Tác phẩm Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù

doc10 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 9201 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác phẩm Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HAI ĐỨA TRẺ VÀ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" (Thạch Lam).
Hướng dẫn làm bài
1. Tìm hiểu đề:
Đề bài thuộc kiểu đề tự do - chỉ nêu chủ đề mà không bắt buộc về cách thức, phương pháp triển khai chủ đề đó. Chủ đề được nêu trong đề bài này là chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" (Thạch Lam). Về thực chất, có thể hiểu, đề bài yêu cầu phân tích để tìm ra những biểu hiện của chất thơ cũng như vai trò của nó trong việc tạo nên dấu ấn phong cách Thạch Lam và thành công của truyện ngắn "Hai đứa trẻ". Để thực hiện yêu cầu này của đề bài, học sinh cần nắm vững, hiểu rõ khái niệm "chất thơ", chất thơ trong truyện ngắn để trên cơ sở đó xác định đúng và phân tích thấu đáo biểu hiện cũng như giá trị của chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ".
2. Dàn ý:
a. Mở bài:
- Đọc truyện ngắn Thạch Lam, dễ thấy cốt truyện của ông không có gì đặc biệt, thậm chí đôi khi đơn giản đến như không có. Nhân vật của ông cũng không thuộc vào những lớp người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Vậy mà tác phẩm vẫn có được một sức truyền cảm lớn để có thể neo đậu lâu bền trong lòng người đọc, tạo nên một sức cuốn hút nhẹ nhàng mà da diết cho người đọc mỗi lần đọc lại, sống lại cùng với nó. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức truyền cảm, sự hấp dẫn, cuốn hút ấy chính là chất thơ lắng đọng lan toả từ những trang văn.
- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" ("Nắng trong vườn" - 1938) là một truyện ngắn giàu chất thơ.
b. Thân bài:
b.1. Chất thơ và chất thơ trong truyện ngắn:
- "Chất thơ": Tính chất trữ tình - tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn.
- Chất thơ trong truyện ngắn: Được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn.
- Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi mối bận tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.
b.2. Chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ":
b.2.1. Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm:
- ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu một tác động tiêu cực nào của cuộc sống:
+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh: Chỉ một mùi nồng nồng, âm ẩm bốc lên đã khiến Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất quê; không khí vắng lặng đìu hiu của phố huyện đã lay động tâm hồn Liên để cô cảm nhận được cái buồn của buổi chiều quê và khiến đôi mắt cô cũng như ngập đầy bóng tối của buổi chiều quê đó; khi đêm xuống, Liên thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh để mơ mộng về con vịt theo sau ông Thần Nông, về dòng sông Ngân Hà trong các câu chuyện cổ; tâm hồn Liên trong sáng và nhạy cảm đến độ có thể bắt nhạy với những dấu hiệu mơ hồ nhất của thế giới quanh mình: những con đom đóm lập loè, những khe sáng, hột sáng lọt qua khe cửa, từng loạt hoa bàng rụng khẽ xuống vai áo…
+ Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu: Cuộc sống thường nhật với gánh nặng mưu sinh không thể xoá bỏ trong Liên niềm nhớ tiếc quá khứ. Thậm chí, chính cuộc sống tẻ nhạt hàng ngày lại khiến nỗi nhớ ấy thêm da diết, khắc khoải: dù kỉ niệm còn lại không nhiều, nhưng quá khứ luôn trở về trong Liên bằng ánh hồi quang rạng rỡ nhất "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Chính nỗi nhớ quá khứ luôn thường trực đã khiến Liên khi đối diện với hình ảnh thực của chuyến tàu đêm lại đắm mình trong những mơ tưởng xa xôi để "sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết" mà chuyến tàu ấy gợi lên trong tâm hồn cô.
