Tập hợp những câu hỏi ôn tập môn Sinh học 8

doc23 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tập hợp những câu hỏi ôn tập môn Sinh học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP HỢP NHỮNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 8
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm sinh học 8 (Đáp án đúng có sao)
Khoanh tròn vào câu đúng nhất (mỗi câu 0,25đ)
Câu1 .Cầu thận thực chất là: 
A. Một búi tế bào biểu bì dày đặc.
B. Nang cầu thận và bể thận.
C.* Một búi mao mạch dày đặc. 
D. Một đám tế bào cơ liên kết với nhau
Câu2.Nước tiểu đầu được hình thành do:
A.*Quá trình lọc máu xảy ra ở nang cầu thận
B. Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận.
C. Quá trình lọc máu xảy ra ở ống thận
D. Quá trình lọc máu xảy ra ở bể thận
Câu3.Không nên nhịn tiểu lâu và nên đi tiểu đúng lúc sẽ:
A.Hạn chế khả năng tạo sỏi thận.
B. Hạn chế được các vi sinh vật gây bệnh.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục.
D.* Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục và hạn chế khả năng tạo sỏi thận.
Câu4.Cơ sở khoa học của việc không nên ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại là:
A.*Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi
B.Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu diễn ra liên tục
C.Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh
D. Hạn chế tác hại của những chất độc
Câu5.Chức năng nào dưới đây không phải của da?
A.Điều hòa thân nhiệt, nhận biết các kích thích.
B. Tham gia hoạt động bài tiết. 
C.* Là nơi chứa đựng các xung thần kinh.
D. Bảo vệ cơ thể chống các tác nhân có hại của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn
Câu 6.Bộ phận của tai trong thu nhận các kích thích sóng âm là:
A.*Ốc tai.
B. Ống bán khuyên
C. Tiền đình.
D. Màng nhĩ
Câu8.Khi đi tàu xe không nên đọc sách vì:
A.Khi đi tàu xe đông người không tập trung để đọc sách được.
B. Khi đi tàu xe căng thẳng thần kinh nên đọc sách sẽ có hại cho mắt.
C. Khoảng cách giữa sách và mắt luôn thay đổi, sách bị rung.
D.* Khoảng cách giữa sách và mắt luôn thay đổi nên mắt phải luôn điều tiết gây mỏi mắt, có hại cho mắt
Câu9.Biện pháp nào dưới đây không phải là một biện pháp vệ sinh hệ thần kinh?
A. Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng.
B. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
C. Giữ cho tâm hồn luôn thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu. 
D.* Làm việc gắng sức để có một giấc ngủ sâu, giúp phục hồi hệ thần kinh
Câu10.Nhận định nào dưới đây về các tuyến nội tiết là đúng?
A.Glucagôn làm giảm lượng đường huyết khi lượng đường trong máu tăng.
B.* Tuyến tụy là một tuyến pha, vừa tiết dịch tiêu hóa vừa tiết ra hoocmôn.
C. Sự rối loạn hoạt động của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí là suy dinh dưỡng
D. Tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng vì nó tiết ra hoocmôn điều khiển tất cả các quá trình sinh lí trong cơ thể.
Câu11.Nhận định nào dưới đây không đúng về điều hòa đường huyết trong cơ thể?
A.Khi đường huyết giảm không chỉ các tế bào hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt động của 2 tuyến trên thận.
B. Các tuyến trên thận tiết cooctizôn để biến lipit, prôtêin thành glucôzơ.
C. Sự phối hợp hoạt động của các tế bào và ở đảo tụy là để duy trì đường huyết ổn định
D.* Các hoocmôn insulin và glucagôn cũng có tác dụng trong việc biến lipit và prôtêin thành glucôzơ
Câu12.Hoocmôn nào sau đây không phải do tuyến sinh dục nữ tiết ra? 
A. Prôgestêrôn
B. LH.
C*. Testôstêrôn
D. Ơstrôgen
baykt65
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÙ HỢP VỚI CHỨC NĂNG
Câu 1. Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.
