác xuất để người phụ nữ này sinh ra đứa con thuận tay trái là:
 A. 12,5%.	 B. 25%.	 C. 50%.	 D. 75%.
Câu 88: Bệnh máu khó đông ở người là bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Bệnh này có đặc điểm gì sau đây?
 A. Di truyền thẳng.	 B. Bệnh thường có ở nam.
 C.Bệnh không xảy ra ở nữ.	 D.Cả A, B, C.
Câu 89: Trường hợp nào sau đây không sinh được con mang máu O?
	A. P: IAIo x Io Io .	 B. IAIo x IBIo .	C. IA IB x IB IO. 	 D. Io Io x IB IO
Câu 90: Cặp bố , mẹ nào sau đây có thể sinh con máu AB là:
 A. P: IAIB x Io Io .	 B. IAIo x IA IA	 
 C. IBIB x IB IO. 	 D. IAIo x IB IO
Câu 91: Trường hợp nào sau đây có thể sinh các đứa con mang 4 nhóm máu khác nhau?
	A . P: IAIo x IO IO .	 B. IAIA x IBIO .
 C. IA IB x IOIO 	 D. IAIO x IBIB
Câu 92: Mẹ có máu A sinh con máu O, nhóm máu của bố có thể là trường hợp nào sau đây?
 A. Máu AB.	 
 B. Máu A đồng hợp.
 C. Máu B đồng hợp. 
 D. Máu A dị hợp hoặc máu B dị hợp.
12. Ở người, một số đột biến trội gây nên 
A. bạch tạng, máu khó đông, câm điếc. 	
B. máu khó đông, mù màu, bạch tạng. 
C. mù màu, bạch tạng, hồng cầu hình liềm. 	D. tay 6 ngón, ngón tay ngắn. 
13. Sự di truyền về tính trạng màu da ở người được nghiên cứu dựa trên phương pháp 
 A. nghiên cứu tế bào. 	
 B. nghiên cứu phả hệ. 
 C. nghiên cứu trẻ đồng sinh. 	
 D. nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên kiểu gen. 
14. Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào là một phương pháp nghiên cứu di truyền ở người ? 
 A. Gây đột biến nhân tạo. D. Theo dõi thường biến.
 C. Quan sát giao tử. 	 B.Nghiêncứu trẻ đồng sinh. 
15. Hiện nay, người ta đã xác định được đặc điểm di truyền của một số tính trạng (tính trội, tính lặn, tính trạng liên kết giới tính, tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể thường), các kết quả trên chủ yếu nhờ phương pháp nghiên cứu nào sau đây ? 
 A. Nghiên cứu di truyền phân tử B.Nghiên cứu phả hệ.
 C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. D.Nghiên cứu tế bào. 
16. Bệnh nào sau đây di truyền KHÔNG liên kết với giới tính A. mù màu. 	B. máu khó đông. 	 C. bạch tạng. 	D. câu A, B, C.
17. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Bố và mẹ có kiểu hình bình thường sinh ra đứa con bị bạch tạng. Đặc điểm về kiểu gen của bố mẹ là trường hợp nào sau đây ? 
A. Một người đồng hợp lặn, một người dị hợp.
C. Một người dị hợp, một người đồng hợp trội. B. Đều là thể dị hợp. D. Đều là thể đồng hợp.
18. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Bố và mẹ có kiểu hình bình thường sinh ra đứa con bị bạch tạng. Nếu bố mẹ muốn sinh thêm đứa con thì xác suất để đứa trẻ sau bị bạch tạng là bao nhiêu? 
 A. 6,25%. B.37,5%. C.25% D. 12,5%. 
19. Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Nếu bố bị bệnh, mẹ bình thường. Khả năng sinh con bị bạch tạng là
 A. 50%.	B. 100%.	C. 25%.	D. 75%.
20. Ở người, nhóm máu được quy định bởi các alen IA, IB, IO (IA, IB là trội so với IO, IA và IB đồng trội) thì số kiểu gen và kiểu hình về nhóm máu trong quần thể người là 
A. 4 kiểu gen : 6 kiểu hình. 	B. 3 kiểu gen : 3 kiểu hình. C. 6 kiểu gen : 4 kiểu hình. 	D. 6kiểu gen : 6 kiểu hình. 
21. Một người đàn ông mang nhóm máu A và một người phụ nữ mang nhóm máu B có thể có các con với kiểu hình nào ?
 A. chỉ máu A hoặc máu B.	 B.máu AB hoặc máu O.
 C. máu A, B, AB hoặc O.	 D. máu A, B hoặc O.
33. Ở người, bệnh mù màu do gen lặn trên X, không có alen trên Y. Bố, mẹ đều bình thường, ông nội bị bệnh mù màu. Họ có con trai bị bệnh mù màu. Nguyên nhân là do 
 A. mẹ truyền gen bệnh cho con trai. 	
B.ông nội truyền gen bệnh cho bố,bố truyền cho con trai.
