Sử dụng thiết bị dạy học dạy các bài về phép tính trong phạm vi 10
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng thiết bị dạy học dạy các bài về phép tính trong phạm vi 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng thiết bị dạy học dạy các bài về phép tính trong phạm vi 10 PGS.TS Đỗ Đỡnh Hoan 1. Phép cộng trong phạm vi 10 Trong Toán 1 phép cộng được xây dựng như là phép “gộp” hai “nhóm đồ vật” không giao nhau. Vì vậy khi sử dụng thiết bị để dạy học nội dung này cần làm rõ được “ý tưởng” xây dựng phép cộng đó. Chẳng hạn: VD1: Phép cộng trong phạm vi 5 (đại diện các phép cộng trong phạm vi 3,4,5). - Sử dụng tranh vẽ trong sách Toán 1, tr. 49: (Hìnhvẽ 1) + Cho phép HS quan sát các tranh vẽ để thấy “4 con cá gộp với (thêm) 1 con cá được 5 con cá “hoặc” 1 cái mũ gộp với (thêm) 4 cái mũ được 5 cái mũ. Từ đó có phép tính: 4+1=5 hoặc 1+4=5. + Tương tự quan sát tranh “con ngỗng”, “cái áo” từ đó có phép tính: 3+2=5 hoặc 2+3=5 + Chốt lại cho HS quan sát sơ đồ thể hiện đầy đủ ý nghĩa của các phép cộng trong phạm vi 5: (hình vẽ) - Sử dụng Bộ đồ dùng học Toán 1: + VD: Xây dựng phép tính “3+2=5” có thể thực hiện theo các “thao tác” sau: Cho HS lấy ra 3 hình vuông (để thành một nhóm và nêu: “Có 3 hình vuông”); lấy thêm hai hình vuông (để thành một nhóm) và nêu: “Có 2 hình vuông”. “Gộp” hai nhóm lại với nhau, rồi “đếm” được 5 hình vuông. Từ đó HS nhận biết: * 3 hình vuông “thêm” 2 hình vuông là 5 hình vuông * 3 hình vuông “cộng” với 2 hình vuông được 5 hình vuông , viết là: 3+2=5 + Hoặc có thể cho HS “ thao tác” bằng que tính: Tay phải cầm 3 que tính, tay trái cầm 2 que tính. Gộp số que tính ở cả hai tay, được tất cả 5 que tính. Từ đó hình thành phép tính : 3+2=5. Ví Dụ 2 : Phép cộng trong phạm vi 7 (đại diện cho các phép cộng trong phạm vi 6,7,8,9,10). - Sử dụng tranh vẽ trong sách Toán 1, tr. 68. (Hình vẽ) + Cho học sinh quan sát tranh rồi tự ghi (nêu) kết quả phép tính vào chỗ chấm, chẳng hạn, ở dòng 1 “5 hình tam giác thêm 1 hình tam giác là 6 hình tam giác, ta có: 5+1=6; 1 hình tam giác thêm 5 hình tam giác là 6 hình tam giác, ta có: 1+5=6”. Tương tự với các phép tính ở dòng 2: 5+2=7; 2+5=7, ở dòng 3: 4+3=7 và 3+4=7. - Sử dụng hộp Bộ đồ dùng học Toán 1. Có thể cho HS thực hiện theo các cách: Cách 1: Lấy lần lượt các hình tròn (hoặc hình vuông, hình tam giác)có trong hộp Bộ đồ dùng học Toán 1 để hình thành các phép cộng: * 6 hình tròn thêm 1 hình tròn là mấy hình tròn? Từ đó có: 6+1=7 * 5 hình tròn thêm 2 hình tròn là mấy hình tròn? Từ đó có: 5+2=7 * 4 hình tròn thêm 3 hình tròn là mấy hình tròn? Từ đó có: 4+3=7 * 3 hình tròn thêm 4 hình tròn là mấy hình tròn? Từ đó có: 3+4=7 * 2 hình tròn thêm 5 hình tròn là mấy hình tròn? Từ đó có: 2+5=7 * 1 hình tròn thêm 6 hình tròn là mấy hình tròn? Từ đó có: 1+6=7 Với cách này, HS được hình thành các phép cộng theo “tinh thần”lập bảng cộng trong phạm vi 7. Cách 2: Lấy ra 7 hình tròn, rồi tách ra làm 2 nhóm (tuỳ ý), mỗi lần tách như vậy, ta được 2 phép cộng tương ứng, chẳng hạn: (Hình vẽ) Với cách này, HS hình thành các phép cộng nhanh hơn, gọn hơn và làm quen bước đầu với tính chất “giao hoán” của