Trả lời
Cột sống cong ở 4 chỗ tạo hai hình chữ S nối tiếp nhau giúp cơ thể có tư thế đứng thẳng. Lồng ngực dẹp theo chiều trước sau và nở sang hai bên. Đặc biệt là sự phân hoá xương chi trên và xương chi dưới. ở người tay ngắn hơn chân còn ở vượn ngược lại tay dai hơn chân. ở người khớp vai linh động, xương cổ tay nhỏ, khớp cổ tay cấu tạo kiểu bầu dục, các khớp bàn tay ngón tay linh động ngón cái có khả năng đối diện với các ngón còn lại. Khớp chậu đùi có hố khớp sâu đảm bảo sự vững chắc, các khớp cổ chân bàn chân khá chặt chẽ. Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Xương bàn chân, xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm có tác dụng phân tán lực của cơ thể khi đứng cũng như di chuyển. Xương gót lớn phát triển về phía sau.
Câu 2. Câú tạo mạch máu phù hợp chức năng.
Trả lời
Các loại mạch máu Sự khác biệt về cấu tạo Giải thích
Động mạch - Thành có 3 lớp cơ với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn tĩnh mạch.
- Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn
Tĩnh mạch - Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch
- Lòng mạch rộng hơn động mạch
- Có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực 
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
Mao mạch - Nhỏ và phân nhánh nhiều
- Thành mỏng chỉ gồm một lớp biểu bì
- Lòng hẹp Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện sự trao đổi chất với tế bào.
Câu 3. Giải thích tại sao thành cơ tâm nhĩ mỏng hơn thành cơ tâm thất. Thành cơ tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm thất phải.
Trả lời
Thành cơ tâm nhĩ mỏng hơn thành cơ tâm thất vì tâm nhĩ chỉ phải co bóp đẩy máu xuống tâm thất đường đi ngắn. Còn tâm thất dày vì máu phải đi đến các cơ quan. Tành cơ tâm thất trái dày nhất vì tâm thất trái phải co bóp đẩy máu đi đến mọi nơi trên cơ thể.
Câu 4. Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng.
Trả lời
Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là.
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền nhau tạo nên tế bào cơ dài.
- Mỗi tế bào cơ có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Câu 5. Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi tác nhân có hại?
Trả lời
- Làm ấm không khí là do lớp mao mạch máu dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt là ở mũi và phế quản.
- Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí.
- Tham gia bảo vệ phổi.
+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhầy do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản.
+ Nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.
+ Các tế bào limphô ở các hạch Amiđan, tuyến V.A tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm.
Câu 6: Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Trả lời
- Lớp niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông ruột cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt trong của nó.
- Ruột non rất dài( Tới 2,8- 3m ở người trưởng thành) dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hoá
- Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
Câu 7: Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào giúp da thực hiện chức năng đó.
Trả lời
- Bảo vệ cơ thể chống các yếu tố gây hại của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước, do đặc điểm cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra còn có tác dụng diệt khuẩn. Sắc tố dưới da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.
- Điều hoà thân nhiệt nhờ sự co dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt.
- Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ các cơ quan thụ cảm.
- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.
- Da và sản phẩm phụ của da tạo nên vẻ đẹp con người.
KIẾN THỨC CHỨNG MINH- SO SÁNH
Câu 1. Hãy chứng minh tế bào vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của cơ thể.
Trả lời
a. Tế bào là đơn vị cấu trúc.
- Mọi cơ quan của cơ thể người đều được cấu tạo từ tế bào.
- Ví dụ: Tế bào xương, tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào biểu bì, các tế bào tuyến..
b. Tế bào là đơn vị chức năng:
Chức năng của tế bàolà thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoai ra sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. Như vậy mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.
Câu 2. Chứng minh sự tiến hóa của hệ cơ người?
Trả lời
Các cơ mặt ở người phân hoá có khả năngbiểu lộ tình cảm, trong khi cơ nhai có tác dụng đưa hàm lên xuống, qua lại để nghiền thức ăn không phát triển ở động vật ( do con người đã sử dụng thức ăn chín). Cơ mông, cơ đùi, cơ cẳng chân khoẻ cử động chủ yếu là gập duỗi. Các cơ cẳng tay, phân hoá thành các nhóm cơ phụ trách các phần khác nhau của tay, cơ bàn tay phân hoá nhiều có tác dụng gập duỗi và xoay cẳng tay, bàn tay. Đặc biệt là sự phân hoá của các cơ cử động ngón cái khá hoàn chỉnh, riêng ngón cái có tới 8 cơ phụ trách vận động ngón cái.
