Sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn Sinh học 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG GIẢNG DẠY MƠN SINH HỌC 8 I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết TW4 khố VIII và được thể chế hố trong luật giáo dục - đào tạo điều 24.2 “phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, mơn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện những kỹ năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học quá trình nhận thức trong học tập khơng phát hiện những điều lồi người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức mà lồi người đã tích lũy được thơng qua những kênh chữ, kênh hình. Trong học tập nghiên cứu kênh hình là điều cần thiết giúp học sinh khám phá, những hiểu biết mới đối với bản thân. Học sinh sẽ thơng hiểu, ghi nhớ những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình nhờ kênh hình . Từ đĩ người học cũng làm ra những tri thức mới cho khoa học. Từ năm 2000 Bộ GD&ĐT đã thực hiện biên soạn lại chương trình và Sách giáo khoa Sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Đây là đổi mới mang tính cấp thiết. Sách giáo khoa mới cĩ nhiều cải tiến đáng kể khơng chỉ về nội dung kiến thức mà cĩ sự cải tiến về số lượng và chất lượng kênh hình. Sách giáo khoa thay đổi địi hỏi người dạy và cả người học phải cĩ sự thay đổi về phương pháp dạy và học cho phù hợp để cĩ chất lượng cao trong giáo dục. Từ sinh học 6 đến sinh 7 các em đã tìm hiểu những kiến thức chủ yếu về thực vật và động vật . Đến sinh học 8, các em sẽ được tìm hiểu những lĩnh vực mới của sinh học, cụ thể là nghiên cứu về cơ thể người, nên việc tìm hiểu kênh hình là điều cần thiết để giải quyết các lệnh trong bài và hạn chế những tiết dạy dư mang tính lý thuyết suơng mà học sinh khơng hiểu bản chất vấn đề. Trước tất cả những vấn đề nêu trên và qua thực tế khi đứng lớp tơi nhận thấy rằng cần phải xây dựng một số biện pháp để khai thác triệt để kênh hình nhằm gĩp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và kỹ năng vận dụng những kiến thức sinh học vào thực tế nên tơi đã chọn đề tài “Sử dụng kênh hình trong giảng dạy mơn sinh học 8 II/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1./ Thuận lợi : Sách giáo khoa lớp 8 về thơng tin kênh chữ và kênh hình trình bày với màu sắc hấp dẫn, thu hút sự chú ý tìm tịi của học sinh, đồng thời học sinh cũng cĩ thể tìm hiểu các lĩnh vực này trong thực tế đời sống. Phần bài tập trong sách giáo khoa đã được bổ sung bằng sách bài tập sinh học gĩp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động học tập ở các nhĩm, từ đĩ tiến hành tổ chức tiết dạy được liền mạch hơn. Việc đổi mới dạy học đang đi vào chiều sâu, giáo viên được bồi dưỡng kiến thức chuyên mơn, phương pháp giảng dạy mới, được xem các tiết dạy minh hoạ nên cĩ điều kiện tìm hiểu kĩ hơn về phương pháp giảng dạy mới. Đề tài đã được đưa vào thử nghiệm và cho kết quả hết sức khả quan, phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh. Cơng tác giảng dạy mơn sinh học được thực hiện trên 4 lớp tạo điều kiện cho việc triển khai, khẳng định kết quả đề tài thêm chính xác. 2./ Khĩ khăn : Phịng bộ mơn chật hẹp, chưa cĩ phịng riêng cho sử dụng máy chiếu pjector nên chưa sử dụng được nhiều tiết CNTT vào bài giảng. Do học sinh ở vùng nơng thơn nên khơng đồng đều về độ tuổi năng lực, thời gian học, sự quan tâm của gia đình, cịn hạn chế và khơng thường xuyên, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của học sinh. III/ NỢI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Sử dụng kênh hình là những biểu hiện về kỹ năng của người học thể hiện ở những hoạt động sau: + Tập trung chú ý vào hình ảnh đang nghiên cứu. + Kiên trì phát hiện ra những kiến thức thể hiện trong hình ảnh khơng nản lịng trước những tình huống khĩ. Kỹ năng sử dụng kênh hình cĩ thể phân biệt theo 3 cấp độ từ thấp lên cao. + Quan sát. + Tìm tịi. + Phát hiện. a. Phạm vi thực hiện đề tài: - Đề tài này được thực hiện dựa trên quá trình vận dụng dạy học thực tiễn ở lớp 8 thuộc trường THCS Tam Phước. - Đề tài này đã được tham khảo ý kiến , đóng góp ý kiến của giáo viên bộ môn sinh học của trường. b. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 8 trường THCS Tam Phước. -Kênh hình trong sách giáo khoa lớp 8. - Sách giáo khoa, sách giáo viên và các loại sách tham khảo. c. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu SGK, SGV lớp 8 và các sách tham khảo khác. - Cung cấp kiến thức cho học sinh qua từng bài có sử dụng kênh hình. - Tham khảo các ý kiến đóng góp của chuyên môn nhà trường và hội đồng bộ môn nhà trường. -Đánh giá kết quả của học sinh qua các tiết dạy thực nghiệm sử dụng kênh hình. 2. Nợi dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: a./ Hướng dẫn sử dụng các phương tiện học tập : Phương tiện học tập rất đa dạng, nhiều chủng loại. Trong tất cả chúng là thành phần khơng thể thiếu được trong tiến trình tổ chức tiết học, đặc biệt là tiết học cĩ sự chủ động của người học, ở đây chúng ta đang nĩi tơi phương tiện học tập của học sinh, phương tiện này chủ yếu là sách giáo khoa, sách bài tập sinh học 8. Để kết quả học tập đạt kết quả cao thì địi hỏi học sinh phải nắm được cách thức, yêu cầu của tài liệu sử dụng. Vì vậy trước khi đi vào nội dung của bài học cụ thể thì giáo viên cần phải nhắc nhở học sinh một số điều cần thiết để khi sử dụng sách cho đạt hiệu quả cao. Một vài ký hiệu được dùng trong sách: + q ( lệnh ) những hoạt động cần thực hiện trên lớp gồm : Quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi + 1* , 2* , 3* : các câu hỏi, bài tập khĩ. + 1, 2, 3 : Các câu hỏi, bài tập ứng dụng. Với những bài cĩ bảng cần điền tiếp, học sinh nên kẻ sẵn bảng đĩ vào vở ghi bài tập sinh 8, khơng nên điền trực tiếp vào sách giáo khoa. Cần ghi nhớ phần tĩm tắt các ý chính đã được đĩng khung ở cuối bài và đọc thêm mục “Em cĩ biết” để thu nhận thêm thơng tin. Ngồi ra giáo viên cũng cần thực hiện việc chia nhĩm, phân cơng nhiệm vụ từng thành viên, thơng báo cách thực hoạt động của nhĩm Làm được tất cả các cơng việc trên gĩp phần tạo điều kiện cho các đối tượng học sinh cĩ thể định hướng được yêu cầu cụ thể của mỗi bài, đồng thời tự xây dựng kế hoạch học tập mở rộng nội kiến thức nhằm chủ động tìm đến kiến thức. b./ Mục đích sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn sinh học 8. * Giáo viên sử dụng kênh hình trong giảng dạy để: Ø Minh họa lời nói, nội dung kiến thức. Ø Khai thác các thông tin ( kiến thức cần biết) Ø Vừa chứng minh, vừa khai thác kiến thức. *Hoạt động của giáo viên và học sinh khi sử dụng kênh hình để khai thác các thông tin. ÄHoạt động của giáo viên: - Nêu mục đích của việc quan sát kênh hình. Trưng bày, cho xem. Yêu cầu học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh phân tích , nhận xét và rút ra kết luận. ÄHoạt động của học sinh: Nắm được mục đích ,yêu cầu. Quan sát kênh hình Phân tích đặc điểm, nội dung của đối tượng thể hiện trên kênh hình Rút ra kết luận. Trong quá trình sử dụng, nếu chỉ đưa kênh hình trong chốc lát để chứng minh cho một vấn đề thì sẽ giảm tác dụng và hạn chế tính sáng tạo của học sinh trong quá trình nhận thức tích cực. Việc sử dụng kênh hình nên thực hiện đa dạng như sau : ü Kênh hình có đầy đủ chú thích để học sinh hình thành kiến thức mới. ü Kênh hình không đầy đủ chú thích giúp học sinh kiểm tra những thông tin, kiến thức còn thiếu. ü Kênh hình không có chú thích nhằm yêu cầu học sinh phát hiện kiến thức hoặc kiểm tra kiến thức của học sinh. b./ Sử dụng kênh hình trong giảng dạy mơn sinh học lớp 8. Sử dụng kênh hình được thực hiện trong 3 bước lên lớp như: - Bước 1: Sử dụng kênh hình trong khâu kiểm tra kiến thức . - Bước 2: Sử dụng kênh hình trong khâu giảng bài mới. - Bước 3: Sử dụng kênh hình trong khâu củng cố kiến thức. b.1/ Sử dụng kênh hình trong khâu kiểm tra kiến thức