Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi - Môn Sinh lớp 9

doc8 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi - Môn Sinh lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP VỀ ADN
I. CÔNG THỨC CƠ BẢN:
1. ADN: 
 a. Các kí hiệu được quy ước.
Kí hiệu
Nghĩa quy ước
Kí hiệu
Nghĩa quy ước
L
Chiều dài
X
Nu loại xitôzin
N
Tổng số nuclêôtit
k
Số lần sao mã
C
Chu kì xoắn
TG
Thời gian
M
Khối lượng phân tử
LK
Liên kết
H (LKH)
Số liên kết hiđrô
đvC
Đơn vị Cacbon
HT
Số liên kết hóa trị
Nu
Nuclêôtit
A
Nu loại Ađênin
%A, %T,
%G, %X
Phần trăm các loại
Nu của gen
T
Nu loại Timin
A1, T1,
G1, X1
Các Nu trên mạch một của gen
G
Nu loại Guanin
A2, T2,
G2, X2
Các Nu trên mạch hai của gen
Các đơn vị thường dùng:
1 cm = 108 
1 = 10-8 cm.
1 mm = 107 
1 = 10-7 mm 
1 m = 104 
1 = 10-4m 
- Kích thước của 1 nu là 3,4.
- Khối lượng của 1 nu là 300 đvC.
- Khối lượng trung bình 1 axit amin là 110 đvC.
	b. Công thức về cấu trúc của gen.
	- Số Nu từng loại:
	A = T ; G = X	A + G = T + X	
	Hoặc: 	A = T = 	; 	G = X = 
	A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2
	G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2
- Số nuclêôtit trên từng mạch đơn ADN.
A1 = T2 
	A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2
T1 = A2
G1 = X2 
	G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2
X1 = G2
- Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong ADN:
%A + %G = %T + %X = 50%
%A + % T + %G + %X = 100%
	%A = %T = = 
	%G = %X = = 
	%A = %T = 
	%G = %X = 
- Tổng số nucleotit trong ADN:
N = A + T + G + X
Hoặc: N = 2A + 2G = 2T + 2X = 2T + 2G = 2A + 2X
N = = 20C = = Nmạch đơn x 2 = 2A + 2G = 
- Tổng số nuclêôtit trên 1 mạch đơn ADN:
 = A + G = A + X = T + G = T + X
- Khối lượng của phân tử ADN hoặc gen:
MADN = N x 300 đvC
	- Chiều dài của phân tử ADN hoặc gen:
LADN = hoặc LADN = 
- Chu kì xoắn:
 C = hoặc C = 
	- Tổng số liên kết Hidro của phân tử ADN:
	HADN = 2A + 3G = 2T + 3X.
	- Tổng số liên kết cộng hóa trị:
	HT = 2. (N – 1)
	- Tổng số phân tử ADN con được tạo ra từ 1 phân tử ADN ban đầu:
	+ Tự nhân đôi 1 lần: 21
	+ Tự nhân đôi k lần: 2k
	- Tổng số nuclêôtit các loại môi trường cung cấp cho 1 phân tử ADN:
	+ Tự nhân đôi 1 lần: Nmt = NADN
	+ Tự nhân đôi k lần: Nmt = NADN (2k – 1).
	- Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho 1 phân tử ADN:
	+ Tự nhân đôi 1 lần: 	Amt = Tmt = AADN = TADN
	Gmt = Xmt = GADN = XADN
+ Tự nhân đôi k lần: 	Amt = Tmt = AADN(2k – 1) = TADN(2k – 1)
	Gmt = Xmt = GADN(2k – 1) = XADN(2k – 1)
- Số nuclêôtit mỗi loại trong các gen con:
A = T = 2k . AADN = 2k . TADN 	; 	G = X = 2k . GADN = 2k . XADN 
- Tổng số liên kết hidro bị cắt đứt khi 1 phân tử ADN tự nhân đôi:
+ Tự nhân đôi 1 lần: H = HADN
	+ Tự nhân đôi k lần: H = HADN (2k – 1)
2. mARN:
	a. Các kí hiệu được quy ước.
