Tài liệu bồi dưỡng Tiếng việt – Lớp 4, 5

doc14 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu bồi dưỡng Tiếng việt – Lớp 4, 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së gi¸o dôc & ®µo t¹o thanh ho¸
&
Tµi liÖu båi d­ìng 
TiÕng viÖt – Líp 4, 5
&
GV: NguyÔn ThÞ Thu HiÒn
 Tr­êng TiÓu häc §«ng Xu©n
Th¸ng 7/ 2007
Bồi dưỡng Tiếng Việt 5
Dạng 1: Phân loại từ trong câu ( dựa vào định nghĩa và dựa vào cấu tạo )
Loại 1: Dựa vào định nghĩa 
Bài 1: Từ thật thà trong các câu dưới đây là danh từ , động từ hay tính từ ? Hãy chỉ rõ từ thật thà giữ chức vụ gì trong mỗi câu :
a.Chị Loan rất thật thà .
b.Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.
c.Chị Loan ăn nói thật thà dễ nghe
d.Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan . 
Bài 2: Xác định các danh từ, động từ, tính từ trông 2 câu thơ của Bác Hồ : 
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”
Bài 3: 
1.X¸c ®Þnh tõ lo¹i ( DT- §T- TT) cña tõng ch÷ in nghiªng trong c¸c c©u dưíi ®©y:
a.Ánh n¾ng chiÕu qua cöa sæ, in lªn mÆt chiÕu.
b. Chóng ta ngåi vµo bµn ®Ó bµn c«ng viÖc.
c. T«i ®Ò nghÞ xem xÐt l¹i nh÷ng ®Ò nghÞ cña anh.
d.T«i tin cËy anh v× anh lµ ngêi ®¸ng tin cËy.
Bài 4: Tìm tính từ có trong đoạn văn sau . Phân loại các tính từ thành 2 loại :
 + Tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ.
 + Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ .
 “ Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm , nhiều hình mặt nguyệt , ven cánh có răng cưa lượn lờ đờ như trôi trong nắng ... Loại bướm nhỏ đen kịt là là theo chiều gió ...Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông”.
Bài 5:
a. Hãy chỉ ra danh từ, động từ, tính từ trong câu sau :
 Ngay /thềm /Lăng, /mười tám/ cây vạn tuế/ tượng trưng/ cho/ một /đoàn quân/ danh dự/ đứng /trang nghiêm . 
 b. Đặt 1 câu trong đó có chủ ngữ là tính từ .
Bài 6:Tìm các tính từ trong khổ thơ sau :
“Việt Nam đẹp khắp trăm miền ,
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Xóm làng , đồng ruộng , rừng cây ,
Non cao gió dựng , sông đầy nắng chang.
Sum sê xoài biếc , cam vàng ,
Dừa nghiêng, cau thẳng, hang hang nắng soi.”
Bài 7: Xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ ) của các từ trong thành ngữ sau:
a.Đi ngược về xuôi
b.Nhìn xa trông rộng .
c.Nước chảy bèo trôi.
Bài 8: Tìm tính từ trong câu sau :
Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi ,béo cái béo của trứng gà ,ngọt cái vị của mật ong già hạn . 
 Loại 2:Dựa vào cấu tạo
Bài 1:
a. Cho các từ sau : núi đồi , rực rỡ , chen chúc , vườn , dịu dàng , thành phố , ăn , đánh đập .
 Hãy sắp xếp các từ trên thành 2 nhóm 
 - Dựa vào cấu tạo.( TĐ-TG-TL)
 - Dựa vào từ loại .(DT-ĐT-TT)
b.Cho đoạn văn : Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên . Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ . Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng .
Tìm từ đơn, từ ghép , từ láy trong các câu trên .
Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu trên 
Bài 2: Xếp các từ : Châm chọc , chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột sau :
Từ láy
Từ ghép
Bài 3:Cho các từ : gầm, vồ, tha, rượt, cắn, chộp, quắp, đuổi, ngoạm, rống .
a.Hãy xếp các từ trên thành nhóm từ cùng nghĩa .
b.Nêu nghĩa chung của từng nhóm từ đã phân loại nói trên.
Bài 4:
 a.Xếp các từ sau thành những cặp từ trái nghĩa : cười , gọn gàng , mới , hoang phí , ồn ào , khéo , đoàn kết , nhanh nhẹn , bừa bãi , khóc , lặng lẽ , chia rẽ , chậm chạp , vụng , tiết kiệm.
 b.Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại , 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh .
Bài 5:
a. Tạo một từ ghép, một từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ ,trắng ,vàng , đen 
b.Ghép các tiếng ở mỗi dòng sau để tạo nên những từ ghép có nghĩa tổng hợp :
-Quần, áo, khăn,mũ.
-Gian, ác, hiểm, độc.
Bài 6 : Cho các từ sau : mải miết, xa xôi, xa lạ , phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.
a.Xếp những từ trên thành hai nhóm : từ ghép, từ láy.
b.Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên.
Bài 7 :
a. Cho đoạn văn sau : 
“Đêm về khuya lặng gió .Sương phủ trắng mặt sông .Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp , lúc đầu cò loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền “.
 -Tìm những từ láy có trong đoạn văn trên .
 - Phân loại các từ láy theo kiểu đã học.
 b.Ghép các tiếng sau thành 8 từ ghép có nghĩa tổng hợp : Giá , lạnh , rét, buốt .
Bài 8:
 a.Xác định rõ 2 kiểu từ ghép : Từ ghép có nghĩa phân loại , từ ghép có nghĩa tổng hợp trong số các từ ghép sau :
 Nóng bỏng , nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá. 
b.Cho đoạn văn sau :
“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới .... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót”
Bài 9:
a. Hãy tạo thành 10 từ ghép bằng cách ghép các tiếng sau: 
 Yêu , thương , quý , mến , kính .
b.Điền thêm tiếng vào chỗ trông sau mỗi tiếng dưới đây để tạo ra 2 từ ghép có nghĩa phân loại và 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp :
 Làng ....; Ăn........; Vui........
Bài 10:
a. Em hãy ghép 5 tiếng sau đây thành 9 từ ghép thích hợp : Thích , quý , yêu , thương , mến .
b.Phân các từ ghép dưới đây thành 2 loại : Từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp : Học tập , học đòi , học hành , học gạo , học lỏm , học hỏi , học vẹt ; anh cả , anh em , anh trai , anh rể ; bạn học , bạn đọc , bạn đường.
Bài 11:
 a. Hãy phân các từ dưới đây thành 6 nhóm từ cùng nghĩa , gần nghĩa :
 Máy bay , tàu hỏa , vui vẻ , đẹp , nhỏ , rộng , xe hỏa , phi cơ , xinh , bé , rộng rãi , xe lửa , tàu bay , kháu khỉnh , loắt choắt, bao la , mênh mông , phấn khởi .
b.Phân biệt nghĩa bằng 2 từ láy trong từng cặp từ dưới đây bằng cách đặt câu với mỗi từ :
 - Đủng đỉnh , đủng đà đủng đỉnh 
 - Bồi hồi , bổi hổi bồi hồi .
Bài 12: 
 a.Tìm 2 từ cùng nghĩa , gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ chăm chỉ . Đặt câu với 1 trong các từ mới tìm được .
b.Căn cứ vào nghĩa của từ,hãy phân các từ dưới đây thành 4 nhóm từ cùng nghĩa,gần nghĩa: 
 Tổ quốc , thương yêu , kính yêu , non sông , đất nước , thanh bạch , anh hùng , gan dạ , yêu thương, giang sơn, anh dũng, thanh đạm, xứ sở, yêu mến, dũng cảm, nôn nước, quý mến, thanh cao, can đảm, quê hương .
 Bài 13: Cho các từ : người chiến sĩ , xông lên , nữ du kích , chú bé liên lạc, nhận khuyết điểm, cứu bạn, chống lại cường quyền, trước kẻ thù, nói lên sự thật , bênh vực lẽ phải . 
a.Ghép từ dũng cảm với từng từ ngữ ở trên dể tạo thành những tập hợp từ có nghĩa .
b.Tìm 2 từ cùng nghĩa , gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ dũng cảm 
Bài 14: 
a. Hãy tìm 5 từ ghép , 5 từ láy nói về tình cảm , phẩm chất của con người . Đặt 1 câu với 1 trong số những từ đã tìm được ở trên .
b.Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành . Hãy đặt 1 câu với 1 trong 3 cặp từ trái nghĩa ấy .