+ Lòng trắc ẩn đối với những cảnh ngộ đáng thương: Bản thân Liên đang sống một cuộc sống nghèo khó, Liên cũng thấm thía sâu sắc cảnh nghèo và buồn mà cô đang phải trải qua song không vì thế mà Liên đóng kín tâm hồn đối với con người và cuộc sống quanh mình. Nhìn những đứa trẻ nghèo đang nhặt nhạnh, tìm kiếm trên bãi chợ, Liên thấy "động lòng thương" tuy chính chị cũng không có gì để cho chúng. Sẵn có một tấm lòng thơm thảo, Liên đã rót đầy hơn vào cút rượu của bà cụ Thi điên dù trong em không phải không có cảm giác sờ sợ rất tự nhiên ở một đứa trẻ khi phải đối diện với một người không hoàn toàn bình thường. Chính những tình cảm ngỡ như rất giản dị ấy lại làm cho người ta cảm động như được "thanh lọc tâm hồn" để trở về với những gì tự nhiên thuần khiết nhất.
- ở cái tôi Thạch Lam ẩn kín sau nhân vật: Dường như, Thạch Lam đã viết truyện ngắn "Hai đứa tre" bằng chính những trải nghiệm tuổi thơ ở phố huyện Cẩm Giàng. Đọc truyện, không thể không nhận thấy cái tình âu yếm mà Thạch Lam dành cho nhân vật. Cái tình âu yếm ấy một mặt xuất phát từ cái nhìn nhân hậu, yêu thương mà người lớn dành cho lứa tuổi này, một mặt là do nhà văn đã hoá thân vào nhân vật, là sự ám ảnh của tuổi thơ gắn liền với phố huyện Cẩm Giàng. Sự cộng hưởng của những cảm xúc này để tạo cho những trang viết Thạch Lam một sự hoà quyện giữa chất thực và chất thơ để tạo thành một sức hút da diết, bền lâu của tác phẩm.

b.2.2. Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật:
- Trong truyện, Thạch Lam đã xây dựng được một thế giới hình ảnh vừa chân thực, sinh động lại vừa vô cùng gợi cảm bởi chính vẻ đẹp của nó.
+ Quan niệm của Thạch Lam: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường".
+ Không gian được lựa chọn trong tác phẩm: Một phố huyện nghèo nơi tiếp giáp giữa thành thị và thôn quê song dưới ngòi bút Thạch Lam dường như tính chất làng đã nhiều hơn tính chất phố.
+ Trong không gian êm ả, tĩnh lặng của phố huyện, mỗi hình ảnh được ngòi bút Thạch Lam gợi ra đều chan chứa chất thơ: Phương Tây "đỏ rực như lửa cháy", đám mây "ánh hồng như hòn than sắp tàn", tiếng trống thu không "vang xa để gọi buổi chiều", đêm mùa hạ "êm như nhung và thoảng qua gió mát", vòm trời "hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh", những con đom đóm "bay là là trên mặt đât hay len vào những cành cây", bóng bác phở Siêu "mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ"…Tất thảy đều là những hình ảnh, màu sắc, âm thanh vô cùng quen thuộc, bình dị mà ngỡ như rất mới mẻ, rất gợi cảm trong những câu văn Thạch Lam bởi nó không chỉ hiện diện như một khái niệm mà như một trạng thái của sự sống đang xao động để chuyển dần một cách tinh tế cái xao động ấy vào tâm hồn con người. Dưới ngòi bút Thạch Lam, thậm chí đến cả rác rưởi của một phiên chợ quê cũng gợi nhớ bao điều thân thuộc "Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này". Sức gợi cảm của thứ mùi vị này ở chỗ nó đánh thức cảm xúc, cảm giác ấu thơ của rất nhiều người Việt.