C. ông nội truyền gen bệnh cho cháu.	
D. bố và mẹ truyền gen bệnh cho con trai.
34. Ở người, bệnh máu khó đông (Xa), máu đông bình thường (XA). Bố và con trai đều bị máu khó đông, mẹ bình thường. Con trai bị máu khó đông đã tiếp nhận Xa từ A. mẹ. 	B. bố.	C. ông nội.	D. ông ngoại. 
35. Ở người, mẹ bình thường, bố và ông ngoại mắc bệnh máu khó đông. Kết luận nào dưới đây đúng
A. 50 % con gái có khả năng mắc bệnh. 	
B. con gái của họ không mắc bệnh. 
C. 100 % con trai mắc bệnh. 	
D. 100 % con trai hoàn toàn bình thường. 
36. Bệnh máu khó đông do gen lặn trên X, không có alen trên Y. Bố bị bệnh máu khó đông. Mẹ bình thường. Xác suất để họ có con trai bình thường là
A. 0 %.	B. 12,5 %.	C. 50%. D. 25 %.
37. Ở người, gen H quy định tính trạng máu bình thường, h quy định tính trạng máu khó đông. Một cặp vợ chồng, vợ bình thường, chồng bệnh máu khó đông nhưng sinh con trai mắc bệnh claiphentơ và bị máu khó đông. Kiểu gen của bố mẹ là gì, đột biến dị bội trong quá trình phát sinh giao tử ở bố hay mẹ ? 
A. XHXH x XhY, đột biến xảy ra ở bố. 	
B. XHXh x XhY, đột biến xảy ra ở bố. 
C. XhXh x XHY, đột biến xảy ra ở mẹ. 	
D. XHXh x XhY, đột biến xảy ra ở mẹ. 
38. Ở người, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X quy định, alen trội M quy định nhìn màu bình thường. Kiểu gen quy định nhìn màu bình thường có thể có ở người là
A. XMXM; XMY.	B. XMXm; XMY.
C. XMXM; XMXm; XMY.	D. XMXm; XmY.
39. Ở người, bệnh máu khó đông (Xa), máu đông bình thường (XA). Bố mẹ bình thường sinh được đứa con trai bị mù màu. Kiểu gen của bố và mẹ là
A. XMY, XMXM.	B. XmY, XMXm.
C. XMY, XMXM.	D. XMY, XMX
40. Ở người, bệnh máu khó đông (Xh), máu đông bình thường (XH). Sinh được đứa con gái bị bệnh bị máu khó đông. Kiểu gen của bố và mẹ là
A. XhY, XHXH.	B. XHY, XhXh.
C. XhY, XHXh.	D. XHY, XHXh.
41. Ở người, gen h qui định máu khó đông, H qui định máu đông bình thường, các gen nói trên đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Bố và mẹ không bị máu khó đông sinh được 4 người con, trong đó có người con trai bị máu khó đông, số còn lại máu đông bình thường. Con gái của họ có kiểu gen là
A. XHXH hoặc XHXh.	B. XHXH và XHXh.
C. XHXH.	D. XHXh.
49. Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Mẹ mang kiểu gen, kiểu hình nào sau đây chắc chắn sinh tất cả con trai và con gái đều bình thường mà không cần quan tâm đến kiểu gen của người cha ? 
A. Aa XBXb, kiểu hình bình thường.	
B. AA XbXb, kiểu hình chỉ bị mù màu.
C. aa XBXB, kiểu hình chỉ bị bạch tạng.	D. AA XBXB, kiểu hình bình thường.
50. Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Mẹ mang kiểu gen Aa XBXB còn bố mang kiểu gen Aa XbY. Kết quả kiểu hình ở con lai là 
A. 75% bình thường : 25% chỉ bị bạch tạng.
B. 50% bình thường : 50% chỉ bị mù màu. 
C. 50% bình thường : 50% chỉ bị bạch tạng. 	D. 75% bình thường : 25% chỉ bị mù màu. 
51. Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Phép lai nào sau đây cho tất cả con trai và con gái đều bình thường ? 
 A. Aa XBXb (bình thường) x Aa XBY (bình thường). 
 B. AA XbXb (chỉ mù màu) x aa XbY (bị 2 bệnh). 
 C. aa XBXB (chỉ bạch tạng) x AA XbY (chỉ mù màu). 
 D. aa XbXb (bị 2 bệnh) x AA XbY (chỉ mù màu).
52. Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Đặc điểm của kiểu gen Aa XBXb
 A. chỉ biểu hiện bệnh mù màu. 
B tạo các loại gtử có tỉ lệ không ngang nhau nếu xảy ra hoán vị gen. 
C. trong giảm phân tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. 
D. chỉ biểu hiện bệnh bạch tạng. 
53. Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình ở người nữ chỉ bị mù màu ? 
A.aa XBXB,Aa XBXB,AA XBXb. B.Aa XbXb, aa XbXb.