Bài 15: Cho các từ sau : vạm vỡ , trung thực , đôn hậu , tầm thước , mảnh mai , béo , thấp , trung thành , gầy , phản bội , cao , yếu , hiền , cứng rắn , giả dối .
a.Dựa vào nghĩa , xếp các từ trên vào 2 nhóm và đặt tên cho từng nhóm . 
b.Tìm các cặp từ trái nghĩa trong mỗi nhóm .
Bài 16: Cho các từ sau : thật thà , bạn bè , hư hỏng , san sẻ , chăm chỉ , bạn học , gắn bó , bạn đường , ngoan ngoãn , giúp đỡ , bạn đọc , khó khăn .
 Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm :Từ ghép tổng hợp , từ ghép phân loại , từ láy .
Bài 17: Cho các từ : bánh dẻo , bánh nướng , bánh cốm , bánh nếp , bánh rán , bánh ngọt , bánh mặn , bánh cuốn , bánh gai là từ ghép loại gì tìm căn cứ để chia các từ ghép đó thành 3 nhóm .
Dạng 2:Xác định chức vụ ngữ pháp trong câu.
Bài 1: Xác định các bộ phận chủ ngữ , vị ngữ , trạng ngữ trong mỗi câu sau :
a.Sáng sớm , bà con trong các thôn đã nườm nượp dổ ra đồng.
b.Đêm ấy , bên bếp lửa hồng , ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng .
c.Sau những cơn mưa xuân , một màu xanh non ngọt ngào , thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi .
d.Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy , người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao .
Bài 2: Xác đinh bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu sau:
a.Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền..
b.Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ .
c.Học quả là khó khăn , vất vả .
Bài 3: Xác đinh các bộ phận trạng ngữ , chủ ngữ , vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau: 
 “ Hồi còn đi học , Hải rất say mê âm nhạc . Từ cái căn gác nhỏ của mình , Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt , ồn ã của thành phố thủ đô” 
Bài 4: Xác dịnh các bộ phận trạng ngữ , chủ ngữ , vị ngữ trong mỗi câu sau :
a.Nhờ có bạn bè giúp đỡ , bạn Hòa đã cố nhiều tiến bộ trong học tập và tu dưỡng bản thân 
b.Đêm ấy , bên bếp lửa hòng , cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng .
c.Vào một đêm cuối xuân 1947 , khoảng hai giờ sáng , trên đường đi công tác , Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà bên đường .
d.Cái hình ảnh trong tôi về cô , đến bây giờ , vẫn còn rõ nét .
Bài 5: Xác đinh bộ phận chủ ngữ , vị ngữ trong những câu sau :
a.Lớp thanh niên ca hát,nhảy múa.Tiếng chiêng , tiéng cồng , tiéng đàn tơ – rưng vang lên 
b.Mỗi lần tết dến , đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội , lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân
Bài 6: Xác định các bộ phận chủ ngữ , vị ngữ , trạng ngữ trong mỗi câu sau: 
a. Khi một ngày mới bắt đầu , tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường . 
b .Ở mảnh đất ấy , những ngày chợ phiên , dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm . 
c. Do học hành chăm chỉ , chị tôi luôn đứng đầu lớp suốt cả năm học . 
Bài 7: Xác định các bộ phận chủ ngữ , vị ngữ , trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a.Buổi sớm , ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ, con thuyền sẽ tới được bờ .
b.Sống trên cái đất mà ngày xưa , dưới sông cá sấu cản trước mũi thuyền trên cạn hổ rình xem hát này , con người phải thông minh và giàu nghị lực .
c.Trong đêm tối mịt mùng , trên dòng sông mênh mông , chiếc xuồng của má Bảy trở thương binh lặng lẽ trôi . 
d..Ngoài đường , tiếng mưa rơi lộp độp , tiếng chân người chạy lép nhép .
e.Trên bãi cỏ rộng , các em nhỏ xinh xắn nô đùa vui vẻ .
g.Mùa xuân , những tán lá xanh um che mát cả sân trường.
h.Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốn trắng sáng có khúc ngoằn nghèo, có khúc trườn dài .
i. Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran .
k.Những khi đi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người ngủ lại trong lều.
