Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Sinh 9
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Sinh 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lý thuyÕt: I. Bµi 1: Men-®en vµ di truyÒn häc: 1. Di truyền và biến dị - Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. VD: ở người, con sinh ra có những điểm giống bố hoặc mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ các tính trạng hình thái, cấu tạo, sinh lí, ... như: về màu mắt, khuôn miệng, màu tóc, ... - Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. VD: Gà cùng một mẹ, cùng lứa nhưng khác nhau về các tính trạng hình thái, cấu tạo, sinh lí, ... như: màu lông, sức lớn, sức sinh sản, ... Di truyền và Biến dị là 2 hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản. Tại sao nói: Di truyền và Biến dị là hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản? Trả lời: Di truyền và Biến dị là hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản được giải thích trên cơ sở: - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu, thế hệ con sinh ra giống bố mẹ và giống nhau về nhiều chi tiết. - Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết bởi xảy ra Biến dị tổ hợp hay Đột biến trong quá trình Giảm phân và Thụ tinh. Hiện tượng Di truyền và Biến dị luôn gắn kết với quá trình sinh sản. Phải có sinh sản mới có Di truyền, Biến dị. Vì vậy, Di truyền và Biến dị là hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản. 2. Phương pháp phân tích các thế hệ lai - Nội dung phương pháp: + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. + Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. 1. Vì sao Men-đen lại chọn đậu Hà Lan để làm thí nghiệm? Trả lời: Men-đen chọn đậu Hà Lan để làm thí nghiệm vì nó có một số ưu điểm như: - Là cây ngắn ngày, khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt. - Có nhiều tính trạng tương phản, dễ quan sát. 2. Vì sao Men-đen lại thành công trong công trình nghiên cứu của mình? Trả lời: Men-đen thành công trong công trình nghiên cứu của mình bởi vì: - Chọn được đối tượng nghiên cứu phù hợp: Men-đen đã tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau như chuột bạch, bắp (ngô), đậu Hà Lan, ... nhưng thành công nhất là ở đậu Hà Lan bởi nó có những ưu điểm như: là cây ngắn ngày, có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt và đặc biệt có nhiều tính trạng tương phản, dễ quan sát. - Men-đen có phương pháp nghiên cứu phù hợp, công phu. Ông làm thí nghiệm nhiều lần và thực nghiệm với số lượng lớn. Vì vậy, ông đã tìm ra các quy luật Di truyền. 3. Nêu tên phƣơng pháp nghiên cứu và kết quả của công trình nghiên cứu Di truyển của Men-đen? Trả lời: - Phương pháp nghiên cứu di truyền: + Phương pháp Phân tích các thế hệ lai. + Phương pháp Lai phân tích. - Kết quả: Men-đen đã tìm ra 2 quy luật Di truyền: + Quy luật Phân ly (Quy luật Phân ly đồng đều). + Quy luật Phân ly độc lập (PLĐL). 