Tài liệu ôn thi tốt nghiệp bổ túc THPT môn Hóa

doc12 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp bổ túc THPT môn Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề luyện tập thi tốt nghiệp bổ túc thpt, số 1
Môn thi: Hoá học
(Thời gian làm bài: 60 phút)
Câu 1: Cho 2,2 gam anđehit axetic (CH3CHO) tác dụng với lượng dư Ag2O trong dung dịch NH3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag thu được là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Ag = 108).
A. 10,80 gam.
B. 21,60 gam.
C. 5,40 gam.
D. 1,08 gam.
Câu 2: Phenol lỏng và rượu etylic đều phản ứng được với
A. dung dịch NaOH.
B. kim loại Na.
C. dung dịch HBr.
D. dung dịch Na2CO3.
Câu 3: Chất nào sau đây có thể làm mất màu nước Brom?
A. CH2 = CHCOOH.
B. CH3COOH.
C. C2H6.
D. CH3CH2COOH.
Câu 4: Axit axetic không tác dụng được với
A. Na.
B. CaCO3.
C. Na2SO4.
D. C2H5OH.
Câu 5: Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?
A. C2H5OH.
B. CH3COOH.
C. C2H5CHO.
D. CH3COOC2H5.
Câu 6: Số hợp chất hữu cơ đơn chức, có cùng công thức phân tử C3H6O2 và đều tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 7: Glixerin tạo được dung dịch màu xanh lam khi phản ứng với
A. CuO.
B. CuCl2.
C. C2H5OH.
D. Cu(OH)2.
Câu 8: Trong công nghiệp, người ta điều chế NaOH bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch NaCl bão hoà, có màng ngăn xốp ngăn 2 điện cực.
B. cho Na2O tác dụng với nước.
C. điện phân NaCl nóng chảy.
D. cho Na tác dụng với nước.
Câu 9: Kim loại đồng tác dụng được với dung dịch
A. AgNO3.
B. Mg(NO3)2.
C. Al(NO3)3.
D. NaNO3.
Câu 10: Khi Fe tác dụng với axit H2SO4 loãng sinh ra
A. FeSO4 và khí H2.
B. FeSO4và khí SO2.
C. Fe2(SO4)3 và khí H2.
D. Fe2(SO4)3 và khí SO2.
Câu 11: Chất nào sau đây phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo thành rượu etylic?
A. CH3CHO.
B. CH2 = CHCHO.
C. HCOOCH3.
D. C2H5OC2H5.
Câu 12: Monome được dùng để điều chế Polietilen là
A. CH2 = CH2.
B. CH2 = CH - CH3.
C. CH2 = CH - CH = CH2.
D. CH CH.
Câu 13: Cho các chất: dung dịch Saccarozơ, glixerin, rượu etylic, natri axetat. Số chất phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 14: Để phân biệt dung dịch anđehit axetic với rượu etylic có thể dùng 
A. giấy quỳ tím.
B. Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. dung dịch NaCl.
D. dung dịch NaOH.
Câu 15: Natri hiđroxit phản ứng được với
A. C2H5OH. 
B. CH3COOH.
C. CH3NH2.
D. C6H6.
Câu 16: Dung dịch glucozơ phản ứng được với
A. Na2SO4. 
B. Ca(OH)2.
C. NaOH.
D. Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng.
Câu 17: Hai chất Na và MgCO3 đều tác dụng được với
A. axit axetic.
B. anilin.
C. rượu etylic.
D. phenol.
Câu 18: Chất nào sau đây không phải là este?
A. C2H5OC2H5.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. C3H5(ONO2)3.
Câu 19: Kim loại nào dưới đây không tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?