Kí hiệu
Nghĩa quy ước
Kí hiệu
Nghĩa quy ước
rN
Tổng số Nu của mARN
MARN
Khối lượng phân tử của ARN.
Am, Um, Gm, Xm
Các đơn phân của mARN.
HTARN
Liên kết hidro của ARN.
LARN
Chiều dài phân tử mARN.
	b. Các công thức.
	- Số lượng từng loại:
	A = T = Am + Um
	G = X = Gm + Xm
	- Tổng số Nu của ARN: (rN)
	rN = Am + Um + Gm + Xm 
	Hoặc:	rN = = 
	- Tỉ lệ phần trăm:
	% A = %T = 	hay 	%Am = 2.%A – Um = 2.%T - Um
	%G = % X = 	%Gm = 2.%X – Xm = 2.%G - Xm
- Khối lượng phân tử của ARN:
MARN = rN . 300đvc = . 300 đvc
- Chiều dài của ARN:
 LARN = rN . 3,4A0 = . 3,4 A0
	- Liên kết Hidro:
	HTARN = rN – 1 + rN = 2 .rN -1
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài tập 1: Một phân tử ADN có tỉ lệ % nuclêôtit loại T = 20% tổng số Nu của ADN.
	a/ Tính tỉ lệ % nuclêôtit mỗi loại còn lại.
	b/ Nếu số lượng nuclêôtit loại X = 300000 thì hãy tìm số lượng mỗi loại Nu còn lại.
	ĐS:	a/ %A = %T = 20 ; %G = %X = 30
	b/ A = T = 200000 ; G = X = 300000
Bài tập 2: Một phân tử ADN có số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 là: A1 = 8000, T1 = 6000, G1 = 4000 ; X1 = 2000.
	a/ Tính số lượng Nu mỗi loại trên mạch 2.
	b/ Tính tính số Nu mỗi loại của cả phân tử ADN.
	ĐS:	a/ A1 = T2 = 8000 ; A2 = T1 = 6000, X2 = G1 = 4000 ; G2 = X1 = 2000.
	b/ AADN = TADN = 14000 ; GADN = XADN = 6000
Bài tập 3: Một gen có và số nuclêôtit trên một mạch gen là 1200. Tính số lượng và tỉ lệ % mỗi loại Nu trong gen.
	ĐS: 	A = T = 480 ; G = X = 720	
	%A = %T = 20% ; %G = %X = 30%
Bài tập 4: Một gen có A – G = 25% tổng số Nu trong gen và có nuclêôtit loại A = 750. Tính % và số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen.
	ĐS: 	%A = %T = 37,5% ; %G = %X = 12,5%
	A = T = 750 ; G = X = 250.
Bài tập 5: Một đoạn ADN có A = 240 = 10% tổng số nuclêôtit của đoạn ADN.
	a/ Tìm tổng số nuclêôtit của đoạn ADN.
	b/ Tính chiều dài của đoạn ADN.
	c/ Tính khối lượng phân tử của ADN.
	ĐS: 	a/ 2400 ;	b/ 4080 	c/ 720000 đvC.
Bài tập 6: Một gen có liên kết hidro là 3800. Trên mạch 1 của gen có A1 = 100 , T1 = 300.
	a/ Tìm tổng số nuclêôtit của gen.
	b/ Tính chiều dài của gen.
	ĐS: 	a/ 2800 ;	b/ 4760 	
Bài tập 7: Một gen có số liên kết hidro giữa các cặp A và T là 1900. Trên mạch 2 của gen có G2 = X2 = 150.
a/ Tính tổng số nuclêôtit của gen.
	b/ Tính chiều dài của gen.
	c/ Tính khối lượng phân tử của gen.
ĐS: 	a/ 2500 ;	b/ 4250 	c/ 750000 đvC.