học sinh ( kiểm tra bài cũ) Việc kiểm tra kiến thức học sinh của giáo viên được tiến hành đầu tiết dạy. Khi kiểm tra, giáo viên cần hạn chế việc bắt buộc học sinh thuộc lịng nội dung bài học một cách máy mĩc mà cần tăng cường kiểm tra kiến thức thơng qua việc phân tích, giải thích vì sao ? Rút ra kết luận hoặc cĩ thể sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa ( hoặc hình vẽ phĩng lớn ) để học sinh trình bày kiến thức đã học theo các nội dung thể hiện trong kênh hình. Như vậy để trả lời được câu hỏi của giáo viên , trong quá trình học bài mới, học sinh phải phân tích các lĩnh vực, đồng thời suy nghĩ và phải tập trung quan sát, chú ý nghe thầy cơ giảng bài thì hiệu quả của quá trình dạy và học được nâng cao. Ví dụ 1: GV sử dụng hình 3.1 SGK trang 11. - GV đặt câu hỏi: dựa vào hình 3.1 em hãy trình bày cấu tạo của tế bào? Ví dụ 1 : Sử dụng hình 17.2 SGK trang 55. Giáo viên đặt câu hỏi đặt câu hỏi : So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự khác nhau đĩ? Học sinh dựa vào kênh hình để trả lời những câu hỏi trên. b.2/ Sử dụng kênh hình trong khâu giảng bài mới. * Khai thác kiến thức trên kênh hình : Việc hình thành các khái niệm, giải thích các thí nghiệm và hồn thành các lệnh trong bài là một trong những nhiệm vụ chính của quá trình dạy học. Nhiệm vụ này khơng thể hồn thành trọn vẹn nếu khơng cĩ sự hỗ trợ của các phương tiện thiết bị dạy học và quan trọng nhất là kênh hình trong sách giáo khoa. Ví dụ 1 : Hình 9.2 trang 32 để giải thích thí nghiệm sách giáo khoa . -Ví dụ 2: Sử dụng hình 31.2 SGK trang 101. Khi giáo viên dạy sang phần III nếu khơng cĩ hình ảnh để học sinh quan sát mà chỉ giảng bằng lí thuyết suơng thì học sinh lĩnh hội kiến thức rất khĩ khăn . do đĩ giáo viên sử dụng hình 31.2 cho HS quan sát và đặt câu hỏi thảo luận ? Dựa vào hình 31.2 phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với mơi trường ngồi và trao đổi chất của tế bào với mơi trường trong. -Ví dụ2: Sử dung hình 16.1 SGK trang 51. GV sử dụng hình 9.1 trang 32 dể yêu cầu học sinh thảo tìm hiểu về cấu tạo bắp cơ va tế bào cơ. * Sử dụng kênh hình để rèn luyện kỹ năng cho học sinh . Kênh hình là một cơng cụ quan trọng để rèn luyện kỹ năng học tập sinh học cho học sinh như : Kĩ năng quan sát, tìm nội dung được thể hiện trên kênh hình, kỹ năng đọc và phân tích hình ảnh, sơ đồ, kỹ năng so sánh rút ra kết luận, nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng cho học sinh cĩ thể diễn ra ở mọi khâu của quá trình lên lớp, trong mỗi khâu tuỳ theo nội dung, giáo viên nên chọn những kiến thức và biện pháp rèn luyện kỹ năng khác nhau. *Sử dụng kênh hình để rèn thái độ cho học sinh: Thông qua kênh hình giáo viên giáo dục ý thức của học sinh từ đó các em có thái độ tích cực với cuộc sống, với môi trường.Để rèn được kỹ năng này kênh hình phải mang tính minh hoạ và cĩ tính thuyết phục cao vì thế kênh hình phần phần lớn là ảnh chụp thực . Thơng qua kênh hình học sinh sẽ trả lời được các lệnh trong mục và vận dụng được vào thực tế cuộc sống. Sau đây là một số ví dụ về việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy mơn sinh học 8. Ví dụ 3 : khi dạy phần I bài 16 GV sử dụng Hình 16.1 trang 84/SGK để giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho học sinh. b.3/ Vận dụng kênh hình để củng cố kiến thức. Việc củng cố kiến thức cho học sinh cĩ thể tiến hành ngay sau khi dạy xong một nội dung trong bài học hoặc cuối tiết học khi dạy xong tồn bộ nội dung bài học. Thời gian một tiết học ngắn, nội dung kiến thức nhiều, do đĩ khi mới tiếp thu xong học sinh chưa nhớ ngay kiến thức vừa học. Vì vậy ngay khi củng cố kiến thức cho học sinh, giáo viên khơng nên yêu cầu học sinh trả lời nội dung lý thuyết thuộc lịng ngay mà cần củng cố kiến thức qua các bài tập hoặc dưạ vào kênh hình để nêu câu hỏi và học sinh làm việc với kênh hình để giải quyết các yêu cầu mà giáo viên đặt ra. Củng cố kiến