A. Fe.
B. Na.
C. K.
D. Ba.
Câu 20: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Al (Z = 13) là
A. 1s22s22p63s23p2.
B. 1s22s22p63s13p2.
C. 1s22s22p63s23p1.
D. 1s22s22p63s23p3.
Câu 21: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là (Cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Cl = 35,5)
A. 43,00 gam.
B. 44,00 gam.
C. 11,05 gam.
D. 11,15 gam.
Câu 22: Có thể điều chế kim loại đồng bằng cách dùng H2 để khử
A. CuO.
B. CuCl2.
C. Cu(OH)2.
D. CuSO4.
Câu 23: Rượu etylic phản ứng được với
A. axit brom hiđric.
B. benzen.
C. đietyl ete.
D. etyl axetat.
Câu 24: Cho phương trình hoá học của hai phản ứng sau:
FeO + CO = Fe + CO2
3FeO + 10HNO3 = 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Hai phản ứng trên chứng tỏ FeO là chất
A. Chỉ có tính khử.
B. chỉ có tính bazơ.
C. chỉ có tính oxi hoá.
D. vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
Câu 25: Thể tích khí NO2 (giả sử là khí duy nhất, ở đktc) sinh ra khi cho 6,4 gam Cu phản ứng với axit HNO3 đặc (dư) là ( Cho N = 14, O = 16, Cu = 64)
A. 2,24 lít.
B. 4,48 lít.
C. 6,72 lít.
D. 1,12 lít.
Câu 26: Kim loại không tác dụng được với dung dịch sắt (II) clorua là
A. Al.
B. Zn.
C. Mg.
D. Cu.
Câu 27: Cho 1,6 gam bột Fe2O3 tác dụng với axit HCl (dư). Khối lượng muối trong dung dịch sau phản ứng là (Cho O = 16, Cl = 35,5, Fe = 56).
A. 2,12 gam.
B. 1,62 gam.
C. 3,25 gam.
D. 4,24 gam.
Câu 28: Khi cho anđehit no, đơn chức phản ứng với H2 (dư) có xúc tác Ni, đun nóng thu được
A. rượu no, đơn chức, bậc 1.
B. rượu no, đơn chức, bậc 2.
C. rượu no, đơn chức bậc 3.
D. axit cacboxylic no, đơn chức.
Câu 29: ở nhiệt độ thường, dung dịch NaOH phản ứng được với kim loại
A. Fe.
B. Al.
C. Ag.
D. Cu.
Câu 30: Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố phân nhóm chính nhóm II là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 31: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaAlO2 sinh ra kết tủa?
A. Khí CO2.
B. Dung dịch Na2CO3.
C. Dung dịch NaOH.
D. Khí NH3.
Câu 32: Nhôm không bị hoà tan trong dung dịch
A. HCl.
B. H2SO4 loãng.
C. HNO3 loãng.
D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 33: Kim loại không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Cu.
B. Fe.
C. Al.
D. Zn.
Câu 34: Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây?
A. AgNO3.
B. MgCl2.
C. FeCl2.
D. CaCl2.
Câu 35: Thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) khi cho 0,46 gam Na phản ứng hết với rượu etylic là (Cho H = 1, Na = 23)
A. 0,112 lít.
B. 0,224 lít.
C. 0,560 lít.
D. 0,672 lít.
Câu 36: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (ở đktc) cần dùng là (Cho Cl = 35,5, Fe = 56)
A. 6,72 lít.
B. 3,36 lít.
C. 2,24 lít.
D. 8,96 lít.
Câu 37: Trong công nghiệp người ta điều chế Al bằng cách
A. điện phân Al2O3 nóng chảy.
B. dùng H2 để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.
C. dùng CO để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.
D. dùng C để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.
Câu 38: ở nhiệt độ cao, CuO không phản ứng được với
A. Ag.
B. H2.
C. Al.
D. CO.
 Câu 39: Trong số các kim loại Na, Mg, Al, Fe, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Na.
B. Fe.
C. Al.
D. Mg.
Câu 40: Cho phương trình phản ứng: Fe2O3 + 3CO 2X + 3CO2.
Chất X trong phương trình phản ứng trên là
A. Fe.
B. Fe3O4.
C. FeO.
D. Fe3C.
đề luyện tập thi tốt nghiệp bổ túc thpt, số 2
Môn thi: Hoá học
(Thời gian làm bài: 60 phút)
Câu 1: Cho 9,2 gam rượu X tác dụng với Na (dư) thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Công thức của X là (Cho H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23)
A. CH3OH.
B. HO - CH2 - CH2 - OH.
C. HO - CH2 - CH(OH) - CH3.
D. HO - CH2 - CH(OH) - CH2 - OH.
Câu 2: Chất không tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. axit axetic.