- Truyện có những chi tiết được lựa chọn đích đáng để thể hiện tinh và sâu thế giới của những cảm xúc, cảm giác và tình cảm vừa mơ hồ, vừa da diết trong tâm hồn nhân vật: Liên ngồi lặng lẽ bên mấy quả thuốc sơn đen lúc chiều muộn với đôi mắt ngập đầy dần bóng tối; Liên cùng em nhìn ngắm những vì sao để mà thấy chúng như thuộc về vũ trụ thăm thẳm bao la, đầy bí mật và xa lạ; Liên và An chờ đợi chuyến tàu đêm… Trong số đó, có thể nói, chi tiết đợi tàu của hai đứa trẻ chính là đỉnh điểm của chất thơ trong tâm hồn người. Với hai chị em Liên, đoàn tàu vừa là một thực tế, vừa là một ảo ảnh trong cái nhìn non trẻ và đầy khát khao. Đoàn tàu đi rồi, ánh sáng vụt loé lên cũng đã tắt, hai chị em cũng đã chìm vào giấc ngủ song dư âm của khát vọng thì vẫn còn vang vọng mãi bởi đó là yếu tố cơ bản để "gióng lên cái gì đó còn ở tương lai" (Nguyễn Tuân). ánh sáng của đoàn tàu đã làm cháy lên một thứ ánh sáng khác - ánh sáng của khát vọng da diết trong tâm hồn những đứa trẻ. Trân trọng và nâng niu khi khám phá ra thứ ánh sáng này, tác phẩm của Thạch Lam đã đạt tới một giá trị nhân văn đáng quý.
- Mạch truyện của "Hai đứa trẻ" rất đậm chất trữ tình:
+ Quan niệm của Thạch Lam: "Nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi người qua tâm hồn của chính mình". Từ đó có thể thấy, cái hiện thực mà nhà văn quan tâm và đặt lên hàng đầu là hiện thực tâm trạng, là những xúc cảm, rung động của tâm hồn con người.
+ Truyện "Hai đứa trẻ" không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theo mạch của những tình tiết, sự kiện mà vận động theo mạch cảm xúc, tâm trạng nhân vật. Để làm được điều này, nhà văn đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Liên - một cô gái chưa hoàn toàn bước ra khỏi thời ấu thơ, một cô gái có tâm hồn thuần khiết và nhạy cảm. Từ điểm nhìn ấy, bức tranh đời sống được tái hiện với sự đan xen, song hành và xâm nhập của cảm giác thực tại và hồi ức quá khứ mà dường như, cái nổi trội lên, chi phối sự vận động của mạch truyện lại là hành trình tìm lại những kí ức quá khứ từ chính cái hình ảnh đang hiện diện trong thực tại - hình ảnh đoàn tàu. Triển khai mạch truyện theo hướng này, ngòi bút Thạch Lam có xu hướng hướng nội, đi vào thế giới bên trong với những cảm xúc, cảm giác nhiều khi rất mong manh, mơ hồ, thoáng qua, những biến thái tinh vi của tâm hồn trước ngoại cảnh: nỗi buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn, những hoài niệm da diết về một Hà Nội trong kí ức tuổi thơ, những cảm giác xa xôi không biết…
- Để thể hiện thành công tất cả những điều trên, Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị.
+ Thạch Lam ít dùng những chữ to tát, những nhịp điệu gấp gáp vội vàng, lời văn của ông nhuần nhuyễn, tinh tế để phô diễn những trạng thái, những cảm xúc trong tâm hồn. Câu văn của Thạch Lam nhiều thanh bằng gợi một nhịp điệu chậm buồn nhưng có sức lan toả. Chẳng hạn khi miêu tả vẻ trầm buồn nhưng cũng rất đỗi nên thơ của phố huyện, Thạch Lam đã viết: "Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…" Hay miêu tả cảnh đêm tối sau khi chuyến tàu đi qua: "Đêm tối vẫn bao bọc xung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia đồng ruộng mênh mang và yên lặng".
+ Thạch Lam đã sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng để biểu đạt cái xao động của sự sống khẽ vang lên trong không gian, thời gian tĩnh mịch để diễn tả cái thanh thoát, dịu hiền của tâm hồn Liên: êm ả, yên lặng, thong thả, gượng nhẹ, nhỏ xíu, yên tĩnh, mơ hồ, miên man, tĩnh mịch … Những từ ngữ này liên kết với nhau như một dải lụa nhẹ bay để tạo một dư âm sâu lắng trong tâm hồn người đọc.