3. Một số thuật ngữ và kí hiệu thường dùng a. Thuật ngữ: - Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí, ... của một cơ thể. - Cặp tính trạng tương phản: là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. - Nhân tố di truyền: quy định các tính trạng của sinh vật (sau này Di truyền học hiện đại gọi nhân tố di truyền của Men-đen là gen). - Giống (dòng) thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Giống (dòng) thuần chủng có kiểu gen đồng hợp. Nhưng trên thực tế, khi nói tới Giống (dòng) thuần chủng là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu. - Đồng tính là hiện tượng các tính trạng trong cùng một thế hệ có biểu hiện giống nhau. - Phân tính là hiện tượng các tính trạng trong cùng một thế hệ có biểu hiện khác nhau. b. Một số thuật ngữ của Di truyền học hiện đại: - Giao tử: là một loại tế bào sinh dục có bộ NST đơn bội được tạo ra do kết quả của quá trình Giảm phân. - Giao tử thuần khiết: là giao tử không hòa lẫn bởi các nhân tố khác mà vẫn giữ nguyên bản chất của giao tử được tạo ra từ thế hệ đem lai. - Alen: là một gen nhưng có cấu trúc xác định, quy định một tính trạng nhất định. Alen đã được xác định rõ trình tự các cặp nuclêôtit quy định tính trạng ở sinh vật (là trội hay lặn). - Nhóm gen liên kết: là các gen nằm trên cùng một NST, cùng phân li trong quá trình phân bào với điều kiện không xảy ra đột biến. Cho ví dụ về một số thuật ngữ sau: tính trạng, cặp tính trạng tương phản, alen? Trả lời: - Tính trạng: tóc xoăn, môi dày, + Hình thái: thân cao, quả tròn, quả bầu dục, + Cấu tạo: hoa đơn, hoa kép ; vị trí hoa ở ngọn, ở thân ; + Sinh lý: lúa chín sớm, chín muộn ; sức sinh sản, sức lớn ; - Cặp tính trạng tương phản: tóc xoăn - tóc thẳng, hạt trơn - hạt nhăn, - Alen: trong kiểu gen Aa có 2 alen là A và a, trong đó alen A quy định tính trạng trội, còn alen a quy định tính trạng lặn. c. Kí hiệu: - P: cặp bố, mẹ xuất phát ban đầu. - Pa: cặp bố mẹ xuất phát ban đầu trong Phép lai phân tích. - G: giao tử được tạo ra. - Phép lai được kí hiệu bằng dấu: . - F1: thế hệ con của cặp bố mẹ xuất phát ban đầu (P). - Fa: thế hệ con trong Phép lai phân tích. - Fn: thế hệ con của Fn-1. - Giống đực: ♂ ; giống cái: ♀. 1. Trình bày khái niệm, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học? Trả lời: - Di truyền học là môn khoa học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng Di truyền và Biến dị thiên về lĩnh vực bản chất và tính chất của Di truyền học. Di truyền học đã làm sáng tỏ cơ sở vật chất, cơ chế di truyền của hai hiện tượng Di truyền và Biến dị. - Nội dung của Di truyền học nghiên cứu: + Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng Di truyền. + Các quy luật Di truyền. + Nguyên nhân và quy luật Biến dị. + ảnh hưởng của Di truyền và Biến dị đến đời sống sinh vật. - ý nghĩa của Di truyền học: Di truyền học đã trở thành cơ sở lý thuyết của khoa học chọn giống, có vai trò to lớn đối với y học, có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại, 2. Tại sao Men-đen lại chọn các cặp tính trạng tƣơng phản khi thực hiện các phép lai? Trả lời: Men-đen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai để theo dõi những biểu hiện của tính trạng và thuận lợi cho việc quan sát và theo dõi sự Di truyền của các cặp tính trạng. 