B. glixerin.
C. etilenglicol.
D. anđehit axetic.
Câu 3: Chất X là dẫn xuất của benzen có chứa oxi, có phân tử khối là 94. Tên của X là (Cho H = 1; C = 12; O = 16).
A. phenol.
B. rượu benzylic.
C. p - metylphenol.
D. p - crezol.
Câu 4: Số liên kết trong phân tử anđehit acrylic là
A. 1.
B. 2.
C. 3. 
D. 4.
Câu 5: Công thức chung của anđehit no đơn chức là
A. CnH2n + 1CHO.
B. CnH2n + 1 - 2k - a (CHO)a.
C. CnH2n + 2 - 2k - a(CHO)a.
D. CnH2n + 2 - 2k(CHO)a.
Câu 6: Tên của chất có công thức cấu tạo CH3 - CH2 - O - CH = O là
A. etyl oxi anđehit.
B. axit propionic.
C. etyl fomiat.
D. metyl fomiat.
Câu 7: Cho amin đơn chức X có công thức phân tử C3H9N tác dụng hết với 0,1 mol HCl. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là (Cho H = 1; C = 12; N = 14; Cl = 35,5)
A. 9,55.
B. 95,5.
C. 5,9. 
D. 2,25.
Câu 8: Công thức phân tử của glixerin là
A. C3H8O3.
B. C2H4O2.
C. C3H8O.
D. C2H6O.
Câu 9: Hợp chất thuộc loại monosaccarit là
A. CH2OH - (CHOH)4 - CH = O.
B. CH2OH - (CHOH)4 - CH2OH.
C. CH2OH - (CHOH)4 - COOH.
D. CH3 - (CHOH)4 - COOH.
Câu 10: Để phân biệt glucozơ và saccarozơ cần dùng
A. Ag2O/ NH3, t0.
B. H2SO4 đặc.
C. Na.
D. H2(Ni, t0).
Câu 11: Để thu được PVC cần trùng hợp
A. Polivinyl clorua.
B. etylen.
C. vinyl clorua.
D. styren.
Câu 12: Để điều chế polime cần thực hiện phản ứng
A. cộng.
B. trùng hợp và phản ứng oxi hoá.
C. trùng ngưng và phản ứng khử.
D. trùng hợp hoặc trùng ngưng.
Câu 13: Cho 11,16 gam hỗn hợp 2 axit đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với NaHCO3 thu được 4,48 lít CO2 (ở đktc). Công thức cấu tạo của hai axit là (Cho H =1; C = 12; O = 16)
A. HCOOH và CH3COOH.
B. CH3COOH và C3H5COOH.
C. C2H3COOH và C3H5COOH.
D. C2H5COOH và C3H5COOH.
Câu 14: Cho Na (dư) vào 100 ml cồn 460 (khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 gam/ml). Thể tích H2 bay ra (ở đktc) là (Cho H = 1; C = 12; O = 16)
A. 40,32 lít.
B. 42,56 lít.
C. 44,8 lít.
D. 22,4 lít.
Câu 15: Số đồng phân rượu có công thức phân tử C4H10O là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 16: Cho Na (dư) tác dụng với m1 gam rượu n – propylic và m2 gam axit axetic cùng thu được V lít H2. Giá trị của m1.
A. > m2.
B. < m2.
C. = m2.
D. m2.
Câu 17: X, Y, Z là 3 chất hữu cơ cùng chức có công thức phân tử lần lượt là: CH4O, C2H6O và C3H8O3. Phân tử X, Y, Z có chứa chức
A. ete.
B. rượu.
C. anđehit.
D. xeton.
Câu 18: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tăng dần tính axit là
A. phenol, rượu etylic, axit axetic.
B. rượu etylic, axit axetic, phenol.
C. rượu etylic, phenol, axit axetic.
D. axit axetic, rượu etylic, phenol.
Câu 19: Chất thủy phân thu được glixerin là
A. muối.
B. este đơn chức.
C. chất béo.
D. etyl axetat.
Câu 20: Cho các ancol sau:
a) CH3CH2CH(CH3)CH2OH;
c) (CH3)3COH;
e) CH3CH2CHOHCH3;
h) (CH3)2CHCH2OH.
b) CH3CH2CH2OH;
d) CH3OH;
g) CH3CH2COH(CH3)2.