+ Văn phong Thạch Lam rất bình dị: Câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả. Dù diễn tả cái náo nức bên trong, cái sôi động của ước mơ, Thạch Lam vẫn rất nhẹ nhàng, vẫn tự nén ngòi bút. Chuyến tàu rực sáng vụt qua, Liên xúc động mạnh khi kỉ niệm xưa dồn dập hiện về "Hà Nội xa xăm, Hà nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Đây là một trong số ít những câu văn kết hợp lối trùng điệp và những thanh trắc tạo điểm nhấn và ngay câu sau Thạch Lam viết ngắn hơn, nhẹ hơn, như ghìm giữ lại niềm xúc động: "Con tàu như đem một chút thế giới khác đi qua". Thạch Lam thường sử dụng kiểu cú pháp đẳng lập, đều đều, nhịp độ khoan thai điềm tĩnh mà vẫn gây những chấn động nhẹ nhàng, thấm thía chính là ở độ nén của cảm xúc mà nhà văn tạo ra trong những câu văn.

c. Kết luận:
- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ", từ hình thức nghệ thuật tới nội dung được biểu hiện đều chan chứa chất thơ - cái chất thơ được chưng cất từ đời sống bình dị, thường nhật bằng chính rung động của tâm hồn nhà văn, chất thơ toả ra từ tình yêu cái đẹp, từ cái nhìn tinh tế trước thiên nhiên, đời sống và niềm tin ở thiện căn của con người…
- Với những gì được khai thác và biểu hiện trong tác phẩm, có thể nói, truyện "Hai đứa trẻ" tựa như một bài thơ trữ tình, dù không thật giàu có sâu sắc về ý nghĩa xã hội thì vẫn "đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu" (Nguyễn Tuân). Đó vừa là giá trị riêng của tác phẩm, vừa là cốt cách văn chương của Thạch Lam để tạo ra một sức hấp dẫn bền lâu trong lòng độc giả
Anh (chị) hãy nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.


1. Giới thiệu đôi nét về tác giả và truyện ngắn Hai đứa trẻ:
2. Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ:
- Xây dựng thành công truyện không có cốt truyện: toàn bộ tác phẩm chỉ kể về tâm trạng chờ tàu của hai đứa trẻ và khung cảnh phố huyện về đêm hiện lên qua tâm hồn thơ ngây của hai chị em Liên và An. Nhà văn không khắc hoạ những hành động, xung đột, mâu thuẫn giai cấp hay xã hội nào mà chỉ tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, nhất là tâm trạng của một cô gái mới lớn như Liên với cảm giác mơ hồ, man mác, mong manh
-  Giọng điệu trữ tình êm ả, man mác buồn cùng với ngôn ngữ giàu chất thơ làm nên một áng văn trữ tình đầy lòng trắc ẩn về những người nghèo trong xã hôị cũ
- Nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng và bóng tối; giữa cái tịch mịch của đường phố và tiếng còi tàu xé tan màn đêm của phố huyện; không gian thu hẹp dần rồi ngưng tụ ở những sự vật bé nhỏ, đơn sơ; thời gian nghệ thuật vận động từ chiều tối về tới đêm khuya, tương ứng với tâm trạng chờ tàu của hai đứa trẻ.
   
Anh / chị hãy trình bày những nét chính về đặc điểm con người nhà văn Nguyễn Tuân
.
Bài làm cần trình bày được những ý cơ bản sau về đặc điểm con người Nguyễn Tuân:
a - Một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. (Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân thể hiện theo một cách riêng: Yêu tiếng Việt; trân trọng nâng niu nền văn hoá dân tộc, từ những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Tú Xương, Tản Đà…đến những điệu hò, những danh lam thắng cảnh của đất nước…)
b - Có ý thức cá nhân mạnh mẽ. (Ông chủ trương khẳng định cái tôi một cách cao độ. Cho nên, với Nguyễn Tuân, sáng tác văn chương trước hết là để khoe tài, để chơi ngông với đời. Trong lối sống, ông ưa phóng túng, thích tự do, không chấp nhận những khuôn khổ chật hẹp…).
c- Một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác. (Ông am hiểu nhiều ngành văn hoá nghệ thuật. Vì thế ông có thể vận dụng một cách sáng tạo những thủ pháp, kĩ thuật của những ngành văn hoá nghệ thuật đó khi viết văn. Ông cũng là diễn viên kịch có tài).
d- Một cây bút quí trọng và đề cao nghề văn. (Ông được coi là mẫu mực về tinh thần lao động nghệ thuật. Ông quan niệm: “Ở đâu có đồng tiền, ở đó cái đẹp không tồn tại”…).