Bài tập 8: Một đoạn ADN có T = 800, X = 700. Khi đoạn ADN tự nhân đôi 3 lần thì hãy xác định.
	a/ Số đoạn ADN con được tạo ra.
	b/ Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của ADN.
	ĐS: 	a/ 8	b/ Amt = Tmt = 5600 ; Gmt = Xmt = 4900
Bài tập 9: Một gen có A = 600Nu, G = 900Nu
a/ Tổng số Nu của gen là bao nhiêu?
b/ Khi gen trên nhân đôi liên tiếp 2 lần thì cần cung cấp bao nhiêu Nu mỗi loại?
ĐS: 	a/ 3000	b/ Amt = Tmt = 1800 ; Gmt = Xmt = 2700
Bài tập 10: Một gen có A = 20% tổng số Nu của gen và G = 900. Khi gen tự nhân đôi 1 số lần, môi trường nội bào đã cung cấp 900 Nu loại A.
	a/ Xác định số lần gen tự nhân đôi ?
	b/ Số gen con được tạo thêm là bao nhiêu ?
	c/ Tổng số Nu mỗi loại còn lại môi trường phải cung cấp.
	ĐS: 	a/ 4	b/ 15	c/ Tmt = 9000 ; Gmt = Xmt = 13500
Bài tập 11: Một gen tự nhân đôi 1 số lần người ta thấy có 14 mạch đơn mới được tạo ra. Mạch đơn thứ nhất của gen có A1 = G1 = 550, T1 = X1 = 150.
	a/ Xác định số lần gen tự nhân đôi ?
	b/ Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của ADN ?
	ĐS: 	a/ 3	b/ Amt = Tmt = Gmt = Xmt = 700
Bài tập 12: Một phân tử ADN chứa 650 Nu loại X, số Nu loại T bằng 2 lần số Nu loại X.
a/ Tính chiều dài của phân tử ADN đó (ra micrômet)
b/ Khi phân tử ADN này nhân đôi 4 lần thì nó cần bao nhiêu Nu tự do trong môi trường nội bào?
	ĐS: 	a/ 0,663	b/ Amt = Tmt = 19500 ; Gmt = Xmt = 9750
Bài tập 13: Trong một phân tử ADN, hiệu số giữa Nu loại A với một lọai Nu khác bằng 10% tổng số Nu của đọan ADN. Co biết số Nu loại T bằng 900.
a/ Tính chiều dài đọan ADN.
b/ Tính số liên kết hiđrô và liên kết cộng hóa trị có trong đoạn ADN.
	ĐS: 	a/ 5100 	b/ H = 3600 ; HT = 5998
Bài tập 14: Phân tích thành phần hóa học của một phân tử ADN, người ta có kết quả sau: A1 = 1000 Nu ; G1 = 3000 Nu ; A2 = 2000 Nu, G2 = 4000 Nu.
	a/ Xác định số Nu mỗi loại trên từng mạch và trong cả phân tử ADN.
	b/ Tính chiều dài của phân tử ADN ?
	c/ Tính số liên kết hidro trong phân tử ADN ?
	ĐS:	a/ A1 = T2 = 1000 ; T1 = A2 = 2000 ; G1 = X2 = 3000 ; X1 = G2 = 4000.
	b/ 34000 	c/ 27000
Bài tập 15: Một phân tử ADN có chiều dài là 102000 , số Nu loại A bằng 1/5 Nu loại G. hãy xác định:
	a/ Tổng số Nu các loại trường cần cung cấp khi gen nhân đôi 4 lần ? Số Nu mỗi loại môi trường cần cung cấp khi ADN nhân đôi 
	b/ Nếu phân tử ADN nói trên tự nhân đôi 1 số lần và môi trường đã cung cấp 77500 Nu loại A. Hãy xác định số lần tự nhân đôi của phân tử ADN ?