Những ancol có thể được điều chế trực tiếp từ anđehit tương ứng là
A. a, b, d, e.
B. a, b, c, d.
C. a, b, d, h.
D. b, c, g, h.
Câu 21: Chất X có công thức phân tử là C2H4O2, tác dụng với Na và với Ag2O/ dung dịch NH3 . Công thức cấu tạo của X là
A. HCOO – CH3.
B. CH3 – COOH.
C. HO – CH2 – CH = O.
D. HO – CH = CH – OH.
Câu 22: Cho 5 gam hỗn hợp Mg và Zn vào dung dịch HCl (dư) thu được 3,136 lít H2 (ở đktc). Số mol của Mg trong hỗn hợp là (Cho H = 1; Mg = 24; Zn = 65; Cl = 35,5)
A. 0,04.
B. 0,06.
C. 0,08.
D. 0,1.
Câu 23: Cho các hạt Cu vào dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện
A. dung dịch có màu xanh và có khí màu nâu bay lên.
B. trên các hạt Cu có một lớp Ag màu sáng, dung dịch không màu.
C. dưới đáy ống nghiệm có kết tủa Ag.
D. dung dịch màu xanh, trên các hạt Cu có một lớp Ag màu sáng.
Câu 24: Để hòa tan hoàn toàn 5,04 gam Fe cần tối thiểu V ml dung dịch HNO3 4M thu được khí NO. Giá trị của V là ( Cho Fe = 56)
A. 60
B. 90.
C. 120.
D. 150.
Câu 25: Để điều chế Ca từ CaCO3 cần
A. điện phân nóng chảy CaCO3.
B. nhiệt phân CaCO3 sau đó điện phân nóng chảy CaO.
C. hòa tan CaCO3 bằng dung dịch HCl sau đó đem điện phân dung dịch.
D. hòa tan CaCO3 bằng dung dịch HCl (dư) sau đó cô cạn rồi đem điện phân nóng chảy muối.
Câu 26: Cho các chất sau: O2, I2, C, H2O, khí HCl, dung dịch H2SO4 loãng, Fe3O4. Các chất phản ứng được với Al ở nhiệt độ thường là
A. O2, I2, C, H2O, khí HCl, dung dịch H2SO4 loãng, Fe3O4.
B. O2, I2, H2O, dung dịch H2SO4 loãng.
C. O2, H2O, dung dịch H2SO4 loãng.
D. dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 27: Hợp chất sắt (II) có tính
A. oxi hóa.
B. khử.
C. oxi hóa và tính khử.
D. bazơ.
Câu 28: Cho các chất sau: HCl, HI, Al, Cu, HNO3 và CO2, Fe2O3 phản ứng được với (Cho Mg = 24; Fe = 56; Zn = 65; S = 32; H = 1; O = 16).
A. HCl, HI, Al, Cu, HNO3, CO2.
B. HCl, HI, Al, Cu, HNO3.
C. HCl, HI, Al, HNO3.
D. HCl, HNO3.
Câu 29: Cho 14,5 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 6,72 lít H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 34,3.
B. 43,3.
C. 33,4.
D. 33,8.
Câu 30: Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng được hỗn hợp rắn có khối lượng 16 gam, dẫn toàn bộ khí thoát ra sục vào nước vôi trong dư thấy có 15 gam kết tủa trắng. Giá trị của m là
A. 18,4.
B. 13,6.
C. 22,6.
D. 23.
Câu 31: Al(OH)3 tác dụng được với
A. dung dịch NH3.
B. axit cacbonic.
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch NaCl.