thức bằng cách sử dụng kênh hình nêu trên cĩ tác dụng tích cực hơn là chỉ nêu câu hỏi rồi yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức vừa học và khi đĩ học sinh chỉ biết đọc lại các nội dung đã ghi trong vở hoặc trong sách giáo khoa. Ví dụ 1 : Khi dạy xong kiến thức bài 9, giáo viên sử dụng hình 9.1 để củng cố kiến thức cho học sinh :” Em hãy trình bày cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ?” ,giáo viên cho học sinh lên bảng trình bày. Như vậy việc củng cố kiến thức như trên sẽ giúp cho tiết học sinh động hơn vì trong quá trình học, học sinh phải tập trung , phải tích cực làm việc thì cuối tiết học mới cĩ khẳ năng giải quyết những vấn đề mà giáo viên đưa ra. IV/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Kết quả nghiên cứu : Sau khi tiếp tục vận dụng và hoàn thiện các biện pháp nhằm khai thác triệt để kênh hình và rèn kỹ năng cho học sinh thì kết quả thu được tương đối khả quan, đó là học sinh vẫn duy trì được phương pháp học tập tích cực, các em có ý thức đúng đắn hơn khi học tập bộ môn này, và tôi tin chắc rằng chất lượng bộ môn sẽ được nâng cao . V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Việc khai thác triệt để kênh hình trong tiết dạy sinh học 8 mang lại kết quả hết sức tốt đẹp cho người học . Đây là một quá trình cần thực hiện kiên trì, liên tục ở nhiều khối lớp, địi hỏi cĩ sự hợp tác chặt chẽ giữa người dạy và người học. Bước đầu tạo được sự ham thích ở các em, học sinh thể hiện được sự chăm chỉ học bài, cĩ sự chuẩn bị tích cực các yêu cầu của tiết học. Kỹ năng quan sát kênh hình của học sinh nhanh nhạy, chính xác phát hiện ra nhiều điều mới, kỹ năng vẽ hình rất tốt và cĩ tính sáng tạo . VI/ KẾT LUẬN: Kênh hình trong sách giáo khoa sinh học cĩ tác dụng tích cực trong quá trình giảng dạy và rèn luyện kỹ năng cho học sinh . Vấn đề quan trọng là giáo viên phải biết chọn lọc , lựa chọn các kênh hình, qua đĩ tìm ra các nội dung phù hợp giữa kênh hình và kênh chữ để cĩ thể sử dụng một cách tốt nhất kênh hình mọi khâu của quá trình lên lớp. Việc sử dụng kênh hình như là nguồn tri thức khơng phải là một việc làm hồn tồn mới mẻ mà cũng khơng cĩ gì là quá phức tạp, vấn đề là giáo viên phải chọn lọc, phải hướng dẫn, phải cĩ phương pháp giúp học sinh cĩ thĩi quen làm việc với kênh hình để tiết học mang lại hiệu qủa cao. Ngồi kênh hình trong sách giáo khoa yêu cầu giáo viên phải sưu tầm kênh hình từ nhiều nguồn như : Báo chí, chụp ảnh, băng hình, intenet đơi khi phải ghép lại nhiều hình ảnh với nhau cho phù hợp với nội dung bài giảng. Điều này địi hỏi giáo viên phải tốn nhiều cơng sức và thời gian, nhưng rõ ràng nếu sử dụng kênh hình theo hướng này thì học sinh sẽ tích cực suy nghĩ, tích cực làm việc hơn, qua đĩ sẽ phát huy tối đa sự tư duy sáng tạo hơn của người học. Và một điều chắc chắn là lớp học sinh đơng hơn, học sinh sẽ hứng thú hơn khi học mơn sinh học, các em cĩ ấn tượng sâu sắc và đạt được mục đích cuối cùng của việc học tập mơn sinh học trong trường phổ thơng cơ sở là hiểu biết sinh học, từ đĩ hình thành niềm tin, niềm ham thích mơn học ở các cấp học cao hơn. Để cĩ kết quả cao trong học tập khơng thể khơng nĩi đến vấn đề sĩ số học sinh trên một lớp. Do đĩ cần cĩ những quy định cụ thể về sĩ số học sinh trong một lớp đặc biệt là lớp 8. Cần bổ sung kịp thời các phương tiện thiết bị như : Tranh ảnh, tiêu bản, mơ hình cần cĩ thêm nhiều tài liệu tham khảo sách, báo, để làm giàu hơn nữa về kiến thức cho bộ mơn sinh học. Trên đây là tồn bộ nội dung đề tài “Sử dụng kênh hình trong dạy học mơn sinh học lớp 8”. Trong quá trình tìm hiểu chuyên đề chắc chắn sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sĩt . Rất mong nhận được sự đĩng gĩp ý kiến của quý thầy cơ để nội dung chuyên đề ngày được hồn thiện hơn, gĩp phần cho việc giảng dạy mơn sinh học tốt hơn ở trường THCS nĩi chung và mơn sinh học 8 nĩi riêng ./.
File đính kèm:
- SKKN CHO KIM.doc