Câu 3: So sánh cấu tạo hệ hô hấp của người và thỏ?
Trả lời
* Giống nhau:
- Đều nằm trong khoang ngực và được ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành.
- Đề gômg đường dẫn khí và hai lá phổi.
- Đường dẫn khí đều gồm: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản.
- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang(túi phổi) tập hợp thành cụm, bao quanh các túi phổi là mạng mao mạch dày đặc.
- Bao bọc phổi có hai lớp màng: Lá thành dính vào thành ngực, lá tạng dính vào phổi, giữa hai lớp màng là chất dịch.
Khác nhau: Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm.
Câu 4: So sánh sự hô hấp ở cơ thể người và thỏ?
Trả lời
* Giống nhau
- Cũng gồm hai giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
* Khác nhau
- Ở thỏ sự thông khí ở phổi chủ yếu là do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa hai chi trước nên không dãn nở về hai bên.
- ở người sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả hai phía.
Câu 5: Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân?
Trả lời
* Giống nhau: Đều có xương đai và xương chi, cac xương liên hệ với nhau bởi khớp xương.
* Khác nhau:
- Về kích thước:Xương chi trên có kích thước nhỏ hơn xương chi dưới.
- Về cấu tạo khác nhau giữa đai vai và đai hông. Đai vai gồm 2 xương đòn và 2 xương bả, đai hông gồm 3 đôi xương là xương chậu, xương háng và xương ngồi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung chậu vững chắc.
- Về sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân: 
Xương cổ tay, bàn tay và xương cổ chân, bàn chân cũng phân hoá, xương bàn tay xương ngón cái đối diện các ngón còn lại. Các khớp cổ tay, bàn tay linh hoạt. Xương cổ chân có xương gót phát triển về phía sau làm cho diện tích bàn chân đế lớn, đảm bảo cho sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng. Xương bàn chân hình vòm làm cho bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất nhỏ hơn diện tích bàn chân đế, giúp việc di chuyển dễ dàng hơn.
-> Sự khác nhau đó là kêt quả của sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hoá thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động
KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Câu 1: Cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau ntn để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
Trả lời
Các cơ xương ở lồng ngực phối hợp hoạt động với nhau để làm tăng thể tích lồng ngực khhi hít vào, giảm thể tích lồng ngực khi thở ra như sau:
- Khi hít vào:
+ Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp các xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động với cột sống sẽ chuyển động đồng thời theo hai hướng: lên trên và ra hai bên làm lồng ngực mở rộng ra hai bên là chủ yếu.
+ Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
- Khi thở ra:
+ Cơ liên xườn ngoài và cơ hoành dãn ra làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.
- Ngòi ra còn có sự tham gia của một số cơ khác trong trường hợp thở gắng sức.
Câu 2: Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào yếu tố nào?
Trả lời
Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình thường cũng như khi thở ra gắng sức phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tầm vóc.
- Giới tính.
- Tình trạng sức khoẻ, bệnh tật.
- Sự luyện tập.
Câu 3: Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khi của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi ntn để đáp ứng nhu cầu đó?
Trả lời
Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khi của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp (thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô hấp ( thở sâu hơn).
Câu 4: Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều dặn từ bé có thể có dung tích sống lý tưởng?
Trả lời
- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra.
- Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào thể tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.
-> Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lý tưởng (tổng dung tích của phổi là tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu).
Câu 5: Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
Trả lời
Luyện tập để thở bình thường mỗi nhịp sâu hơn ( lượng khí lưu thông lớn hơn) và giảm số nhịp thở trong mỗi phút làm tăng hiệu quả hô hấp do tỉ lệ khí hữu ích ( có trao đổi khí) tăng lên và tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm đi.
Câu 6: Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? Có thể giải thích điều này thế nào khi nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo?
Trả lời
Chỉ số nhịp tim/phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm
Trạng thái Nhịp tim(số phút/lần) ý nghĩa
Lúc nghỉ ngơi 40 -> 60 - Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn.
Lúc hoạt động gắng sức 180 -> 240 - Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên.
*Giải thích: ở các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ôxi cho cơ thể là vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.
Câu 7: Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “ Nhai kỹ no lâu”.