Câu 32: Có năm dung dịch đựng trong năm bình mất nhãn: CaCl2, MgCl2, FeCl3, FeCl2, NH4Cl. Để phân biệt năm dung dịch trên cần dùng
A. Mg.
B. Al.
C. Cu.
D. Na.
Câu 33: Nhúng một thanh Fe vào dung dịch HCl , nhận thấy thanh Fe sẽ tan nhanh nếu ta nhỏ thêm một ít dung dịch
A. MgSO4.
B. Na2SO4.
C. CuSO4.
D. NaOH.
Câu 34: Để nhận ra ba chất riêng biệt: Mg, Al, Al2O3 chỉ cần dùng
A. H2O.
B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch NH4Cl.
D. dung dịch HCl.
Câu 35: Các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 là
A. Mg, Cu, Al, Zn.
B. Zn, Fe, Na, Ag.
C. K, Fe, Mg, Al.
D. Ca, Ag, Al, Cu.
Câu 36: Cho các cấu hình electron nguyên tử sau:
a. 1s22s22p63s1.
b. 1s22s22p63s23p64s2.
c. 1s22s1.
d. 1s22s22p63p1.
Đó là cấu hình của lần lượt các nguyên tố
A. Ca, Na, Li, Al.
B. Na, Ca, Li, Al
C. Na, Li, Al, Ca.
D. Li, Na, Al, Ca.
Câu 37: Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp cần
A. điện phân dung dịch muối clorua bão hòa tương ứng có vách ngăn.
B. dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao.
C. dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng.
D. điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng.
Câu 38: Nhóm gồm các kim loại tác dụng với nước lạnh tạo dung dịch kiềm là
A. Na, K, Mg, Ca.
B. Be, Mg, Ca, Ba.
C. Ba, Na, K, Ca.
D. K, Na, Ca, Zn.
Câu 39: Nước có chứa Mg(HCO3)2 và CaCl2 là loại nước
A. mềm.
B. cứng tạm thời.
C. cứng vĩnh viễn.
D. cứng toàn phần.
Câu 40: Dung dịch X có a mol (NH4)2CO3, thêm a mol Ba vào dung dịch X. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch
A. có NH4+, CO32-.
B. có Ba2+, OH-.
C. có NH4+, OH-.
D. không còn ion nào nếu nước không phân li.
đề luyện tập thi tốt nghiệp bổ túc thpt, số 3
Môn thi: Hoá học
(Thời gian làm bài: 60 phút)
Câu 1: Đốt cháy 1,38 gam rượu X, sản phẩm là CO2, H2O được dẫn qua bình (1) đựng H2SO4 rồi qua bình (2) đựng NaOH dư. Khối lượng bình (1) tăng 1,62 gam, khối lượng bình (2) tăng 2,64 gam. Công thức cấu tạo của X là (Cho H =1; C = 12; O = 16; Na = 23) 
A. CH3 – CH2 – CH2 – OH.
B. CH3 – CH2OH.
C. CH2OH – CH2OH.
D. CH3 – OH.
Câu 2: Chất bị oxi hóa thành anđehit khi tác dụng với CuO là
A. tert – butylic.
B. propanol – 1.
C. isopropylic.
D. 2 – metylbutanol – 2.
Câu 3: Số liên kết trong phân tử axit acrylic là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4: Công thức chung của axit cacboxylic no đơn chức là
A. CnH2n + 1COOH.
B. CnH2n + 1 - 2k - a (COOH)a.
C. CnH2n + 2 - 2k - a(COOH)a.
D. CnH2n + 2 - 2k(COOH)a.
Câu 5: Tên của chất có công thức cấu tạo CH3 – O – CH = O là
A. etyl oxi anđehit.
B. axit propionic.
C. metyl fomiat.
D. etyl fomiat.
Câu 6: Cho amin đơn chức X có công thức phân tử C2H7N tác dụng hết với 0,1 mol HCl. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 4,1.