	ĐS: 	a/ N = 450000 ; Amt = Tmt = 37500 ; Gmt = Xmt = 187500	b/ 5
Bài tập 16: Một gen có số liên kết hidro là 2850. Hiệu số giữa A và G bằng 30% tổng số Nu của gen.
	a/ Tính số Nu mỗi loại của gen.
	b/ Tính chiều dài của gen.
	c/ Tính số liên kết hidro trong các gen con được tạo ra khi gen ban đầu tự nhân đôi 2 lần ?
	ĐS: 	a/ A = T = 1020 ; G = X = 255	b/ 4335 	c/ 11220.
Bài tập 17: Một phân tử ADN có khối lượng phân tử là 2100000 đvC, trong đó T = 16% tổng số Nu.
	a/ Xác định số lượng các loại Nu trong phân tử.
	b/ Khi phân tử ADN tự nhân đôi. Hỏi môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu Nu? 
	ĐS: 	a/ A = T = 1120 ; G = X = 2380	b/ 7000
Bài tập 18: Một phân tử ADN có 4752 liên kết hidro, trong đó Nu loại T = 18% tổng số Nu.
	a/ Xác định số lượng các loại Nu trong phân tử.
	b/ Khi phân tử ADN tự nhân đôi 4 đợt. Hỏi môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu Nu các loại? 
	ĐS: 	a/ A = T = 648 ; G = X = 1152 	b/ Amt = Tmt = 9720 ; Gmt = Xmt = 17280
Bài tập 19: Một mạch đơn của phân tử ADN có 480 Nu, trong đó Nu loại T –X = 240 Nu.
	a/ Xác định thành phần phần trăm các loại Nu trong phân tử.
 	b/ Khi phân tử ADN tự nhân đôi 3 đợt. Hỏi môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu Nu các loại? 
	ĐS: 	a/ %A = % T = 37,5	 ; %G = %X = 12,5
	b/ Amt = Tmt = 2520 ; Gmt = Xmt = 840
Bài tập 20: Một phân tử ADN có chứa 150000 vòng xoắn, hãy xác định:
	a/ Chiều dài và số lượng Nu của ADN.
	b/ Số lượng từng loại Nu của ADN. Biết rằng số Nu loại A chiếm 15% tổng số Nu.
	ĐS: 	a/ 5100000 ; 300000 Nu	b/ A = T = 450000 ; G = X = 1050000
Bài tập 21: Một gen có chiều dài 4080 và có tỉ lệ .
	a/ Xác định số vòng xoắn và số Nu của gen.
	b/ Tính số lượng Nu từng loại và số kiên kết hido của gen.
	ĐS: 	a/ C = 120 ; 2400 Nu	b/ A = T = 480 ; G = X = 720 ; H = 3120.
Bài tập 22: Một gen có 90 chu kì xoắn và có số Nu loại A – G = 10% tổng số Nu của gen. Hãy xác định:
	a/ Số lượng và tỉ lệ từng loại Nu của gen.
	b/ Chiều dài của gen.
	ĐS: 	a/ A = T = 540 ; G = X = 360 ; %A = %T = 30% ; %G=%X = 20%.
	b/ 3060 
Bài tập 23: Một gen có chiều dài 0,51 micromet và có hiệu số giữa G và A bằng 10% tổng số Nu của gen. Gen tiến hành nhân đôi liên tiếp 5 lần. Xác định.
	a/ Số vòng xoắn và số lượng từng loại Nu của gen.
	b/ Số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp cho gen nhân đôi.
	c/ Số lượng từng loại Nu có trong gen con được tạo ra.	
	ĐS: 	a/ 150 vòng ; A = T =600 ; G = X = 900
	b/ Amt = Tmt = 18600 ; Gmt = Xmt = 27900
	c/ A = T = 19200 ; G = X = 28800
Bài tập 24: Một gen tự nhân đôi 2 lần và đã sử dụng của môi trường 5400 Nu, trong số đó có 1215 Nu thuộc loại A.
	a/ Xác định số vòng xoắn và chiều dài của gen bằng micromet.
	b/ Xác định số lượng từng loại Nu của gen.
	c/ Các gen con được tạo ra có tổng số bao nhiều Nu từng loại ?