 Nhà văn Thạch Lam từng nói về mục đích của việc sáng tác văn chương là “…làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Giải thích ý kiến trên. Điều tâm niệm ấy của ông được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn Hai đứa trẻ?
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách, song cần nêu được những nét chính như sau:              
1. Giải thích: Quan niệm của Thạch Lam thể hiện mục đích sáng tác đúng đắn và cao đẹp; thể hiện sự trân trọng và đề cao  vai trò của văn chương: Văn chương phải vì con người, phải góp phần làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn (trong sạch là tâm hồn con người được thanh lọc; phong phú là tâm hồn con người được bồi đắp thêm những tình cảm mới, nhận thức mới).
2. Phân tích truyện Hai đứa trẻ để thấy được phần nào quan niệm đó:
a- Giới thiệu khái quát về nhà văn Thạch Lam, sự nghiệp sáng tác của ông và truyện Hai đứa trẻ .
b-Thông qua việc miêu tả bức tranh đời sống phố huyện, miêu tả hình ảnh con người, đặc biệt là nhân vật Liên, tác phẩm đã:
- Góp phần thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình yêu và trân trọng những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống xung quanh mỗi con người.
- Nâng cao lòng cảm thông, chia sẻ của mỗi người; con người cần có lòng trắc ẩn trước cuộc sống của đồng loại, có sự yêu thương, nâng đỡ nhau trong cuộc sống.
- Trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người cũng không được từ bỏ ước mơ; phải luôn biết hướng đến những điều cao đẹp trong cuộc sống…
3. Đánh giá chung
- Khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của Thạch Lam;
- Khẳng định điều tâm niệm của Thạch Lam đã được thể hiện khá cụ thể trong Hai đứa trẻ;
- Từ đó, đánh giá về vai trò của văn chương nói chung đối với đời sống.


ĐỀ: Nghệ thuật miêu tả tương phản của Nguyễn Tuân và Thạch Lam trong hai tác phẩm Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.
Gợi ý:
MỞ BÀI: Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
THÂN BÀI:
   1. Làm rõ yêu cầu của đề:
     a. Giải thích: Đặc điểm của sáng tác lãng mạn và yêu cầu sử dụng nghệ thuật tương phản:
       - Đặc điểm của sáng tác lãng mạn:
         + Biểu hiện cái nhìn chủ quan của nhà văn trước cuộc đời- hình tượng nhân vật ít nhiều mang phảng phất bóng dáng cái tôi tác giả.
         + Hướng tới khám phá và thể hiện những gì độc đáo, khác thường, kì lạ.
       - Yêu cầu sử dụng nghệ thuật miêu tả tương phản:
         + Hiệu quả của miêu tả tương phản: làm nổi bật các đặc điểm của từng đối tượng, gây ấn tượng mạnh mẽ- phù hợp với yêu cầu của sáng tác lãng mạn.
         + Trở thành biện pháp nghệ thuật đặc thù của sáng tác lãng mạn.
      b. Phân tích nghệ thuật miêu tả tương phản trong hai tác phẩm:
        * Làm rõ đối tượng thứ nhất:
          - Chữ người tử tù:
           + Tính cách và hoàn cảnh:
             . Hoàn cảnh: Môi trường tù ngục đen tối, xấu xa, cảnh ngộ éo le với những áp lực nặng nề phải đối mặt dễ khiến con người ta tha hoá.
             . Tính cách: Có nhân cách, lương tâm- khác biệt với thế giới đen tối, tội lỗi; có dũng khí- ở Huấn Cao là dũng khí của bậc anh hùng, ở quản ngục là dũng khí của bậc hiền nhân. Chính nhân cách, lương tâm và dũng khí giúp họ chiến thắng hoàn cảnh.
             => Nguyễn Tuân luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
           + Ánh sáng và bóng tối:
             . Bóng tối: Theo nghĩa thực là của đêm khuya, của buống giam tử tù- nơi ánh sáng không thể lọt qua được; theo nghĩa tinh thần lại chính là cảnh ngộ éo le mà con người phải đối mặt( Huấn Cao- án tử hình, quản ngục- môi trường sống không phù hợp với tính cách con người ông). Là biểu tượng cho cái xấu xa.