4. Phân loại tính trạng - Tính trạng trội: Là những tính trạng do gen trội quy định, biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp trội hay dị hợp trội. - Tính trạng lặn: Là những tính trạng do gen lặn quy định, chỉ biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn. Nêu ví dụ về tính trạng trội - tính trạng lặn ở sinh vật? Trả lời: Ví dụ: - Da đen là tính trạng trội, da trắng là tính trạng lặn. - Môi dày là tính trạng trội, môi mỏng là tính trạng lặn II. Bµi 2-3: Lai mét cÆp tÝnh tr¹ng: 1. Kiểu gen - kiểu hình - Kiểu hình (KH): Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Nhưng trên thực tế, khi nói tới kiểu hình của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang được quan tâm. VD: quả đỏ, quả vàng, thân cao, mắt nâu, - Kiểu gen (KG): Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. Thông thường, khi nói tới kiểu gen của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài cặp gen liên quan tới các tính trạng đang được quan tâm. VD: AA, Bb, Aabb, CCdd, ... 2. Thể đồng hợp - thể dị hợp (cơ thể đồng hợp tử - dị hợp tử) a. Thể đồng hợp (cơ thể đồng hợp tử): - Khái niệm: Thể đồng hợp (cơ thể đồng hợp tử) là các cá thể mang gen giống nhau, quy định một hoặc một số tính trạng nào đó. - Đặc điểm: + Trong tế bào cơ thể đồng hợp tử có ít nhất 2 gen giống nhau. + Thể đồng hợp chỉ tạo duy nhất 1 loại giao tử sau Giảm phân (nếu không xảy ra đột biến, hoán vị gen, ) + Cơ thể đồng hợp về tính trạng nào cũng có nghĩa nó thuần chủng về tính trạng đó. Nhưng trên thực tế, khi nói đến thể đồng hợp nghĩa là ta chỉ đề cập đến 1 hay vài tính trạng nào đó. Không có cơ thể nào đồng hợp về tất cả cặp gen. b. Thể dị hợp (cơ thể dị hợp tử): - Khái niệm: Thể dị hợp (cơ thể dị hợp tử) là các cá thể mang gen không giống nhau, quy định một hoặc một số tính trạng nào đó. - Đặc điểm: + Trong tế bào cơ thể dị hợp tử có ít nhất 2 gen không giống nhau. + Thể dị hợp ít nhất 2 loại giao tử sau Giảm phân. + Trên thực tế, khi nói đến thể dị hợp nghĩa là ta chỉ đề cập đến 1 hay vài tính trạng nào đó. Không có cơ thể nào dị hợp về tất cả cặp gen. Phép lai một cặp tính trạng là gì? Men-đen đã nhận xét thí nghiệm lai một cặp tính trạng của mình nhƣ thế nào? Trả lời: - Phép lai một cặp tính trạng: là phép lai giữa hai bố mẹ khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản. - Men-đen đã nhận xét: Khi cho lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì: + F1 đồng tính về tính trạng của một bên (bố hoặc mẹ) và đó là tính trạng trội. + F2 phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. 3. Quy luật phân ly - Nội dung quy luật: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. - Bản chất: Là sự phân li đồng đều của các Nhân tố di truyền (gen) trong quá trình Giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp lại của chúng trong quá trình Thụ tinh. - ý nghĩa: + Trong thế giới sinh vật, các tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội quý về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế. + Trong sản xuất, tránh sự phân ly tính trạng diễn ra dẫn đến thoái hóa, cần xác định độ thuần chủng của giống. - Điều kiện nghiệm đúng quy luật: không xảy ra đột biến. + Không có hiện tượng rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào. + Không có các tác nhân lý - hóa - sinh học gây đột biến. 1. Nếu cơ thể bố mẹ đem lai không thuần chủng thì Quy luật phân ly còn đúng hay không? Trả lời: Nếu cơ thể bố, mẹ đem lai không thuần chủng thì Quy luật phân ly vẫn đúng, vì quy luật chỉ nói đến sự phân ly đồng đều của các Nhân tố di truyền (gen) trong quá trình Phát sinh giao tử. Nếu cơ thể bố, mẹ dị hợp thì các Nhân tố di truyền (gen) vẫn phân ly đồng đều về các Giao tử. 2. Nếu thế hệ con lai đồng tính thì khẳng định rằng Cơ thể bố, mẹ đem lai thuần chủng đúng hay sai? Trả lời: Nếu thế hệ con lai đồng tính thì không thể khẳng định Cơ thể bố, mẹ đem lai thuần chủng vì: Có trường hợp như sau: P: AA Aa GP: A A ; a TLKG: 1 AA : 1 Aa TLKH: 100% A_ 4. Phép lai phân tích - Nội dung: Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả của phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.