B. 8,15.
C. 5,9.
D. 2,25.
Câu 7: Glixerin thuộc loại
A. rượu đơn chức.
B. rượu đa chức.
C. este.
D. gluxit.
Câu 8: Gluxit là hợp chất tạp chức phân tử có chứa
A. nhiều nhóm –OH và có nhóm –CH = O.
B. nhiều nhóm –OH và có nhóm –CO-.
C. nhiều nhóm –OH và có nhóm –COOH.
D. 1 nhóm –OH và có nhóm –COOH.
Câu 9: Để phân biệt mantozơ và saccarozơ cần dùng
A. dung dịch Ag2O/NH3, t0.
B. Dung dịch H2SO4 đặc.
C. Na.
D. H2(Ni, t0).
Câu 10: Polime có thể tham gia phản ứng cộng là
A. polietilen.
B. polivinyl clorua.
C. polibutadien.
D. xenlulozơ.
Câu 11: Qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao su thiên nhiên là polime của 
A. butađien – 1,4.
B. butađien – 1,3.
C. butađien – 1,2.
D. 2 – metybutađien – 1,3.
Câu 12: Cho polime
CH2 – CH
 OCOCH3 n
Polime trên là sản phẩm của phản ứng trùng hợp
A. CH3COOCH = CH2.
B. CH2 = CHCOOCH3.
C. C2H5COOCH = CH2.
D. CH2 = CHCOOCH = CH2.
Câu 13: Khi đốt cháy hoàn toàn chất X là đồng đẳng của metylamin thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol là 2 : 3. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N. 
B. C3H6N.
C. C3H9N.
D. C2H6N.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X cần 0,2 mol O2 và thu được 0,2 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Công thức phân tử của X là
A. C2H4.
B. C2H4O.
C. C2H4O2.
D. C2H4O3.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản là CH2O cần 6,72 lít O2 (ở đktc). Công thức phân tử của X là (Cho H = 1; C = 12; O = 16)
A.CH2O.
B. C2H4O2.
C. C3H6O3.
D. C4H8O4.
Câu 16: Chọn mệnh đề đúng
A. Rượu etylic có nhiệt độ sôi cao hơn đimetyl ete.
B. Đimetyl ete có nhiệt độ sôi cao hơn rượu etylic.
C. Nhiệt độ sôi của rượu etylic và của đimetyl ete bằng nhau.
D. Rượu etylic và đimetyl ete đều sôi ở 00C.
Câu 17: Glixerin triaxetat có công thức phân tử là
A. C5H10O4.
B. C7H12O6.
C. C9H14O6..
D. C6H12O6.
Câu 18: Cho Na (dư) tác dụng với m1 gam rượu etylic và m2 gam nước cùng thu được V lít H2. Giá trị của m1
A. > m2.
B. < m2.
C. = m2.
D. m2.
Câu 19: X, Y, Z là ba chất hữu cơ cùng chức có công thức phân tử là CH2O2; C3H4O2 và C3H4O4. Phân tử X, Y, Z có chứa chức
A. este.
B. anđehit.
C. axit.
D. rượu đa chức.
Câu 20: Để phân biệt dung dịch bốn chất axit axetic, glixerin, rượu etylic, glucozơ cần dùng
A. quỳ tím.
B. CaCO3.
C. CuO.
D. Cu(OH)2/OH.
Câu 21: Chất X có công thức phân tử là C3H6O2, tác dụng được với NaOH và có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3 – CH2 – COOH. 
B. HCOO – CH2CH3.
C. HO – CH2 – CH2 – CH = O.
D. CH3 – CH(OH) – CH = O.
Câu 22: Cho 2,16 gam kim loại R tác dụng với khí clo (dư) thu được 8,55 gam muối. Kim loại R là (Al = 27; Mg = 24; Ca = 40; Fe = 56)
A. Mg. 
B. Al.
C. Ca.
D. Fe.
Câu 23: Nhúng thanh Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,1M. Sau khi màu xanh của dung dịch mất, lấy thanh Fe ra (giả sử toàn bộ Cu sinh ra bám hết vào thanh Fe) thấy khối lượng thanh Fe (Cu = 64; Fe = 56)
A. tăng 1,28 gam.
B. tăng 1,6 gam.
C. tăng 0,16 gam.
D. giảm 1,12 gam.
Câu 24: Trong dãy điện hóa, cặp Al3+/Al đứng trước cặp Fe2+/Fe. Điều này cho biết