              . Ánh sáng: Theo nghĩa thực là bó đuộc tẩm dầu khói toả như đám cháy nhà- thứ ánh sáng khá mờ nhạt; theo nghĩa tinh thần là ánh sáng toả ra từ cái đẹp của nghệ thuật ( chữ Huấn Cao) và của tư thế tâm hồn con người. chính thứ ánh sáng này soi sáng con đường để những kẻ tri âm đến với nhau.
          => Đó là sự đối lập giữa cái đẹp với cái xấu xa.
       * Làm rõ đối tượng thứ 2:
         - Hai đứa trẻ:
          + Hoàn cảnh và tính cách:
             . Hoàn cảnh: Nghèo khó, tù túng, đơn điệu, buồn tẻ-một kiểu hoàn cảnh có thể tạo ra sự chết mòn về tinh thần.
            . Tính cách: sự hồn nhiên, ngây thơ trong cách nhìn và rung động; sống với một tấm lòng nhân hậu và thế giới tâm hồn trong sáng, phong phú.
             => Tấm lòng yêu thương, cái nhìn trìu mến của nhà văn dành cho những tâm hồn trẻ thơ.
           + Bóng tối và ánh sáng:
             . Bóng tối: Theo nghĩa thực là của phố huyện trong thời khắc chiều muộn và đêm khuya; theo nghĩa tinh thần là nỗi buồn đang lan toả, thấm thía và trĩu nặng dần trong tâm hồn nhân vật.
             . Ánh sáng: Theo nghĩa thực là của thiên nhiên( ráng chiều, vì sao đom đóm) và của cuộc sống con người ( các loại đèn, bếp lửa); theo nghĩa tinh thần là hồi quang kí ức về một thiên đường đã mất và niềm hi vọng dù le lói, mong manh.
             => Đó là sự đối lập, tương phản giữa cuộc đời thường nhật và khát vọng trong tâm hồn con người.
         * So sánh:
           - Điểm giống:
            + Cả hai tác phẩm đều phát hiện và miêu tả sự đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh.
            + Cả hai tác phẩm đều phát hiện và miêu tả sự đối lập, tương phản giữa ánh sáng và bóng tối mà cả ánh sáng và bóng tối đều hiện diện với nghĩa thực và nghĩa tinh thần.
            - Điểm khác: Cách xử lí mối quan hệ cụ thể của tương quan bóng tối- ánh sáng, tính cách- hoàn cảnh:
             + Ánh sáng và bóng tối:
              . Chữ người tử tù: Sự chiến thắng tuyệt đối của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp với cái xấu xa.
              . Hai đứa trẻ; Ở cảnh thực, ánh sáng có nguy cơ bị bóng tối nuốt chửng, đè bẹp để rồi thay thế hoàn toàn. Ở đời sống tinh thần, ánh hồi quang kí ức có rực rỡ nhưng cũng nhanh chóng vụt tắt, hi vọng có tồn tại song rất mong manh.
              + Tính cách và hoàn cảnh:
                . Chữ người tử tù: Sự chiến thắng tuyệt đối của tính cách với hoàn cảnh:
                  Quản ngục dù sống trong hoàn cảnh đen tối vẫn giữ niềm đam mê cái đẹp và một thiên lương trong sáng.
                  Huấn Cao dù phải đối diện với án tử hình, với cả một hệ thống hiện thân của thế lực đen tối vẫn hiên ngang bất khuất, vẫn bộc lộ tài năng và tấm lòng đáng quý.
                . Hai đứa trẻ: hoàn cảnh có sự tác động ở mức độ nhất định:
                  Cuộc sống nghèo khó, buồn tẻ và không khí buồn lặng của cảnh ngày tàn, chợ tàn thấm vào tâm hồn Liên nỗi buồn man mác.
                  Những khó khăn trong cuộc sống khiến Liên già trước tuổi- đảm đang tháo vát khi vẫn đang còn tuổi trẻ con.