Bài 8:. X¸c ®Þnh CN-VN trong trong c©u v¨n sau vµ cho biÕt nã lµ c©u ®¬n hay c©u ghÐp ?
a.V× nh÷ng ®iÒu ®· høa víi mäi ngưêi, nã cè g¾ng rÌn luyÖn thËt tèt.
b. V× nh÷ng ®iÒu ®· høa víi mäi ngưêi nªn nã cè g¾ng rÌn luyÖn thËt tèt.
c. Mµu xanh mưît mµ cña ®¸m cãi cao ãng lªn c¹nh mµu xanh m¬n mën cña ®¸m lóa ®ang th× con g¸i.
d. Đột ngột và mau lẹ, chú ve ráng hết sức rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve.
Dạng 3: Phân loại câu .
Bài 1: Dựa vào cấu tạo , cho biết các câu sau thuộc kiểu câu gì ? Xác định chức vụ ngữ pháp( TN – CN – VN) của từng câu:
a.Đến giờ ra chơi , học trò ngạc nhiên nhìn trông: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy ! 
b.Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp.
c.Ở đây , gió biển thổi về rất dễ chịu .
d.Ngoài đồng , lúa xanh mơn mởn .
e.Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc sau, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre..
g.Vì mẹ em làm việc quá sức nên mẹ bị ốm .
h.Tuy vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả nhưng mẹ em trồng được rất nhiều rau xanh .
Bài 2 : Đặt câu có các cặp quan hệ từ sau : 
 Nếu .... thì........ ......càng .......càng......
 Vì ........nên...... Sở dĩ............là vì.......
Bài 3 : 
a. Đặt 1 câu đơn .
b.Đặt câu ghép đẳng lập có : 
 - Hai vế câu ngăn cách với nhau bằng dâu hai chấm.
 - Hai vế câu ngăn cách với nhau bằng dấu chấm phẩy.
 - Hai vế câu ngăn cách với nhau bằng từ chỉ quan hệ “ và” 
 - Hai vế câu ngăn cách với nhau bằng từ chỉ quan hệ “rồi “ 
 - Hai vế câu ngăn cách với nhau bằng từ chỉ quan hệ “nhưng”
 - Hai vế câu ngăn cách với nhau bằng từ chỉ quan hệ “còn “ 
 - Hai vế câu ngăn cách với nhau bằng từ chỉ quan hệ “hay”
c. Đặt câu ghép chính phụ có hai vế câu ngăn cách với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ: 
 Tuy .... nhưng ...... Chẳng những .......mà còn
Dạng 4 : Chữa câu sai 
Bài 1: Chữa lại mỗi câu sau đây bằng 2 cách(Chỉ được thay đổi nhiều nhất 2 từ ở mỗi câu) 
a.Vì bão to nên cây không bị đổ.
b.Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ .
Bài 2 : Chỉ ra chỗ sai ở mỗi câu dưới đây và viết lại cho hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp : 
a.Tuy vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả .
b. Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp,đội mũ sắt,vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc. 
c.Vì mẹ bị ốm nên mẹ làm việc quá sức. 
Bài 3 : Chữa lại mỗi câu sai ngữ pháp dưới đây bằng 2 cách : Thêm từ ngữ , bớt từ ngữ 
a.Trên khuôn mặt bâù bĩnh , hồng hào, sáng sủa.
b.Để chi đội lớp 5A trở nên vững mạnh , dẫn đầu toàn liên đội .
c.Qua bài thơ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng .
Bài 4 : Nhận xét chỗ sai của mỗi câu sau và viết lại cho đúng ngữ pháp Tiếng Việt .
a.Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non .
b.Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé , đơn sơ mà ấm cúng.
Bài 5 : Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ :
 “ Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi dây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.” 
Bài 6 : Chữa lại mỗi câu sai dưới đây bằng 2 cách : ( chỉ được thay đổi nhiều nhất 2 từ ở mỗi câu )
a.Vì sóng to nên thuyền không bị đắm .
b.Tuy Minh đau chân nhưng bạn phải nghỉ học .
Bài 7 : Cho câu sau : Mẹ con đi chợ chiều mới về .
 Ghi lại 5 cách ngắt câu , để câu trên có 5 cách hiểu khác nhau(Ghi rõ : ai nói, nói với ai ? ) 
Bài 8: Tìm từ sai trong từng câu dưới đây và sửa lại cho đúng :
a.Chúng ta cần tố cáo những khuyết điểm của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ .
b.Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành phố .