A. tính oxi hóa của Al3+ nhỏ hơn Fe2+.
B. tính khử của Al lớn hơn của Fe.
C. tính oxi hóa của Al lớn hơn Fe.
D. tính khử của Al lớn hơn Fe2+.
Câu 25: Điều chế kim loại phân nhóm chính nhóm II bằng phương pháp
A. nhiệt luyện. 
B. điện phân dung dịch.
C. thủy luyện.
D. điện phân nóng chảy.
Câu 26: Một mẫu nước có chứa Ca2+, Mg2+, HCO3- và Cl-. Mẫu nước trên thuộc loại
A. nước cứng tạm thời. 
B. nước cứng vĩnh cửu.
C. nước cứng toàn phần.
D. nước mềm.
Câu 27: Cho 1,8 gam kim loại X thuộc phân nhóm chính nhóm II vào nước thu được 1,008 lít hiđro (ở đktc). X là (Cho Mg = 24; Ca = 40; Sr = 88; Ba = 137).
A. Mg.
B. Ca.
C. Sr.
D. Ba.
Câu 28: Khi đốt Fe với bột lưu huỳnh trong điều kiện không có oxi thu được chất X. Công thức của X là
A. FeS.
B. FeS2.
C. Fe2S3.
D. FeSO3.
Câu 29: Để khử hoàn toàn hỗn hợp CuO, FeO cần 4,48 lít H2 (ở đktc). Nếu cùng khử hoàn toàn hỗn hợp đó bằng CO thì lượng CO2 thu được khi cho qua nước vôi trong (dư) tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là (Cho C = 12; O = 16; Ca = 40).
A. 1.
B. 2.
C. 10.
D. 20.
Câu 30: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là (Cho O = 16; Fe = 56).
A. 14,5 gam.
B. 15,5 gam.
C. 16 gam.
D. 16,5 gam.
Câu 31: Để loại được độ cứng toàn phần của nước cần dùng
A. Ca(OH)2.
B. Na2CO3.
C. HCl.
D. CaO.
Câu 32: Khi cho NaOH vào cốc đựng Ca(HCO3)2 trong suốt thì thấy
A. sủi bọt khí.
B. có kết tủa và bọt khí.
C. có kết tủa màu xanh.
D. có kết tủa trắng.
Câu 33: Cho các dung dịch sau: NaNO3; NaOH; Na2CO3; NaCl. Những dung dịch có khả năng làm đổi màu quỳ tím thành xanh là
A. NaOH.
B. NaOH và Na2CO3.
C. NaOH; Na2CO3; NaNO3.
D. NaNO3; NaOH; Na2CO3; NaCl.
Câu 34: Dãy kim loại được xếp theo chiều tăng dần của tính khử từ trái sang phải là
A. Al, Mg, Ca, K.
B. K, Ca, Mg, Al.
C. Al, Mg, K, Ca.
D. Ca, K, Mg, Al.
Câu 35: Kim loại M tác dụng được với các dung dịch HCl, Cu(NO3)2, HNO3 đặc, nguội. Kim loại M là
A. Al.
B. Ag.
C. Zn.
D. Fe.
Câu 36: Tính chất hóa học chung của các kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm là
A. tính khử mạnh. 
B. tính khử yếu.
C. tính oxi hóa yếu.
D. tính oxi hóa mạnh.
Câu 37: Các ion đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là
A. Na+, Ca2+, Al3+. 
B. K+, Ca2+, Mg2+.
C. Na+, Mg2+, Al3+.
D. Ca2+, Mg2+, Al3+.
Câu 38: Muối gây nên độ cứng tạm thời của nước là
A. CaSO4, MgSO4. 
B. Ca(HCO3)2, MgCl2.
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
D. CaCl2, MgCl2.
Câu 39: Cho Ba vào dung dịch có chứa ion NH4+, K+,CO32-, SO42-. Số phản ứng xảy ra là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 40: Phản ứng có thể xảy ra giữa 
A. Al và O2. 
B. Ag và O2.
C. Au và O2.
D. Pt và O2.

File đính kèm:

  • docDE LUYEN THI TN BO TUC THPT.doc
Đề thi liên quan