            * Lí giải sự khác biệt:
              - Do bối cảnh xã hội, văn hoá đặc biệt và quan điểm sáng tác khác nhau của các nhà văn cùng thời nên tạo nên những nét vừa tương đồng, vừa dị biệt của Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ trong sử dụng nghệ thuật miêu tả tương phản.
              - Với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn... nên thủ pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh sáng và bóng tối; tính cách và hoàn cảnh cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác.
             - Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên tính cách và hoàn cảnh; ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ.

KẾT LUẬN:
           - Cả hai tác phẩm đều mang màu sắc lãng mạn, thể hiện cái nhìn và những ấn tượng riêng- chủ quan của nhà văn về cuộc sống và con người.
           - Xét về mức độ và những biểu hiện cụ thể, có thể thấy Chữ người tử tù làm mẫu mực của kiểu sáng tác lãng mạn còn Hai đứa trẻ dường như đi chênh vênh trên ranh giới giữa hiện thực và lãng mạn nên tuy có gieo vào lòng người đọc những cảm xúc bâng khuâng, những tình cảm man mác và trí tưởng tượng bay bổng, song đồng thời nó cũng đem đến những cảm nhận thấm thía về đời sống hiện thực của con người.

 
Có ý kiến cho rằng: Nhân vật của Nguyễn Tuân thường là những bậc tài hoa nghệ sĩ.
 Phân tích vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện ngắn Chữ người tử tù để làm sáng tỏ
.
a. Giới thiệu chung:
-  Về tác giả, Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, có phong cách nghệ thuật độc đáo.
- Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc, in trong tập Vang bóng một thời, (1940) tiêu biểu cho đặc điểm văn Nguyễn Tuân.
- Nét nổi bật của nhân vật Nguyễn Tuân  là chất tài hoa nghệ sĩ. Đặc điểm này thể hiện khá rõ qua các nhân vật trong Chữ người tử tù .
 b.  Giới thiệu chung về thế giới nhân vật Nguyễn Tuân: vì Nguyễn Tuân  thường quan sát cảnh vật và con người ở góc độ văn hóa, thẩm mỹ nên các nhân vật của ông, dù nghề nghiệp gì, dù trước hay sau cách mạng…đều toát lên chất nghệ sĩ tài hoa. Đây là một nét khá tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.
c. Phân tích chất tài hoa nghệ sĩ của nhân vật quản ngục và thầy thơ lại .
- Nhân vật quản ngục: chất tài hoa nghệ sĩ thể hiện ở những điểm chính sau:
+ Yêu cái đẹp, yêu đến mức sẵn sàng  đổi cả mạng sống của mình (qua hành động quyết tâm xin chữ và biệt đãi tử tù)….
+ Trân trọng cái tài và nhân cách của Huấn Cao (thể hiện qua thái độ khúm núm khi vào yết kiến Huấn Cao và đặc biệt là khi xin chữ cuối truyện).
- Nhân vật thầy thơ lại: chất tài hoa nghệ sĩ thể hiện ở thái độ  cảm thấy tiếc khi những người có tài phải chết và cử chỉ run run bững chậu mực trong cảnh Huấn Cao cho chữ.
                                                                                                                                              
=>Tóm lại: Tuy là nhân vật phụ nhưng cả hai đều là những  thanh âm trong trẻo…là cái thuần khiết…Không phải là nghệ sĩ nhưng cả hai đều có chất nghệ sĩ, có tâm hồn nghệ sĩ.
d. Phân tích nhân vật Huấn Cao để làm nổi bật chất nghệ sĩ đích thực. Cần làm nổi bật những ý sau:
+ Tài hoa (Viết chữ nhanh và đẹp, chữ thể hiện hoài bão và nhân cách “chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”. Cần làm rõ viết chữ là tài hiếm hoi vì  người viết chữ vừa phải là nghệ sĩ, vừa phải có tri thức, văn hoá, tâm hồn…)
+ Khí phách (Vào tù với thái độ ngang tàng; trả lời quản ngục với thái độ “khinh bạc đến điều”; tư thế “cổ đeo gông, ch

File đính kèm:

  • docTac gia tac pham.doc