C. Aa XBXb, aa XBXb.	 D.AAXbXb,AaXbXb.
54. Nhờ phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh, người ta đã xác định được
 A. các đột biến gen trội.
 B. các đột biến gen lặn.
 C. tính trạng di truyền và tính trạng không di truyền. 
 D. tính trạng nằm trên NST thường hay NST giới tính.
62. Một nam thanh niên bệnh mù màu có một em trai sinh đôi bình thường cùng nhóm máu. Cặp sinh đôi này là cùng trứng hay khác trứng, vì sao ? 
 A. Bệnh mù màu do gen qui định, cặp sinh đôi có 1 người bình thường và 1 người mắc bệnh, chứng tỏ họ khác nhau về kiểu gen nên cặp sinh đôi này là khác trứng. 
 B. Cặp sinh đôi trên có cùng giới tính và nhóm máu tức có cùng kiểu gen, chứng tỏ đây là cặp sinh đôi cùng trứng. 
 C. Cặp sinh đôi trên có cùng nhóm máu tức có cùng kiểu gen, chứng tỏ đây là cặp sinh đôi cùng trứng. 
 D. Cặp sinh đôi trên có cùng giới tính tức có cùng kiểu gen, chứng tỏ đây là cặp sinh đôi cùng trứng. 
63. Ở người, để xác định tính trạng nào đó do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, người ta dùng phương pháp nghiên cứu
 A. trẻ đồng sinh cùng trứng.	B. di truyền tế bào. C. trẻ đồng sinh khác trứng. D. phả hệ. 
64. Trong nghiên cứu di truyền người phương pháp nghiên cứu tế bào là phương pháp
 A. sử dụng kỹ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.	B. nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng.
 C. phân tích tế bào học bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của các nhiễm sắc thể.
 D. tìm hiểu cơ chế hoạt động của một gen qua quá trình sao mã và tổng hợp prôtêin do gen đó qui định.
65. Phương pháp nghiên cứu tế bào là phương pháp
 A. Theo dõi sự di truyền của tính trạng qua nhiều thế hệ để xác định quy luật di truyền của tính trạng đó 
 B. Theo dõi sự di truyền của tính trạng qua nhiều thế hệ để xác định các tính trạng do đột biến gen
 C. Phân tích thành phần cấu trúc ADN để xác định vị trí, chức năng của gen trên nhiễm sắc thể
 D. Nghiên cứu cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể để phát hiện các bệnh và dị tật liên quan với các đột biến nhiễm sắc thể 
66. Nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu tế bào là 
 A. tạo tế bào trần để lai tế bào sinh dưỡng. 
 B. quan sát hình thái, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào để dự đoán sự phát triển bình thường hay bất thường của cơ thể. 
 C. khảo sát về quá trình nguyên phân và giảm phân. 
 D. khảo sát sự trao đổi chất của tế bào diễn ra bình thường hay không. 
67. Kết quả quan trọng nhất thu được từ phương pháp nghiên cứu tế bào là
 A. xác định được số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng ở người.
 B. xác định được số lượng gen trong tế bào.
 C. xác định được thời gian của các đợt nhân đôi nhiễm sắc thể.
 D. xác định được nhiều dị tật liên quan đến đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể.
76. Kỹ thuật ADN tái tổ hợp được ứng dụng trong phương pháp
 A. Nghiên cứu di truyền tế bào.	
 B. Nghiên cứu phả hệ.
 C. Nghiên cứu di truyền phân tử.	
 D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
77: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Nếu bố mẹ là thể dị hợp thì xác xuất sinh con bị bạch tạng là bao nhiêu?
 A. 12.5%.	B. 25%.	C. 37,5%.	D, 50%.
78. Để hạn chế bệnh đái tháo đường gây nên do đột biến gen lặn ở người, người ta dùng phương pháp
A. tiêm kháng sinh liều cao cho người bệnh.	B. tiêm insulin cho người bệnh. 	
C. tiêm chất sinh sợi huyết cho người bệnh. 	D. phẫu thuật nối mạch cho người bệnh. 
79. Việc ứng dụng di truyền học vào y học có tác dụng
 A. giúp tìm hiểu nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền. B. dự đoán khả năng xuất hiện các dị tật ở các gia đình có phát sinh đột biến. 
 C. ngăn ngừa và chữa trị phần nào một số bệnh, tật di truyền. 
 D. cả A, B, C đều đúng. 
80. Nội dung nào sau đây SAI khi đề cập đến vai trò của di truyền y học tư vấn 
 A. dự đoán khả năng xuất hiện bệnh hay dị tật ở con cháu. 
 B. hạn chế tác hại của bệnh. 
 C. hạn chế phát sinh bệnh như hạn chế sinh đẻ, không cho kết hôn gần. 
 D. chữa được một số bệnh như đái tháo đường,Đao,  
81. Phương pháp không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền người là 
 A. lai và gây đột biến. 	B. nghiên cứu tế b

File đính kèm:

  • docTRAC NGHIEM DT HOC NGUOI.doc
Đề thi liên quan