Bài 9 ; Một bạn viết những câu dưới đây . Theo em , cách diễn đạt trong các câu này trong các câu đã hợp lý chưa ? Vì sao ? 
a.Bạn Dũng lúc thì hiền lành, lúc thì chăm chỉ .
b.Anh bộ đội bị hai vết thương: một vết thương ở cánh tay,một vết thương ở Điện Biên Phủ 
Bài 10 : Có thể viết các câu như dưới đây được không ? Vì sao ? 
a.Nam có 10 quyển sách vở .
b.Mẹ mua cho con 3 sách , mẹ nhé !
Bài 11 : Ngắt đoạn sau thành những câu đúng ngữ pháp và đặt dấu chấm cuối mỗi câu . Viết hoa chữ cái đầu câu : 
 Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi lại chạy bất tận những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều , khi ánh hoàng hôn buông xuống , em lại ra sông hóng mát trong sự yên lặng của dòng sông , em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanhvà lòng em trở nên thảnh thơi , trong sáng vô cùng .
Bài 12: Điền các dấu câu đã học ( dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm ,dấu chấm cảm ,dấu chấm hỏi ,dấu gạch ngang ) vào đoạn văn dưới đây .Nhớ viết hoa đầu câu : 
 trên bờ sông một con Rùa đang cố sức tập chạy một con Thỏ thấy thế liền mỉa mai 
 chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy 
 Rùa đáp 
 anh đừng giễu tôi anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn .
Bài 13 : Có thể thay thế cụm từ ngày nào cũng trong câu :Chúng em ngày nào cũng thuộc bài trước khi đến lớp bằng những từ hoặc cụm từ nào mà có nghĩa của câu về cơ bản không thay đổi 
Bài 14:§iÒn dÊu thÝch hîp vµo ®o¹n v¨n vµ chÐp l¹i cho ®óng:
 “ H»ng ngµy b»ng tinh thÇn vµ ý chÝ vư¬n lªn dưíi trêi n¾ng gay g¾t hay tuyÕt r¬i hµng triÖu trÎ em trªn thÕ giíi cïng ®i häc nÕu phong trµo häc tËp Êy bÞ ngõng th× nh©n lo¹i sÏ ch×m trong sù ngu dèt trong sù d· man”.
Dạng 5 : Viết đoạn văn ngắn 
Bài 1 ; Viết đoạn văn ngắn tả lại một bữa cơm thân mật , đầm ấm trong gia đình em , trong đó có sử dụng các kiểu câu : câu kể , câu cảm, câu hỏi , câu cầu khiến 
Bài 2 : Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu ) nói về mùa xuân ,trong đó có sử dụng một câu hỏi , một câu kể , một câu cảm, một câu cầu khiến .
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về một buổi vui chơi thích thú của em trong mùa hè năm nay.
Bài 4: Viết đoạn văn ngắn tả lại một cảnh vui chơi của em cùng các bạn giữa sân trường 
Bài 5: Viết đoạn văn ngắn tả lại cảnh vật trên quê hương em mà em thích nhất .
Bài 6: Viết đoạn văn ngắn tả lại món quà mà em được cha mẹ ( bạn bè , người thân ) tặng cho em nhân ngày sinh nhật ( hoặc ngày lễ tết, .....)
Bài 7: Viết đoạn văn ngắn tả một cây có bóng mát ở sân trường ( hoặc nới em ở ) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó .
Bài 8: Viết một đoạn văn ngắn tả lại một người thân trong gia đình màem luôn gần gũi và quý mến .
Bài 9: Viết một đoạn văn ngắn tả lại cảnh vui chơi của em và các bạn mà em thích thú nhất 
Bài 10: Viết một đoạn văn ngắn kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với cô giáo ( thầy giáo ) trong trường.
Bài 11: Viết đoạn văn ngắn kể lại ấn tượng của em dưới mái trường Tiểu học
Bài 12: Viết một đoạn văn ngắn tả lại một đồ vật hoặc con vật em yêu quý nhất.
Bài 13: Viết một đoạn văn ngắn tả lại một cảnh vật vào buổi trưa hè mà em thích nhất .
Bài 14: Viết một đoạn văn ngắn tả một con sông mà em thích nhất. 
Bài 15: Viết một đoạn văn ngắn tả lại một cảnh đẹp vào một đêm trăng đẹp ở quê hương em mà em thích thú nhất .
Bài 16: Viết một đoạn văn ngắn tả hình dáng và tính nết một người bạn mà em quý mến .
Bài 17 : Viết một đoạn văn ngắn tả về người thân yêu nhất của em.