ơ - Mục đích: + Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp. + Trong chọn giống, có thể xác định, kiểm tra, đánh giá độ thuần chủng của giống. P: AA aa GP: A a TLKG: 100% Aa TLKH: 100% A_ (đồng tính) P: Aa aa GP: A ; a $ a TLKG: 1 Aa : 1 aa TLKH: 1 A_ : 1 aa (phân tính) F1: F1: F1: 1. Nêu cách tiến hành Phép lai phân tích? Trả lời: - Cho cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen là đồng hợp hay dị hợp lai với cá thể mang tính trạng lặn tương ứng. - Theo dõi kết quả của phép lai: + Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội thuần chủng có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội không thuần chủng có kiểu gen dị hợp. VD: Pa: AA aa Fa: 100% Aa (đồng tính) Pa: Aa aa Fa: 50% Aa : 50% aa (phân tính) 2. Phân biệt những điểm cơ bản trong 2 phƣơng pháp nghiên cứu Di truyền của Men-đen? Trả lời: Men-đen đã sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu di truyền: phương pháp Phân tích các thể hệ lai và phương pháp Lai phân tích. Cơ sở Phân tích các thế hệ lai Lai phân tích Nội dung - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. - Lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. Thế hệ - Thí nghiệm được thực hiện qua nhiều thế hệ. - Thông thường, thí nghiệm chỉ thực hiện ở 1 thế hệ. Mục đích - Rút ra 2 quy luật Di truyền: + Quy luật Phân ly. + Quy luât PLĐL. - Xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội - Xác định độ thuần chủng của giống ơ 3. Ngoài cách sử dụng Phép lai phân tích để xác định thể đồng hợp hay dị hợp cho cá thể mang tính trạng trội thì còn có thể sử dụng phƣơng pháp nào khác nữa không? Cho ví dụ minh họa? Trả lời: Ngoài việc sử dụng Phép lai phân , người ta có thể cho tự thụ phấn ở cây lưỡng tính. - Cho cơ thể (cây lưỡng tính) mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen là đồng hợp hay dị hợp tự thụ phấn. - Theo dõi kết quả phép lai: + Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội thuần chủng có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội không thuần chủng có kiểu gen dị hợp. VD: P: AA AA F1: 100% AA (đồng tính) P: Aa Aa F1: 75% A_ : 25% aa (phân tính) @% 5. ý nghĩa của tương quan trội - lặn Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó, tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống, cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế. Lưu ý: Tùy thuộc vào cách phản ứng của cơ thể sinh vật đối với mỗi loại tính trạng nên không thể kết luận chắc chắn rằng: tính trạng trội có lợi và các tính trạng lặn có hại. III. Bµi 4-5: Lai hai cÆp tÝnh tr¹ng: Phép lai hai hay nhiều cặp tính trạng là gì? Nêu bản chất? Men-đen đã nhận xét thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình nhƣ thế nào? Trả lời: - Phép lai hai hay nhiều cặp tính trạng: là phép lai giữa 2 hay nhiều bố mẹ khác nhau bởi 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản. - Bản chất: là tập hợp nhiều phép lai một cặp tính trạng. VD: AaBbDd aaBbDD = (Aa aa)(Bb Bb)(Dd DD) - Men-đen đã nhận xét: Khi cho lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản, di truyền độc lập với nhau thì: + Tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng. + F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. 