Tập Huấn Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Công Tác Tư Vấn Học Đường

ppt10 trang | Chia sẻ: hongdao | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập Huấn Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Công Tác Tư Vấn Học Đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁCTƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG1. Chức năng tư vấn của giáo viên chủ nhiệm lớp.Trong công tác chủ nhiệm lớp, cả ba chức năng giáo dục, quản lý và tư vấn đều có mối quan hệ hữu cơ, mối quan hệ nhân quảNgười giáo viên chủ nhiệm lớp trong giai đoạn hiện nay có một số chức năng cơ bản như giáo dục, dạy học, quản lý và tư vấn.	2. Mục tiêu, nhiệm vụ tư vấn, đối tượng, phạm vi tư vấn cho học sinh của GVCN lớp.a) Mục tiêu tư vấn:b) Nhiệm vụ tư vấn:-Tham vấn cho những học sinh có khó khăn tâm lý hoặc tham vấn nhóm - Quan sát phát hiện những biểu hiện của học sinh có nguy cơ rối nhiễu tâm lý, hoặc những hiện tượng tâm lý bất thường trong đời sống học đường.- Gửi những học sinh có biểu hiện của bệnh tâm lý, hoặc các vấn đề cần trợ giúp của học sinh đến bộ phận tư vấn học đường trong hoặc ngoài nhà trường, các cơ sở chuyên môn để giúp đỡ.Tư vấn hỗ trợ, tìm kiếm các nguồn lực giúp cho học sinh trong và ngoài nhà trường.Tư vấn giáo dục cho các cha mẹ học sinh, các thầy cô, bạn bè hoặc những người có tác động không thuận lợi đến sự phát triển trẻ em.- Tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi, hoạt động giáo dục trong phạm vi lớp mình nhằm xây dựng môi trường tâm lý học thuận lợi cho sự phát triển của các học sinh trong lớp.c) Đối tượng tư vấn:d) Phạm vi tư vấn HSCTV(cá nhân hoặc nhóm, lớp) Những đối tượng có liên quan và đang có tác động tiêu cực đến HSCTV, hoặc đang có vấn đề với HS đó.- Đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm- Đối với những người có “vấn đề” với HS lớp chủ nhiệm, có tác động tiêu cực, gây những tác động làm rối nhiễu tâm lý trẻ, ảnh hưởng không thuận đến quá trình học tập và rèn luyện của các em3.Một số yêu cầu đạo đức nghề nghiệp trong tư vấn +) Luôn đảm bảo tính khách quan trong tư vấn: - Đảm bảo tính khách quan là nguyên tắc của bất kì một hoạt động chuyên môn, hoạt động nghiên cứu nào. Tư vấn là một hoạt động chuyên môn, là việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của một số chuyên ngành khoa học trong thực tiễn, đó là tâm lý học tư vấn, giáo dục học đường. Chính vì vậy đảm bảo tính khách quan là yêu cầu bắt buộc.- Việc đảm bảo tính khách quan trong tư vấn học còn thể hiện ở chỗ trong quá trình tư vấn, chỉ có một mục tiêu duy nhất, đó là hỗ trợ HSCTV tự nhận thức và tự giải quyết được những khó khăn của mình. NTV không có mục tiêu cá nhân nào trong khi tư vấn.- Trong tư vấn NTV không được để các cảm xúc cá nhân chi phối quá trình tư vấn. Khi vào phòng tư vấn chỉ có vấn đề của HSCTV mà thôi. NTV không chia sẻ những câu chuyện riêng tư, những nỗi lo lắng, tâm trạng của mình cho HS. Chính vì vậy, áp lực trong công việc tư vấn khá nặng nề. Nhiều NTV không kiểm soát tốt bản thân có thể lại bị rối nhiễu tâm lý, bệnh,... và đến lượt họ, họ lại trở thành thân chủ của một NTV khác.+ ) Cần tránh các quan hệ nhiều tuyến với HSCTV: Các mối quan hệ cần tránh trong tư vấn là: - Quan hệ xã hội: NTV là bạn bè với HSCTV.- Quan hệ đồng nghiệp: NTV với HSCTV là đồng nghiệp hoặc con đồng nghiệp.- Quan hệ gia đình, ruột thịt: NTV không tư vấn cho những người là gia đình, họ hàng ruột thịt của mình.- Quan hệ lãnh đạo: như cấp trên, cấp dưới.- Quan hệ tình cảm: Những quan hệ thân tình, yêu đương,...- Quan hệ công việc: như NTV cùng HSCTV tham gia một công việc, hoạt động yêu thích +) Cần tôn trọng HSCTVNguyên tắc này thể hiện ở chỗ NTV không phân biệt văn hóa, dân tộc, nguồn gốc xuất thân, tuổi tác, tôn giáo, khiếm khuyết, hay bệnh tật của HSCTV. Việc tôn trọng HSCTV còn thể hiện ở cách hành xử của NTV: không bao giờ làm thay những gì chúng có thể tự làm, hãy tăng cường tối đa khả năng tự nhận thức, tự giúp đỡ bản thân. Sự tôn trọng còn thể hiện ở chỗ NTV cần tôn trọng sự lựa chọn và chịu trách nhiệm của HSCTV. Việc áp đặt các quyết định của NTV lên HS không những thiếu tôn trọng HS mà còn không trang bị cho các em những công cụ cần thiết để trẻ có thể tự giải quyết những khó khăn của mình. NTV không thể ép buộc trẻ ra quyết định mà chỉ có thể làm cho trẻ tự nhận thức và ra quyết định. Đối với cha mẹ hoặc người bảo trợ các em, sự tôn trọng thể hiện ở chỗ: NTV cần tôn trọng quyền và trách nhiệm của họ. Gia đình rất quan trọng đối với HS. Khi tư vấn cho HS, cần thiết lập mối quan hệ hợp tác, sự thông cảm và sự tham gia của cha mẹ trong việc tạo ra cho trẻ một cuộc sống tốt nhất. +) Cần giữ bí mật thông tin trong tư vấn.Trong quá trình tư vấn, NTV cần: - Bảo đảm những bí mật mà HSCTV cung cấp, chia sẻ. Bảo đảm bí mật các hồ sơ tư vấn.- Thống nhất nguyên tắc bí mật thông tin với HSCTV, với các thành viên tham gia tư vấn nhóm, tư vấn gia đình.- Trong trường hợp khẩn cấp, thông tin HS cung cấp có liên quan đến sự việc đảm bảo an toàn cho chính HS và những người liên quan, cộng đồng; liên quan đến an ninh thì NTV cần báo cho những người chịu trách nhiệm cao nhất biết để xử lý. Đồng thời thông báo cho HSCTV biết để phòng tránh. - NTV thường hỏi ý kiến của những người có chuyên môn giỏi về cách xử lý các tình huống cụ thể. Khi hỏi ý kiến, NTV cần đảm bảo thay đổi họ tên HS nhằm đảm bảo bí mật về nhân thân HS.

File đính kèm:

  • pptChuong I_ GVCN-Loan.ppt
Đề thi liên quan