phép cộng. Tuy nhiên khi ghi phép tính lên bảng GV nên viết theo thứ tự của bảng cộng trong phạm vi 7 (như cách 1) 2. Phép trừ trong phạm vi 10 ở lớp 1, phép trừ được xây dựng là phép tính “ngược”của phép cộng. Qua hình ảnh trực quan, hoặc thao tác qua vật thật, phép trừ được hiểu như là từ một “nhóm vật” nào đó, “tách” ra làm hai phần, bớt đi một phần, rồi tìm phần “còn lại” của nhóm vật đó. Chẳng hạn “quan sát” hình sau: - Nếu “gộp” nhóm 3 hình tròn với nhóm 2 hình tròn ta có phép cộng 3 hình tròn với 2 hình tròn và được kết quả là 5 hình tròn (3+2=5). - Nếu từ nhóm 5 hình tròn, “bớt” đi nhóm 2 hình tròn ta có phép trừ 5 hình tròn với 2 hình tròn và được kết quả là 3 hình tròn (5-2=3). Bởi vậy khi sử dụng TBDH để dạy học phép trừ cần lột tả được “ý tưởng” xây dựng phép trừ như nêu trên. VD1: Phép trừ trong phạm vi 5 (đại diện các phép trừ trong phạm vi 3,4,5). - Sử dụng tranh vẽ trong sách Toán 1, tr.58: GV cho HS “quan sát” các tranh để thấy: “Có 5 quả bưởi được “tách” thành 2 nhóm như hình 1 (4 quả ở trên cành với 1 quả đã hái khỏi cành) hoặc hình2 (3 quả ở trên cành với hai quả đã hái khỏi cành), hoặc hình3 (2 quả ở trên cành với 3 quả đã hái khỏi cành), hoặc nhìn hình 4 (1 quả ở trên cành với 4 quả đã hái khỏi cành)”. Từ đó hình thành các phép trừ (5-1=4) hặc (5-2=3) hoặc (5-3=2) hoặc (5-4=1). Lưu ý: +Với các tranh vẽ “5 quả bưởi” và cách “quan sát hình vẽ” như trên, HS được hình thành phép trừ trong phạm vi 5 dưới hình thức là “ Bảng trừ trong phạm vi 5”: 5-1= 4 5-2= 3 5-3= 2 5-4= 1 + Để HS thấy được “ý nghĩa phép trừ” và “quan hệ” giữa phép trừ với phép cộng, cần cho HS “quan sát” tranh vẽ sau (Sách Toán 1,tr 58) + Từ tranh vẽ cho HS thấy được, chẳng hạn: “Gộp” 4 chấm tròn với 1 chấm tròn được 5 chấm tròn (4+1= 5) hoặc “gộp” 1 chấm tròn với 4 chấm tròn được 5 chấm tròn (1+4= 5). Từ 5 chấm tròn “bớt” đi 1 chấm tròn, còn lại 4 chấm tròn (5-1=4), hoặc trừ 5 chấm tròn “bớt” đi 4 chấm tròn, còn lại 1 chấm tròn (5-4=1). Từ đó có: 4+1=1+4 (cùng bằng 5) và cũng từ phép cộng 4+1=5 ta có hai phép trừ: 5-1=4; 5-4=1. - Sử dụng hộp Bộ đồ dùng học Toán 1. Cho HS lấy ra 5 hình tròn (hoặc 5 hình vuông, 5 hình tam giác) rồi lần lượt: * Bớt đi 1 hình tròn còn lại 4 hình tròn, ta có : 5-1=4 * Bớt đi 2 hình tròn còn lại 3 hình tròn, ta có : 5-2=3 * Bớt đi 3 hình tròn còn lại 4 hình tròn, ta có : 5-3=2 * Bớt đi 4 hình tròn còn lại 4 hình tròn, ta có : 5-4=1 Hình vẽ + Cũng có thể cho HS lấy 5 que tính cầm ở tay rồi lần lượt “bớt” đi: 1 que tính, 2 que tính, 3 que tính, 4 que tính; trên tay còn lại: 4 que tính, 3 que tính, 2 que tính, 1 que tính. Từ đó hình thành các phép trừ: 5-1=4; 5-2=3; 5-3=2; 5-4=1; Lưu ý: Việc hình thành phép trừ như trên giúp HS dễ thuộc “các công thức” tính theo thứ tự của “Bảng trừ trong phạm vi 5”, tuỳ theo sự tiếp thu của HS, có thể lập 2 phép trừ từ mỗi lần bớt hình tròn, chẳng hạn: (hình vẽ) * Việc sử dụng thiết bị như trên đã có tính “khái quát” hơn việc quan sát trang vẽ trong SGK, do đó khi hình thành phép trừ trong phạm vi 3,4,5 (số trực giác) tuỳ sự tiếp thu của HS mà có thể dùng tranh vẽ trong SGK (hoặc hình vẽ các đồ vật cụ thể khác tương tự hoặc sử dụng hộp Bộ đồ dùng dạy học Toán 1 để dạy học đều được. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu học phép toán trừ nên dùng “Tranh vẽ trong SGK” là chủ yếu, khi cần thiết nên cho HS thực hành bằng Bộ đồ dùng Toán 1. VD2: Phép trừ trong phạm vi 7 (đại diệm cho các phép trừ trọng pham vi 6,7,8,9,10) -Sử dụng tranh vẽ trong sách Toán, tr 69 ( Hình vẽ) Cho HS quan sát tranh vẽ để tự nêu kết quả cho phép tính vào chỗ chấm, chẳng hạn ở dòng thứ nhất “có 7 hình tam giác, bớt 1 hình, còn 6 hình tam giác; ta có 7 trừ 1 bằng 6. Có 7 hình tam giác, bớt 6 hình, còn 1 hình tam giác; ta có 7 trừ 6 bằng 1”. Tương tự với 2 dòng còn lại: 7-2. 7-3 (SGK Toán 1 không viết đầy đủ kết quả các phép tính mà từ hình ảnh của tranh vẽ gợi ý để HS tự điền kết quả, đó là điểm mới so với sách Toán cũ). Sử dụng hộp Bộ đồ dùng dạy học Toán 1. Có thể thực hiện theo các cách sau: Cách 1: Cho HS lấy ra, chẳng hạn 7 hình tròn, rồi lấy lần lượt: + Tách ra bớt 1 hình tròn để có: 7-1 = 6 + Tách ra bớt 2 hình tròn để có: 7-2 = 5 + Tách ra bớt 3 hình tròn để có: 7-3 = 4 + Tách ra bớt 4 hình tròn để có: 7-4 = 3 + Tách ra bớt 5 hình tròn để có: 7-5 = 2 + Tách ra bớt 6 hình tròn để có: 7-6 = 1 Với cách này, HS được hình thành các phép tính lần lượt theo bảng trừ trong phạm vi 7 (hình thành phép tính trong bảng). Cách 2: Cho HS lấy ra 7 hình tròn, rồi tách ra làm hai nhóm (một cách tùy ý); chẳng hạn, nhóm có 3 hình tròn và nhóm có 4 hình tròn: Từ đó HS thấy có 2 phép trừ 7-3= 4 và 7-4 =3 (xuất phát từ phép cộng 3+4 = 7) Thao tác tương tự ta có: (hình vẽ) Với cách này, HS được hình thành các phép trừ theo từng nhóm hai phép tính . Như vậy sẽ nhanh, gọn hơn và làm nổi rõ “quan hệ ngược” với phép cộng (từ một phép cộng có hai phép trừ tương ứng). Tuy nhiên khi ghi mỗi phép tính lên bảng, GV nên viết theo thứ tự của bảng trừ trong phạm vi 7. Lưu ý: Đối với phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10, sách Toán 1 chia làm hai giai đoạn nhỏ: hình thành phép cộng trừ trong phạm vi 3,4,5 và hình thành phép cộng và trừ trong phạm vi 6,7,8,9,10. + Học các số trong phạm vi 3,4,5, HS được học xong các phép cộng trong phạm vi 3,4,5 rồi mới học đến các phép trừ trong phạm vi 3,4,5. Lưu ý, khi sử dụng TBDH ở giai đoạn này, cần làm rõ ý nghĩa phép cộng, phép trừ đồng thời với việc hình thành “ các công thức tính” trong phạm vi mỗi số đó. Bởi vậy nên dùng thiết bị là các tranh vẽ trong SGK (với các nhóm vật là ôtô, máy bay, cái mũ,là các con ong, con thỏ, con chim,vừa có tính trực quan vừa gần với các em). + Học các số trong phạm vi 6,7,8,9,10 HS được học xen kẽ phép cộng, phép trừ ứng với mỗi số (cộng trừ 6, cộng trừ 7,,cộng trừ 10). Hình ảnh trực quan của TBDH đã có tính khái quát hơn (nhóm vật và các hình tròn, hình vuông, hình tam giác hoặc là que tính). Đồng thời với việc hình thành các công thức tính, theo thứ tự bảng, cần làm rõ mối quan hệ giữa các phép tính, tính chất phép tính. Bởi vậy trong giai đoạn này nên sử dụng TBDH trong hộp Bộ đồ dùng dạy học Toán 1 (như đã hướng dẫn nêu trên).
File đính kèm:
- Su dung thiet bi day hoc Toan lop 1.doc