1. Biến dị tổ hợp - Khái niệm: Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền của P trong quá trình sinh sản làm xuất hiện kiểu hình khác P ở thế hệ con lai. - Tính chất, vai trò: + Di truyền được. + Xuất hiện kiểu hình khác P do sự tổ hợp lại các tính trạng của P. + Xuất hiện phổ biến ở những loài có hình thức sinh sản hữu tính. + Thường mang tính thích nghi, là nguyên liệu chính cho chọn giống và tiến hóa. + Biến dị xuất hiện có hướng (xác định được) nếu biết kiểu gen của P ; Biến dị xuất hiện vô hướng (không xác định được) nếu không biết kiểu gen của P. - Ý nghĩa: Giải thích tính đa dạng và phong phú ở sinh vật. - Nguyên nhân (cơ chế): + Do sự phân ly độc lập - tổ hợp tự do (PLĐL - THTD) của các cặp gen trong quá trình Phát sinh giao tử và Thụ tinh. + Do sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nhau trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu Giảm phân I. + Do sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình Thụ tinh. - Điều kiện nghiệm đúng: + Không xảy ra đột biến. + Không có hiện tượng đứt tơ phân bào, làm rối loạn quá trình phân ly. + Không có hiện tượng trao đổi chéo hay hoán vị gen Lưu ý: - Màu sắc hạt của cơ thể con lai (F1) nằm trên cơ thể bố, mẹ đem lai (P). - Hạt của cơ thể bố, mẹ đem lai (P) nằm trên cơ thể con lai (F1). 1. Nêu những nguyên nhân cũng nhƣ cơ chế làm xuất hiện Biến dị tổ hợp trong Giảm phân và Thụ tinh? Trả lời: - Trong Giảm phân: + Do sự trao đổi chéo (trao đổi đoạn) giữa hai crômatit khác nhau trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu Giảm phân I. + Do sự PLĐL - THTD của các cặp NST kép tương đồng (không tách tâm động) ở kì sau Giảm phân I. + Do sự phân ly đồng đều của các NST đơn ở kì sau Giảm phân II. - Trong thụ tinh: Do các giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST tổ hợp ngẫu nhiên với nhau tạo ra các hợp tử có bộ NST khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc. 2. Biến dị tổ hợp xuất hiện ở những loài có hình thức sinh sản nào? Giải thích? Trả lời: Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài có hình thức sinh sản hữu tính và được giải thích trên cơ sở: - Do nguyên nhân cũng như cơ chế của loại Biến dị này trong quá trình Giảm phân và Thụ tinh (như trên). - Trong cơ thể của sinh vật, số lượng gen rất nhiều, phần lớn các gen đều ở trạng thái dị hợp. Do đó, trong quá trình Phát sinh giao tử đã tạo ra vô số các loại giao tử (nếu có n cặp gen PLĐL - THTD sẽ tạo ra 2n loại giao tử). Trong quá trình Thụ tinh, các loại giao tử đó tổ hợp ngẫu nhiên với nhau tạo ra số số kiểu tổ hợp giao tử tạo nên sự đa dạng về kiểu gen, phong phú kiểu hình ở những sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính. 3. Tại sao Biến dị tổ hợp lại di truyền đƣợc? Trả lời: Biến dị tổ hợp di truyền được là do cơ chế phát sinh loại biến dị này làm thay đổi vật chất di truyền. Mặt khác, sự hình thành các tổ hợp giao tử trong quá trình Giảm phân và Thụ tinh góp phần duy trì bộ NST lưỡng bội 2n qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể ở những loài có hình thức sinh sản hữu tính mà NST là vật chất di truyền mang gen quy định tính trạng ở sinh vật nên hình thức Biến dị tổ hợp di truyền được qua các thế hệ. Mặt khác, Biến dị tổ hợp làm thay đổi vật chất di truyền nên di truyền được. Vì vậy, Biến dị tổ hợp được xếp vào nhóm Biến dị di truyền. 