Trả lời
Cơ thể thường xuyên lấy các chất dinh dưỡng để xây dựng cơ thể, đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển.. thông qua thức ăn.
Thức ăn gồm nhiều hợp chất hữu cơ phức tạp như gluxit, lipit, prôtêincơ thể không thể sử dụng trực tiếp được mà phải qua quá trình chế biến thành những hợp chất đơn giản nhờ các cơ quan tiêu hoá (miệng, dạ dày, ruột)
Nhai là công đoạn đầu tiên của cơ quan tiêu hoá giúp nghiền nhỏ thức ăn. Đó là mặt quan trọng của quá trình tiêu hoá- biến đổi lý học, tạo điều kiện cho sự biến đổi hoá học được tiến hành thuận lợi với sự tham gia của các enzim có trong dịch tiêu hoá.
Nhai càng kỹ, thức ăn càng nhỏ, diện tích tiếp xúc với dịch tiêu hoá càng lớn, tiêu hoá càng nhanh và thức ăn càng được biến đổi triệt để, cơ thể càng hấp thụ đợc nhiều chất dinh dưỡng hơn so với ăn chếu cháo qua loa. Do đó, nhu cầu dinih dưỡng của cơ thể được đáp ứng tốt hơn, no lâu hơn.
No đây là no mặt sinh lý, chứ không phải “no căng bụng” nghĩa là cơ thể tiếp nhận được nhiều chất dinh dưỡng khi nhai kỹ.
Câu 8: Giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ không bị phân huỷ?
Câu 9: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể thế nào?
Trả lời
Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể diễn ra như sau:
Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hoá của ruột non nên hiệu quả tiêu hoá thấp.
Câu 10: Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da ta thường tái hoặc sởn gai ốc?
Câu 11: Hãy giải thích các câu:
- “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”
- “Rét run cầm cập”.
Câu 12: vì sao nói nếu thiếu vitamin D trẻ mắc bệnh còi xương? Vì sao nhà nước vận động toàn dân sử dụng muối iốt?
Câu 13: Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? Vì sao?
Câu 14: Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào?
Trả lời
Máu được vận chuyển trong hệ mạch liên tục và theo một chiều là nhờ:
- Sức đẩy của tim.
- Sức đẩy của tim tạo nên một áp lực trong trong mạch máu( huyết áp).
- Vận tốc máu trong mạch.
- ở động mạch do sự co dãn của thành động mạch.
- ở tĩnh mạch do sự co bóp của các cơ quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.
- máu vận chuyển được theo một chiều do van một chiều.
Câu 15: Hô hấp có vai trò quan trọng ntn với cơ thể sống. Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3- 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có Ôxi để mà nhận?
Trả lời
Trong 3- 5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, ôxi trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2 không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ ôxi trong kgông khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
Câu 16: Với 1 khẩu phần ăn đầy đủ các chất sau tiêu hoá ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hoá tiếp?
Câu 17: Với một bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hoá có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hoá ở ruột non là gì?
Câu 18: Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân?
Trả lời
* Giống nhau: đều có xương đai và xương chi, cac xương liên hệ với nhau bởi khớp xương.
* Khác nhau:
- Về kích thước:Xương chi trên có kích thước nhỏ hơn xương chi dưới.
- Về cấu tạo khác nhau giữa đai vai và đai hông. Đai vai gồm 2 xương đòn và 2 xương bả, đai hông gồm 3 đôi xương là xương chậu, xương háng và xương ngồi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung chậu vững chắc.
- Về sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân: 
Xương cổ tay, bàn tay và xương cổ chân, bàn chân cũng phân hoá, xương bàn tay xương ngón cái đối diện các ngón còn lại. Các khớp cổ tay, bàn tay linh hoạt. Xương cổ chân có xương gót phát triển về phía sau làm cho diện tích bàn chân đế lớn, đảm bảo cho sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng. Xương bàn chân hình vòm làm cho bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất nhỏ hơn diện tích bàn chân đế, giúp việc di chuyển dễ dàng hơn.
-> Sự khác nhau đó là kêt quả của sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hoá thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
Câu 19: Mối liên hệ về chức năng giữa hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan: vận động, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết?
Trả lời
- Mối liên hệ về chức năng giữa hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan: vận động, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết phản ánh qua sơ đồ sau:
- Giải thích:
+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.
