Soạn đề cương ôn tập :ngữ văn 10

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Soạn đề cương ôn tập :ngữ văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn đề cương ôn tập :ngữ văn 10
 Phần văn bản
Bài 1: Phú sông bạch đằng-Trương Hán Siêu
Câu 1. Nêu đặc điểm của thể phú?
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài phú?
Câu 3. Hình tượng nhân vật khách và các bô lão đươc miêu tả ntn?
Câu 4. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú?
Bài 2: Đại cáo bình ngô-Nguyễn Trãi
Câu 1. Nêu ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi?
Câu 2. Phân tích các sự kiện thể hiện tầm vóc vĩ đại của Nguyễn Trãi?
Câu 3. Nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi cho thơ văn dân tộc?
Câu 4. Nêu vài đặc điểm của thể cáo?
Câu 5. phân tích luận đề chính nghĩa được thể trong bài “bndc”?
Câu 6. Tại sao nói BNDC là áng văn chính luận mẫu mực?
Bai 3: Trích diễm thi tâp-Hoàng Đức Lương
Câu 1. phân tích sự kết hợp nghệ thuật lập luận và biểu cảm trong tác phẩm?
Câu 2. Nêu những đóng góp của tác giả trong soạn sách?
Bài 4: Hưng Đạo Đaị Vương Trần Quốc Tuấn-Ngô Sỹ Liên
Câu 1. Nêu phẩm chất của HDDVTQT?
Câu 2. Nhận xét nghệ thuật viết sử của Ngô Sỹ Liên?
Bài 5: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên-Nguyễn Dữ
Câu 1. Nêu đặc điểm của thể loại truyền kì?
Câu 2. Phân tích tích cách của hình tượng Ngô Tử Văn?
Câu 3. Nêu nghệ thuật tạo tính đặc sắc ,hấp dẫn của truyện?
Bài 6: Hồi trống cổ thành-La Quán Trung
Câu 1. Nêu đặc điểm của thể loại tiểu thuyết chương hồi lịch sử?
Câu 2. Nêu giá trị tác phẩm TQDN?
Câu 3. So sánh tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công?
Câu 4. Phân tích ý nghĩa của hồi trống trong đoạn trích “hồi trống cổ thành”
Bài 7: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ-ĐTC @ ĐTĐ
Câu 1. Nêu đặc điểm của thể loại Ngâm khúc?
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác “chinh phụ ngâm” của ĐTC?
Câu 3. phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích?
Bài 8: Truyện kiều _Nguyễn Du
Câu 1. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ND?
Câu 2. Kể một số tác phẩm và nêu đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ văn của ND?
Câu 3. học thuộc 3 đoạn trích và phân tích nội dung – nghệ thuật?

 Phần Tiếng việt
	
Bài 1. lịch sử của tiếng việt 
Câu 1. Nêu nguồn gốc và mối quan hệ họ hàng của Tiếng việt?
Câu 2. Lịch sử phát triển của tiếng việt trải qua mấy thời kì ,nêu đặc điểm chính của mỗi thời kì?
Câu3. Nêu ưu điểm và hạn chế của chữ Nôm và chữ Quốc ngữ?
Bài 2. Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt
Câu 1. Phát hiện lỗi và sửa lỗi ở các ví dụ sau:
 (1)Thanh niên là lực lượng sung kích ,xẵn xàng lên đàng hi sinh vì tổ quốc.
 (2)Qua đoạn trích “Chí khí anh hùng ” của Nguyễn Du đã cho ta thấy khát vọng tự do vẫy vùng đứng lên chống áp bức bất công , thực hiện công lí.
 (3) Tác phẩm “Bình ngô đại cáo ”của Nguyễn Trãi là một áng văn chính luận hết sức là mẫu mực và được viết ra từ ngàn năm trước. 
Câu2 . phân tích giá trị nghệ thuật của phép đối sau.
 Khi sao phong gấm rủ là
 Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. 
Câu 3. 
 →học thuộc các yêu cầu về sử dụng tiếng việt
Bài 3.Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 1. Ngôn ngữ nghệ thuật là gì ?
Câu 2. Nêu các đăc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
Câu 3. phân tích tính hình tượng của ví dụ sau:
 Trèo lên cây khế nửa ngày
 Ai làm chua xót lòng này khế ơi?
 Mặt trăng sánh với mặt trời
 Sao hôm sánh với sao Mai chằng chằng
 Người đi có nhớ ta chăng?
 Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.