4. Giải thích vì sao Biến dị tổ hợp lại có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa? Trả lời: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa: - Trong chọn giống: nhờ Biến dị tổ hợp mà các Quần thể vật nuôi và cây trồng luôn xuất hiện những dạng mới, giúp con người dễ dàng chọn lựa và giữ lại những dạng cá thể mang các đặc điểm phù hợp với lợi ích của con người hoặc đưa vào sản xuất, thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. - Trong quá trình tiến hóa: loài nào càng có nhiều kiểu gen, kiểu hình thì sẽ phân bố và thích nghi được nhiều môi trường sống khác nhau. Điều này giúp chúng có khả năng tồn tại và đấu tranh sinh tồn trong điều kiện tự nhiên luôn luôn thay đổi. 2. Quy luật phân ly độc lập - Nội dung quy luật: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. - Bản chất: Do sự PLĐL của các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) trong quá trình Giảm phân tạo tử và sự THTD của chúng trong quá trình Thụ tinh. - ý nghĩa: + Giải thích một trong những nguyên nhân làm xuất hiện Biến dị tổ hợp phong phú ở những loài có hình thức sinh sản hữu tính - là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. + Giải thích tính đa dạng, phong phú ở sinh vật. - Điều kiện nghiệm đúng quy luật: + Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau hay mỗi gen nằm trên 1 NST. + Không xảy ra đột biến. + Không có hiện tượng đứt tơ phân bào, làm rối loạn quá trình phân ly. + Không có hiện tượng trao đổi chéo hay hoán vị gen. 1. Căn cứ vào đâu mà Men-đen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình PLĐL - THTD? Trả lời: Sở dĩ tính trạng màu sắc và hình hạt đậu trong thí nghiệm của Men-đen PLĐL - THTD vì tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó. 2. Vì sao ở các loài sinh sản giao phối Biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản hữu tính? Trả lời: Các loài sinh sản giao phối biến dị phong phú hơn nhiều so với những loài có hình thức sinh sản hữu tính là do Biến dị được nhanh chóng nhân lên trong quá trình giao phối. - Sự PLĐL - THTD của các nhân tố di truyền (gen) trong quá trình Giảm phân đã tạo nhiều loại giao tử khác nhau. Trong quá trình Thụ tinh, các giao tử tổ hợp ngẫu nhiên với nhau đã tạo ra nhiều kiểu tổ hợp giao tử. - Mặt khác, sinh sản vô tính là hình thức sinh sản theo cơ chế Nguyên phân, chỉ tạo ra các tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ nên nếu không có hiện tượng Đột biến xảy ra hay phân bào bình thường sẽ không tạo ra Biến dị tổ hợp ở các thế hệ lai. 3. Tại sao có hiện tƣợng di truyền độc lập các cặp tính trạng? Trả lời: Có hiện tượng di truyền độc lập các cặp tính trạng là: - Do cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau, dẫn đến trong Giảm phân và Thụ tinh, chúng PLĐL - THTD. - Do gen PLĐL - THTD nên các tính trạng do chúng quy định cũng vậy. 4. Men-đen định nghĩa về tính trạng trội, tính trạng lặn nhƣ thế nào? Định nghĩa ấy đúng hay sai (chỉ rõ)? Nêu ví dụ minh họa? Trả lời: Theo Quan điểm Di truyền học Men-đen: - Tính trạng trội: là tính trạng vốn có của bố, mẹ và được thể hiện đồng loạt ở thế hệ lai