Bài 18: Viết một đoạn văn ngắn tả phong cảnh làng , bản ( hoặc phố ) em lúc bắt đầu một ngày mới .
Bài 19: Viết một đoạn văn ngắn tả một cây mà em yêu thích nhất .
Bài 20 : Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép th ế.
Bài 21 : Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép lặp.
Bài 22 : Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nối.
Dạng 6: Cảm thụ.
Bài 1:
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông là thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
 ( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cây tre? Trong đoạn thơ trên , hình ảnh nào em cho là đẹp nhất ? Vì sao ?
Bài 2: 
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lua , vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm này “
 ( Vàm Cỏ Đông – Hoàng Vũ )
Đọc đoạn thơ trên , em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào ?
Bài 3: 
“ Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài .“
 ( Cô giáo lớp em - Nguyễn Xuân Sanh)
Em hãy cho biết : Khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh ?
Bài 4: 
“ Viêt Nam đất nước ta ơi !
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn ,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều .”
 ( Việt Nam thân yêu - Nguyễn Đình Thi )
Đoạn thơ trên , em cảm nhận được những điều gì về đất nước Việt Nam 
Bài 5:
“ Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè “
 ( Về thăm nhà Bác - Nguyễn Đức Mậu )
Em hãy cho biết : đoạn thơ giúp ta cảm nhận được điểu gì đẹp đẽ, thân thương.
Bài 6: 
Trong bài thơ Con cò , nhà thơ Chế Lan Viên có viết :
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Hai câu thơ trên đã giúp em cảm nhận được những gì về lòng mẹ .
Bài 7: 
“ Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông .”
	 (Quê hương - Đỗ Trung Quân ) 
Đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào ?
Bài 8:
“ Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa ...”
 Rừng mơ - Trần Lê Văn )
Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của em về vẻ đẹp của rừng mơ Hương Sơn được gợi tả qua đoạn thơ trên .
Bài 9 :
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm , tay níu tre gần nhau thêm .
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người .”
 ( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy )
Trong đoạn thơ trên , tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc , đoàn kết? .Cách nói này hay ở chỗ nào ? 
Bài 10 :
“ .....Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời .”
 ( Mẹ - Trần Quốc Minh )
Theo em,hình ảnh nào góp phần nhiều nhấtlàm nên cái hay của đoạn thơ trên.Vì sao? 
Bài 11:Trong bài:“Trong lời mẹ hát“của nhà thơ Trương Nam Hương có đoạn viết: 
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao .
Bài thơ có những hình ảnh nào đáng nhớ ? Gợi cho em những suy nghĩ gì ?
Bài 12 : Cuối bài thơ Tiếng vọng của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có đoạn : 
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá vỡ trrên ngàn
Theo em, vì sao tác giả lại băn khoăn , day dứt về cái chết của chim sẻ .
Bài 13 :
Về thăm nhà Bác ,làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời .
 ( Nguyễn Đức Mậu )
Trong đoạn thơ trên , em hiểu nghĩ cụm từ “ Thắp lên lửa hồng “ như thế nào ?Hình ảnh nhà Bác Hồ được tả có gì đặc biệt ?
Bài 14 : Trong bài “ Rừng mơ “ của nhà thơ Trần Lê có đoạn : 
“Có người bạn xa nước
Yêu sông núi chúng ta
Mùa xuân cũng trẩy hội
Gửi mơ về quê nhà”
Theo em , từ ngữ nào trong đoạn thơ trên em cho là hay nhất ? Vì sao ?
 Bài 15 : Trong bài “ Mẹ vắng nhà ngày bão” có đoạn : 
“ Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà”
 Em hãy nêu cảm xúc về người mẹ qua đọan thơ trên ? 
Bài 16: Trong bµi th¬ “ VÒ quª ngo¹i”, nhµ th¬ Hµ S¬n viÕt:
Em ¨n h¹t g¹o l©u råi
H«m nay míi gÆp nh÷ng ngưêi lµm ra
Nh÷ng ngêi ch©n chÊt thËt thµ
Em thư¬ng như thÓ thư¬ng bµ ngo¹i em”.
Nªu biÖn ph¸p nghÖ thuËt ®ưîc sö dông trong ®o¹n th¬ trªn ?
Em c¶m nhËn ®ưîc diÒu g× qua ®o¹n th¬ trªn?
D¹ng 7: Làm văn.