+ Hệ cơ cử động giúp xương cử động.
+ Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.
+ Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trương cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ tiêu hoá lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để ccung cấp cho tất cả các cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
Câu 20: Tại sao trong truyền máu người ta chỉ quan tâm đến tránh để hồng cầu người cho không bị kết dính bởi huyết tương người nhận, chứ không quan tâm đến việc hồng cầu người nhận có bị kết dính bởi huyết tương người cho hay không?
Trả lời
Vì chất gây ngưng trong huyết tương người cho ( tức máu truyền) được truyền từ từ từng giọt vào mạch người nhận được hoà loãng ngay nên không đủ làm máu người nhận bị kết dính.
Câu 21: Ý nghĩa của hô hấp sâu.
Trả lời
Khi hô hấp sâu, các cơ thở co tới mức tối đa khiến ta hít vào hết sức và thở ra tận lực.
- Lực thở ra gắng sức, ngoài lượng khí trao đổi bình thường 0,5l còn bổ sung thêm được khoảng 1,5 l gọi là khí bổ sung.
- Khi thở ra tận lực, ngoài lượng khí thở ra bình thường 0,5l, thể tích lồng ngực giãm đến hêt mức, sẽ tống thêm khoảng 1,5l khí dự trữ.
Như vậy, khi hô hấp sâu (thở sâu) tổng lượng khí trao đổi qua phổi là 3,5l, lượng khí này đợc gọi là dung tích sống.
Nhờ hô hấp sâu mà khí còn đọng trong phổi được hoà loãng dần, tạo điều kiện cho trao đổi khí ở phổi được thuận lợi, cơ thể tiếp nhận được nhiều ôxi và thải kịp thời được nhiều khí CO2. Hô hấp sâu là một hoạt động có ý thức còn hô hấp thường là hoạt động vô ý thức.
Câu 22: Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào ? Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào ?
* Sự trao đổi khí ở phổi : Theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao -> nơi có nồng độ thấp .
Không khí ở ngoài vào phế nang giàu ôxi , nghèo cacbonic . Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic, nghèo ôxi . Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang 
* Sự trao đổi khí ở tế bào : Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào . Tại tế bào luôn xẩy ra quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng , đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic , nên nồng độ oxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic lại cao hơn trong máu . Do đó oxi từ máu được khuếch tán vào tế bào và cacbonnic từ tế bào khuếch tán vào máu .
* Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic , khi lượng cacbonnic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra . Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dung oxi và sản sinh ra cacbonic -> Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí bên ngoài ở phổi . Ngược lại nhờ sự TĐK ở phổi thì oxi mới được cung cấp cho tế bào và đào thải cacbonic từ tế bào ra ngoài . Vậy TĐK ở phổi tạo điều kiện cho TĐK ở tế bào.
Chương VII: Bài tiết
- Bài tiết là 1 hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã, chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
- Hoạt động này do phổi, thận, da đảm nhiệm; trong đó, phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết CO2; thận đóng vai trò quan trọng bài tiết các chất thải khác qua nước tiểu.
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:
- Gồm thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái và bóng đái
- Thận là cơ quan quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận. Mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận
Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
- Nhờ hoạt động của hệ bài tiết mà các tính chất của môi trường trong cơ thể luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lời cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường
Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm?
- Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là nước tiểu, mồ hôi, CO2
- Hệ bài tiết thải loại nước tiểu, da thải loại mồ hôi, hệ hô hấp thải loại CO2
Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?
- Quá trình lọc máu để tạo nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận
- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O,các ion cần thiết
- Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã, các chất thuốc, các ion thừa
- Quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp diễn ra ở ống thận. Kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức.
Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào?
- Thành phần nước tiểu đầu không có tế bào máu và protein
- Máu có các tế bào máu và protein
Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào?
Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức
Các chất dinh dưỡng nhiều Gần như không còn các chất dinh dưỡng
Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn Nồngđộ các chất hòa tan đậm đặc
Chứa ít các chất cặn bã, chất độc hơn Chứa nhiều các chất cặn bã, chất độc
Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chứ năng của thân diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu?
Có sự khác nhau đó là do: máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được tạo ra liên tục; nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ

File đính kèm:

  • docTẬP HỢP NHỮNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 8.doc
Đề thi liên quan