thứ nhất trong phép lai giữa 2 cá thể khác nhau bởi một cặp tính trạng tương ứng. - Tính trạng lặn: là tính trạng vốn có của bố mẹ nhưng không được thế hiện ở thế hệ lai thứ nhất trong phép lai giữa 2 cá thể khác nhau bởi một cặp tính trạng tương ứng. VD: Kiểu gen của cây hoa đỏ là AA và kiểu gen của cây hoa trắng là aa. Khi đó, ta có: Pt/c: AA (hoa đỏ) aa (hoa trắng) F1: 100% Aa (hoa đỏ). Theo Men-đen, tính trạng hoa đỏ và hoa trắng đều là tính trạng vốn có ở P nhưng tính trạng xuất hiện đồng loạt ở thế hệ con lai (hoa đỏ) là tính trạng trội. Quan điểm này chỉ đúng trong trường hợp cơ thể bố, mẹ đem lai thuần chủng, tương phản. = B. Bµi tËp thùc hµnh: XÉT TRONG TRƢỜNG HỢP MỖI GEN NẰM TRÊN CÙNG MỘT NST TRƢỜNG HỢP CÁC GEN NẰM TRÊN CÙNG MỘT NST SẼ ĐỀ CẬP Ở PHẦN DI TRUYỀN LIÊN KẾT I. Mét sè ph-¬ng ph¸p gi¶I vµ c«ng thøc ¸p dông: 1. Phương pháp xác định tương quan trội - lặn Cách 1: Nếu cơ thể bố, mẹ đem lai (P) thuần chủng, tương phản thì tính trạng biểu hiện đồng loạt ở thế hệ con lai (F1) là tính trạng trội, tương ứng với nó là tính trạng lặn. VD: Pt/c: hạt vàng (AA) hạt xanh (aa) F1: 100% hạt vàng (Aa) hạt vàng là tính trạng trội, hạt xanh là tính trạng lặn. Hệ quả: Nếu cơ thể bố, mẹ đem lai (P) tương phản thì tính trạng biểu hiện đồng loạt ở thế hệ con lai (F1) là tính trạng trội, tương ứng với nó là tính trạng lặn và cơ thể bố, mẹ đem lai (P) thuần chủng. VD: P: hạt vàng hạt xanh F1: 100% hạt vàng hạt vàng là tính trạng trội, hạt xanh là tính trạng lặn và Pt/c có kiểu gen: hạt vàng (AA) hạt xanh (aa) Cách 2: Nếu tỷ lệ phân ly kiểu hình ở thế hệ con lai là 3 : 1 thì tính trạng chiếm 3 4 là tính trạng trội, tính trạng chiếm 1 4 là tính trạng lặn (hoặc tương ứng với nó là tính trạng lặn). VD: P: hạt vàng (Aa) hạt vàng (Aa) F1: 91 hạt vàng (A_) và 25 hạt xanh (aa) Xét tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F1 ta có: h¹t vµng 91 3 = h¹t xanh 25 1 hạt vàng là tính trạng trội, hạt xanh là tính trạng lặn. Cách 3: Nếu cơ thể bố, mẹ đem lai (P) đồng tính (có cùng tính trạng) mà thế hệ con lai (F1) biểu hiện tính trạng tương phản với cơ thể bố, mẹ đem lai (P) thì tính trạng biểu hiện ở cơ thể bố, mẹ đem lai (P) là tính trạng trội, tính trạng biểu hiện ở thế hệ con lai (F1) là tính trạng lặn (hoặc tương ứng với tính trạng trội là tính trạng lặn) và cơ thể bố, mẹ đem lai (P) dị hợp trội. VD: P: hạt vàng (Aa) hạt vàng (Aa) F1: 90 hạt vàng (Aa) và 31 hạt xanh (aa) Vì P đồng tính hạt vàng mà thế hệ F1 xuất hiện tính trạng hạt xanh hạt vàng là tính trạng trội, hạt xanh là tính trạng lặn. Lưu ý: Nếu kết quả ở thế hệ con lai phân ly theo tỷ lệ 1 : 1 thì: - Khẳng định: đây là kết quả của Phép lai phân tích. - Xét 2 trường hợp lai: + Cơ thể đồng hợp trội lai với cơ thể đồng hợp lặn. + Cơ thể dị hợp trội lai với cơ thể đồng hợp lặn. Nếu giả thiết không cho tương quan trội - lặn thì xét trường hợp các tính trạng theo giả thiết lần lượt là tính trạng trội và tính trạng lặn rồi viết sơ đồ lai theo trường hợp đó. 2. Một số tỉ lệ và công thức cần nhớ a. Lai một cặp tính trạng: - Nếu F1 100% P1 (AA AA) hoặc P2 (AA Aa) hoặc P3 (AA aa) hoặc P4 (aa aa). - Nếu F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 : 1 P (Aa Aa). - Nếu F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình 1
File đính kèm:
- Tai lieu on thi HSG Sinh hoc 9 cap tinh.pdf