ĐỀ 1:
Trong sau thẳm tâm hồn và tình cảm mỗi người đều có riêng của mình một người mẹ . Em hãy viết một bài văn ngắn miêu tả về một người mẹ rất đỗi riêng tư đó của em .
Đề 2:
Để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo Nhân ngày 20 – 11 , lớp em (hoặc tổ em) đã tổ chức một buổi trực nhật làm cho lớp học gọn gàng , sạch sẽ và đẹp mắt .Em hãy tả lại buổi lao động đó của em và các bạn .
ĐỀ 3:
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 , em hãy kể lại một câu chuyện cảm động về mối quan hệ thầy trò mà em đã được chứng kiến ( hoặc nghe kể lại ) trong những năm tháng của tuổi học trò Tiểu học .
ĐỀ 4:
Em hãy kể lại tâm trạng của một bạn học sinh đến lớp không thuộc bài với tư cách em chính là người học sinh đó .
ĐỀ 5:
Một buổi sáng tới trường em choáng váng hay tin: Bạn Nam , một học sinh nghèo học giỏi của lớp từ nay sẽ không đến trường học tập nữa . Chuyện gì đã xảy ra với bạn Nam ? Em hãy hình dung và kể lại câu chuyện đó .
ĐỀ 6 :
Vừa đi học về , em gặp hai mẹ con người hành khất đang đi vào ngõ nhà em . Đứa bé theo mẹ trạc như tuổi em , gầy gò , rách rưới . Em hãy kể lại diễn biến của buổi gặp gỡ giữa em và mẹ con người hành khất .
ĐỀ 7:
Hãy mượn lời của một nhân vật trong một truyện mà em đã đọc để kể lại chuyện đó .
ĐỀ 8:
Em hãy nhập vai một trong hai nhân vật : Chú Dê con hoặc Dê mẹ để kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ” và ghi lại cảm nghĩ của nhân vật về những việc diễn ra trong câu chuyện đó 
ĐỀ 9:
Trong năm học này , trường em đã tổ chức nhiều cuộc thi rất bổ ích ( thi Viết chữ đẹp , thi Tiếng hát hay và Kể chuyện của học sinh Tiểu học , thi Hiểu biết về An toàn giao thông ,.....).Em hãy thuật lại một cuộc thi mà em cho là ấn tượng và ý nghĩa nhất .
ĐỀ 10:
Tuổi thơ của các em thường gắn liền với những lỉ niệm đẹp ở quê hương . Em hãy viết bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở quê hương và nêu cảm xúc của em trước cảnh đẹp đó .
ĐỀ 11:
Ở sân trường hay trong công viên , em đã từng được tham gia nhiều trò chơi thú vị . Hãy chọn một trò chơi mà em yêu thích để tả lại cảnh vui chơi của em và các bạn . 
ĐỀ 12:
Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 25 dòng tae quang cảnh một buổi sáng mùa hè trên quê hương mà em có dịp quan sát , thưởng thức .
ĐỀ 13:
Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 25 dòng tả về người thân yêu nhất của mình .
Đề14 :
Em hãy kể lại cảnh chuẩn bị đón tết vừa qua ở gia dình và quê hương em.
ĐỀ 15:
Trong lớp em , ai cũng quý mến bạn lớp trưởng . Em hãy viết bài văn ngắn tả lại bạn lớp trưởng đó ( hoặc một bạn lớp trưởng nào mà em biết ).
ĐỀ 16:
Em hãy viết thư cho bạn kể lại một kỉ niêm cảm động nhất nói về công ơn cha mẹ đối với em như câu ca dao sau :
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra “
ĐỀ 17:
Em hãy viết một bài văn ngắn chừng 30 dòng tả về người mẹ ( hoặc thầy , cô giáo ) của em.
ĐỀ 18:
Em hãy viết bài văn ngắn tả lại cảnh đẹp quê em vào một buổi chiều khi mặt trời sắp lặn .
ĐỀ 19:
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp . Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em yêu thích nhất ( bài viết khoảng 20 đến 25 dòng ) .
ĐỀ 20:
“Em đã là niềm vui của mẹ .....”. Em hãy thuật lại công việc một ngày của tuổi lên mười của em để thực sự là “ niểm vui” của mẹ .
ĐỀ 21:
Hãy viết một bà

File đính kèm:

  • docHe thong BDTV5 2012.doc