Tài liệu ôn thi Ngữ Văn 11 Phần 1

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi Ngữ Văn 11 Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ai trong đời chẳng đã một lần làm thơ. Dù làm thơ để giải trí hay sẻ chia thì những trang thơ ấy cũng là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn.

Văn Công Toàn cũng chọn thơ ca để gửi gắm tâm tình. Anh bén duyên với thơ khi còn tham gia phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh, sinh viên miền Nam. Anh làm thơ không phải để đăng báo, để mọi người đọc mà đơn giản anh viết cho chính mình, cho người thân và bạn bè. Qua đó, anh cũng muốn gửi chút tình cho cuộc sống mà mình mến yêu. Sau tập thơ Khúc ru tình (NXB Thuận Hoá, 1999), anh quyết định xuất bản tập thơ thứ 2 mang tên Tình dâng. Không cầu kỳ, không đánh đố bạn đọc bằng ngôn từ, Tình dâng là tập thơ rất đỗi giản dị mà thiết tha. Đọc thơ anh không tránh khỏi cảm giác quen. Quen bởi nó là thơ, là một phong cách thơ rất riêng. Âm điệu, ngữ nghĩa dễ dàng bắt gặp ở bất kì bài thơ nào. Chính chất trữ tình và ngôn ngữ giản dị đã làm cho mỗi vần thơ của anh mang đầy tính mỹ học: “Tôi ru giấc ngủ của tôiRu từ năm tháng mồ côi mẹ hiềnMẹ ru quả thị cô tiênTôi ru khó nhọc muộn phiền vây quanhRu đêm trằn trọc năm canhRu ngày sáu khắc đã thành nguồn cơnKhông ghen tuông để dỗi hờnKhông tham chức tước để buồn công danhRu nghìn thu thoáng mong manhRu tôi muôn thuở độc hành thi ca.”                                    (Ru tôi)Văn Công Toàn là nhà báo, thế nhưng, nhắc tới anh, mọi người lại nghĩ ngay đến một người yêu thơ và “chăm chỉ” làm thơ. Dù nghề báo chi phối phần lớn thời gian, anh vẫn dành tâm huyết cho những vần thơ đong đầy tâm trạng. Không lạm dụng những chiêu “quái” để thoát khỏi “khuôn vàng thước ngọc”, không sáng tạo ra cái thứ “ngôn ngữ quái đản” như học giả Phan Ngọc từng định nghĩa về ngôn ngữ của thơ, thơ Văn Công Toàn nhẹ nhàng, sáng trong, tạo được một ấn tượng rất “thơ” cho người đọc. Với tình yêu, anh không hoa mỹ mà mộc mạc, dung dị và chân thật như chính con người anh. Đọc những bài thơ 2 câu của anh, tự nhiên thấy hoang mang về một thi pháp mới. Là thơ nhưng người đọc dường như vẫn cứ có cảm giác, đó không hẳn là thơ mà là những cảm xúc anh lượm lặt được trên hành trình đi qua cuộc sống: “Tuổi em mười sáu đã trònTình ta sáu chục vẫn còn ngây thơ …”Hay: “Em hiền như hạt mưa thuMưa chưa ướt áo hiền từ ướt anh!”Dẫu là gì đi nữa thì những câu thơ ấy vẫn có một sức lay động khá đặc biệt với những con người đang yêu và giàu cảm xúc. Trong văn chương truyền thống, tình bạn thường là quan hệ tri thức: tri âm như Bá Nha - Tử Kỳ; tri kỷ như Montaigne - La Boetie; khoa giáp như Nguyễn Khuyến - Dương Khê… Văn Công Toàn cũng chọn thơ để bày tỏ tình bạn. Thơ viết về tình bạn, tình thơ của anh khá nhiều và bất cứ bài nào cũng đầy ắp những tình cảm sâu nặng mến thương: “Anh say men rượu Thiên ThaiNgất ngây tình Huế đền đài ngả nghiêngCâu thơ đắc đạo toạ thiềnThi nhân tột đỉnh thần tiên nhập hồn”                        (Thơ hay cảm tác - tặng nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo)“Thư bạn tôi tìm trong nét chữNỗi niềm chi khắc khoải người ơiMuốn gửi lòng mình đi muôn nẻoĐem thơ trải hết với cuộc đời”                                    (Đọc thư Trần Hữu Nghiễm)Raxun Gamzatốp từng nói: “Là tất cả, thơ ơi, chỉ trừ không chịu là yên tĩnh!”. Gần nửa đời cầm bút, Văn Công Toàn chưa bao giờ để lòng mình yên tĩnh. Những cảm xúc tưởng rằng rất đời thường đi vào thơ anh luôn day dứt, cuồn cuộn sóng: “Chợt nhớ gì, nhớ đến đìu hiuChẳng phải tình, chẳng phải vì yêuChiều mưa xứ Huế sao mà lạnhNhớ mưa trưa nối tận mưa chiều”                                    (Chiều mưa xứ Huế)Đọc và nghĩ ngợi, chợt nhận ra thơ Văn Công Toàn đáng quí bởi anh là người có “tâm thơ”. Thơ hay không hẳn nằm ở câu chữ. Đôi khi nó đơn giản chỉ chuyển tải một thông điệp yêu thương được viết bằng chính trái tim. Trong tập thơ Tình dâng đã có dấu vết lắng lại của thời gian, tôi nhận ra Văn Công Toàn đang bày tỏ tình yêu cuộc sống bằng tất cả tâm hồn mình. Hơn mười năm anh đã trăn trở để có được tập thơ thứ hai. Đó là sự quý trọng thực sự của nhà thơ đối với Thơ!Huế, tháng 7/2010L.H(259/9-10)

File đính kèm:

  • doctai lieu on thi(1).doc