Bài 4.Văn bản văn học
Câu 1. Hãy nêu các tiêu chí chủ yếu của văn bản?
Câu 2. Cấu trúc của một văn bản văn học có mấy phần?
Câu 3. Phân tích đoạn thơ sau.
 “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
 Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng
 Ngày xuân mơ nở trắng rừng
 Nhớ cô em gái hái măng một mình
 Rừng thu trăng rọi hòa bình
 Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.
 (Việt bắc _Tố Hữu)
 
 Bài 5. Phép điệp và phép đối
 Câu 1.Hãy chỉ ra và phân tích phép tu từ ở ví dụ sau.
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn rơi xuống đất
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn vắt lên vai
 Đèn thương nhớ ai
 Mà đèn không tắt
 Mắt thương nhớ ai
 Mắt ngủ không yên
 Đêm qua em những lo phiền
 Lo vì một nỗi không yên một bề. 
 ↔ Phép điệp là gì?
 Câu 2.Hãy chỉ ra và phân tích phép tu từ ở ví dụ sau.
 Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
 ↔Phép đối là gì? 
 Bài 6. Nội dung và hình thức của văn bản văn học
 Câu 1. Hãy xác định đề tài , chủ đề , tư tưởng , và cảm hứng nghệ thuật qua tác phẩm truyện kiều?
 Câu 2. Nêu khái niệm về đề tài , chủ đề, cảm hứng ,tư tưởng?
 Câu 3. Phân tích ngôn từ, kết cấu ,thể loại của tác phẩm “Bình ngô đại cáo”-nguyễn trãi?
 Câu 4.Nêu khái niệm ngôn từ ,thể loại, kết cấu của văn bản văn học? 
 Phần làm văn
Văn nghị luận : Một số chú ý: B1 .Tìm hiểu và nhận diện đề *xác định dạngđề
 *xác định thao tác vận dụng
 *xác định phương pháp nghi luận
 *xác định phạm vi tài liệu cần vận dụng
 B2. Tìm ý
 *Tìm luận đề (vấn đề cần bình luận )
 *Tìm luận điểm (dạng câu hỏi nói về quan điểm,tư tưởng)
 *xác định luận cứ ,tìm dẫn chứng (làm sáng tỏ luận điểm)
 *lựa chọn phương pháp nghị luận linh hoạt
B3. Lập dàn ý
 MB : giới thiệu trực tiếp/gián tiếp và phải trích dẫn ý kiến đó
 -Công thức: gợi –đưa –báo (gợi :vấn đề cần làm ;đưa: vấn đề ra;báo :mình làm gì)
 -Gợi có 3 cách: Tương đồng/ tương phản ;xuất xứ /đại ý ;diễn dịch/quy nạp.
 TB :- Sắp xếp các luận điểm ,luận cứ theo phương pháp thích hợp(đặt dưới dạng câu hỏi)
 -Dạng đề yêu cầu c/m: Theo công thức :mặt –không – giai – thời –lứa (mặt:các mặt của vấn đề ;không :kg xảy ra vấn đề ;thời :lúc nào ;giai :đoạn nào;lứa :tuổi nào )
 -Dạng đề y/c giải thích: theo công thức :Gì –nào –sao- do –nguyên –hậu (gì:cái gì ;nào :thế nào ;sao: tại sao ; do :do đâu ; nguyên: nhân nào ;hậu :quả gì ) 
 *khi hình thành đoạn văn ở thân bài :theo cách :nào –sao –cảm (nào :thế nào; sao:tại sao; cảm :cảm xúc)
 KB : -nhấn mạnh vấn đề ; mở hướng mới
 -công thức :tóm –rút – phấn (tóm lại ,rút ra kết luận ,hướng phấn đấu )
 B4 . Cách làm các loại đề văn nghị luận
 *Dạng đề nghị luận về một tư tưởng ,đạo lí
 ٭ Đề tài hay gặp :-về nhận thức ;về tâm hồn tính cách ;về các mối quan hệ ;về cách ứng xử hành động. »Các thao tác sử dụng :giải thích ;phân tích ;chứng minh.
 *Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống
 »Làm theo 5 bước :B1 –Nêu hiện tượng
 B2 –phân tích thực trạng =các dẫn chứng xác đáng, toàn diện ở các mặt tích cực và tiêu cực.
 B3- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng ấy
 B4-Bàn luận: Đề ra giải pháp mang tính khả thi để giải quyết thực trạng ấy.
 B5- Rút ra bài học cho bản thân, xác định mục đích, lí tưởng ,phương châm hành động đúng đắn.

 *Dạng đề nghị luận văn học 
Mb: -tác phẩm -đoạn trích
 Tb: phân tích nội dung chính của tác phẩm
 Kb:nhấn mạnh lại vấn đề 
Người soạn:Giáo viên :LƯƠNG ĐÌNH HẢI 
…..HẾT….

File đính kèm:

  • docde on tap ngu van hk2.doc