	ĐS: 	a/ 90 vòng ; 3060 	b/ A = T = 405 ; G = X = 495
	c/ A = T = 1620 ; G = X = 1980
Bài tập 25: Một gen tự nhân đôi 4 lần và các gen con tạo ra có chứa 16800 Nu loại X và 7200 Nu loại T. Hãy xác định.
	a/ Số lượng từng loại Nu của gen.
	b/ Tổng số Nu, số vòng xoắn và chiều dài của gen.
	c/ Số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp cho gen nhân đôi.
	ĐS: 	a/ A = T = 450 ; G = X = 1050
	b/ 3000 Nu ; 150 vòng ; 5100 
	c/ Amt = Tmt = 6750 ; Gmt = Xmt = 15750
Bài tập 26: Cho 2 gen A và B có số lần nhân đôi không bằng nhau và đã tạo ra 24 gen con. Biết gen A có số lần nhân đôi nhiều hơn gen B.	
	a/ Tìm số lần nhân đôi của mỗi gen.
	b/ Chiều dài của 2 gen A và B bằng 6120 . Biết số lượng Nu của gen B bằng 2 lần gen A. Xác định số lượng Nu môi trường đã cung cấp cho mỗi gen A và B nhân đôi.
	ĐS: 	a/ A = 4 lần ; B = 3 lần.	b/ A = 18000 nu ; B = 16800 Nu.
Bài tập 27: Có một mạch trên đoạn gen có trật tự các Nu như sau:
	A – X – T – G – A – T – A – X – G – G – T – A - 
	a/ Hãy viết trật tự các Nu của mạch còn lại và cả đoạn gen.
	b/ Nếu đoạn gen này tự nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:
	- Số lượng Nu môi trường cung cấp ?
	- Số Nu có trong các gen con ?
	- Viết trật tự các Nu của mỗi gen con ?
	ĐS: 	b/ 168 Nu ; 192 Nu
Bài tập 28: Hai gen có tổng số 210 vòng xoắn, số Nu của gen I bằng 2/5 số Nu của gen II. Hai gen nhân đôi tổng số 8 lần, riêng gen I đã nhận của môi trường 8400 Nu. Hãy xác định:
	a/ Chiều dài mỗi gen.
	b/ Số lần nhân đôi của mỗi gen.
	c/ Số lượng Nu môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của 2 gen và số lượng Nu có trong các gen con được tạo ra.
	ĐS: 	a/ L1 = 2040 ; L2 = 5100 	b/ gen I = 3 lần ; gen II = 5 lần
	c/ gen I + gen II = 101400 Nu ; số Nu gen con = 105600 Nu
Bài tập 29: Hai gen nhân đôi một số lần bằng nhau và đã tạo ra tổng số 16 gen con. Trong quá trình nhân đôi đó, gen I đã sử dụng của môi trường 14952 Nu và số Nu chứa trong các gen con tạo ra từ gen II là 19200. Hãy xác định:
	a/ Số lần nhân đôi của mỗi gen.
	b/ Số lượng Nu của mỗi gen.
	ĐS: 	a/ 3 lần	b/ gen I = 2136 Nu ; gen II = 2400 Nu.
Bài tập 30: Một gen dài 0,408 m, có 720 A. Mạch mARN được tổng hợp từ gen có 240 Um và 120 Xm. Xác định số ribonucleotit còn lại của mARN.
	ĐS:	Am = 480	; 	Gm = 360
Bài tập 31: Một gen có hiệu giữa Nu loại T với loại Nu khác bằng 10% số Nu của gen. Mạch đơn mang mã gốc của gen có 20% Nu loại A (so với cả mạch). Mạch bổ sung của gen có 10 % Nu loại X (so với của mạch). Xác định tỉ lệ % các loại ribonucleotit của mARN được tổng hợp từ gen đó.
	ĐS: 	Am = 40%, Um = 20% , Gm = 30%, Xm = 10%

File đính kèm:

  • docBAI TAP ADN HSG SINH 9.doc