Tập huấn tư vấn học đường tháng 9 năm 2012

ppt78 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tập huấn tư vấn học đường tháng 9 năm 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TẬP HUẤN TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG Tháng 9 năm 2012Thảo luậnHoạt động nhóm: 	Theo anh/chị, học sinh hiện nay thường gặp những khó khăn tâm lý nào?Hoạt động cá nhân:	Kể lại những trường hợp học sinh cá biệt mà anh/chị biết? Những biểu hiện về mặt hành vi của em học sinh đó? Ghi rõ thông tin cá nhân của học sinh Áp lực về học tập, thi cử. Ức chế tâm lý, thiếu sự chia sẻ. Ngộ nhận về tình yêu, tình bạn. Khủng hoảng tâm sinh lý tuổi vị thành niên. Lúng túng trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Chưa thỏa mãn nhu cầu thể hiện bản thân. Thông tin quá tải, khó sàng lọc. Tác động của XN phức tạp đến trường học ảnh hưởng đến HS. Môi trường sống phức tạp. Bạo lực học đường, bạo lực gia đình. HS chưa tin tưởng vào phòng tư vấn, chưa đánh giá đúng về phòng tư vấn. Cách đối xử của thầy cô ảnh hưởng đến học sinh. HS thiếu nhận thức về giá trị sống. Khoảng cách giữa hoàn cảnh và kỳ vọng.Thế nào là học sinh cá biệt?Đánh nhau, vô lễ.Cúp tiết, nghỉ họcTham gia các trò chơi vô bổThể hiện sự khác biệt với mọi người.Hay phá hoại tài sản của nhà trườngGây mất đoàn kết nội bộSống buông thảĂn mặc không kín đáoChọc phá bạn bè trong giờ họcNhững học sinh nào cần được tư vấn tâm lý?Học sinh gặp rắc rối về tình cảmNgủ gục trong lớpHọc sinh hay nói chuyện trong lớpGặp vấn đề về sức khỏeSa sút trong học tậpNhững vấn đề về tình cảm, giới tínhBức xúc về hành vi đối xử với học sinhSống thu mình, trầm cảm, lo âu, stress.CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊNĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 	VỊ THÀNH NIÊNKhái niệm tuổi vị thành niên (VTN)Một số điểm chung về sinh lýĐặc điểm tâm lý theo từng giai đoạn tuổi vị thành niênPhân biệt các đặc điểm lứa tuổi và những vấn đề bất thườngKhái niệm Trẻ em & Vị thành niênTrẻ em:- Việt Nam: Dưới 16 tuổiCông ước Quốc tế về trẻ em: Dưới 18 tuổiVị thành niên: Từ 10 – 18 tuổiĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN SINH LÝĐặc điểm phát triển sinh lý ở nữNgực phát triểnLông phát triển rõ rệt ở nhiều bộ phận cơ thể: Bộ phận sinh dục, nách, chân, tayPhát triển chiều cao nhanh từ 10 – 15 tuổiCó kinh nguyệt Đặc điểm phát triển sinh lý ở namCơ quan sinh dục phát triểnLông (bộ phận sinh dục, nách, chân...), râu phát triểnHiện tượng “mộng tinh”, “giấc mơ ướt”Đạt được sự tối đa về chiều caoGiọng nói: Vỡ giọngSỰ THAY ĐỔI VỀ MẶT SINH LÝ Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI LỚN VỀ TÂM LÝHành viE dè, nhạy cảm và lo lắng về sự thay đổi cơ thể mình.Cảm thấy bản thân mình kỳ quặc, kể cả về hình dáng và phối hợp thể chất. Nữ lo sợ về kinh nguyệt, nam lo lắng về hiện tượng mộng tinh.Bắt đầu tách khỏi cha mẹ, có sự “nổi dậy”, có thể dẫn đến những xung đột với cha mẹ do cha mẹ muốn điều khiển, kiểm soát con cái.Hình thành nhóm bạn để thử các ý tưởng mới. Thành viên của nhóm hành động, ăn mặc giống nhau, có những bí mật hoặc nghi thức của nhóm.Nhiều trẻ VTN cũng có nguy cơ cao về trầm cảm hoặc tự tử, hoặc hủy hoại bản thân bởi các áp lực hoặc xung đột gia đình, trường lớp, xã hội, nhóm bạnCÁC ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝĐầu vị thành niên (10-14 tuổi)CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP GIỚI TÍNH ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬPTìm kiếm bản sắc. Buồn, ủ rũ. Năng lực sử dụng lời nói để bộc lộ bản thân tăng. Thường hay biểu hiện cảm xúc bằng hành động hơn bằng từ ngữ. Quan hệ bạn bè thân thiết được coi trọng Ít gắn bó, tình cảm với bố mẹ, đôi khi có biểu hiện thô lỗ. - Nhận ra rằng cha mẹ, giáo viên không hoàn hảo, “bắt lỗi” người lớn. - Tìm kiếm những người mới để yêu thương. - Có xu hướng quay lại những hành vi nhi hóa. - Nhóm bạn ảnh hưởng đến sở thích và kiểu ăn mặc. HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP Hầu như quan tâm đến hiện tại và tương lai gần. Năng lực làm việc tăng hơn. GIỚI TÍNHNữ giới phát triển trước nam giới. Chơi với các bạn cùng giới tính. E thẹn, bẽn lẽn và khiêm tốn. Có tính phô trương. Quan tâm nhiều đến sự riêng tư. Thử nghiệm với cơ thể của mình. Lo lắng liệu mình có bình thường không. ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNGThử nghiệm các luật lệ và giới hạn. Có đôi khi thử hút thuốc, uống rượu, hoặc các chất kích thích. Có thể suy nghĩ trừu tượng. Giữa vị thành niên (14-16 tuổi)CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP GIỚI TÍNH ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP Vị kỉPhàn nàn bố mẹ, người lớn không tôn trọng độc lập. Bận tâm nhiều về hình thức và cơ thể. Cảm thấy cơ thể và bản thân mình lạ. Ý niệm về cha mẹ giảm, bớt quấn quít, gắn bó với cha mẹ. - Nỗ lực kết bạn mới. - Nhấn mạnh đến nhóm bạn với bản sắc của nhóm có sự lựa chọn, cạnh tranh. - Thỉnh thoảng buồn, ngồi một mình. - Xem xét các trải nghiệm nội tâm, như viết nhật kí, tiểu thuyết. HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆPHứng thú mang tính trí tuệ. Một số năng lượng mang tính tính dục và hung hăng, hướng đến các hứng thú nghề nghiệp và sáng tạo. GIỚI TÍNH Bận tâm về sự hấp dẫn giới tính. Thường xuyên thay đổi các quan hệ. Hướng đến các quan hệ khác giới với sự sợ hãi, lo lắng. Nhạy cảm, dễ bị tổn thương và lo lắng với những người khác giới. Cảm nhận về tình yêu và sự đam mê. ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNGPhát triển thần tượng và lựa chọn các mẫu hình lý tưởng. Hiểu về lương tri. Tự đặt ra được mục tiêu. Quan tâm đến lý lẽ đạo đức. Cuối vị thành niên (16-18 tuổi)CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP GIỚI TÍNH ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNGCHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬPBản sắc rõ ràng, chắc chắn. Có khả năng trì hoãn sự hài lòng. Có khả năng suy nghĩ các ý tưởng một cách có hệ thống, xuyên suốt. Có khả năng biểu hiện cảm xúc bằng từ ngữ. Phát triển khiếu hài hước. Có các sở thích ổn định. Tình cảm ổn định. Có khả năng đưa ra các quyết định độc lập. Có khả năng thỏa hiệp. Hãnh diện về công việc, nhiệm vụ của mình. Tự lực. Quan tâm đến mọi người hơn. HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP Bận tâm nhiều về tương lai. Suy nghĩ về vai trò của mình trong cuộc sốngGIỚI TÍNHBận tâm về các mối quan hệ nghiêm túc. Bản sắc giới tính rõ ràng. Có đủ khả năng phát triển tình yêu. ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNGCó sự anh minh, hiểu biết sâu sắc. Nhấn mạnh đến chân giá trị và tự trọng. Đặt ra mục tiêu và hiện thực hóa mục tiêu. Chấp nhận các thể chế, quy tắc xã hội và truyền thống văn hóa. Tự điều chỉnh các ý niệm về giá trị bản thân MỘT SỐ NHU CẦU ĐẶC TRƯNG Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Nhu cầu sinh lýĂnUốngNgủThởNhu cầu tâm lý- xã hội cơ bảnAn toànHiểu, cảm thông 	Yêu thươngCó giá trị 	Tôn trọngCác nhu cầu đặc trưng của lứa tuổi VTNNhu cầu sinh lý Nhu cầu tâm lý1. Nhu cầu sinh lýNhu cầu về hoạt động: lực cơ mạnh hơn, dư thừa năng lượng. Cần hướng các em đến các hoạt động thể thao vui chơi lành mạnh, chẳng hạn như khiêu vũ, bơi lội, bóng đá.Nhu cầu thỏa mãn tính dục: bản năng tính dục thời ấu thơ được đánh thức.Ái kỷ: các em quan tâm, yêu thích và tự khám phá cơ thể mình.Tính dục đồng giới: ở thời kỳ đầu VTN các em nam chơi với nam, nữ chơi với nữ.Tính dục khác giới: ở thời kỳ cuối VTN, các em nam nữ bị hấp dẫn bởi bạn khác giới.2. Nhu cầu tâm lýThử các giá trị và hình thành giá trị bản thân: thử các trải nghiệm mới: quần áo, giày dép, đầu tóc, bạn bèĐộc lập, tự do, tự chủ: không chấp nhận sự áp đặt. Nếu người lớn đối xử với các em như trẻ con thì các em sẽ dễ trở nên chống đối, nổi loạn và có thái độ bất cầnĐược chấp nhận: sẳn sàng lắng nghe ý kiến các em, tránh phán xét, chỉ trích các em, cần khuyến khích, động viên, điều này giúp các em củng cố lòng tự trọng.Cho và nhận tình cảm:đây là nhu cầu tất yếu. Giúp các em đương đầu với cảm xúc là cần thiết. Cha mẹ cần biểu hiện tình yêu thương với các em dù tình huống gì xảy ra. Khi các em gặp thất bại, cần có sự động viên từ cha mẹ.Thực hiện các hành vi nguy cơ: ở tuổi này, trẻ VTN tò mò thử nghiệm mọi thứ mà không để ý đến hậu quả.Nhu cầu chỉ dẫn và giới hạn: các em cần người lớn đưa ra các giới hạn vì trẻ VTN thiếu thận trọng và suy nghĩ chưa sâu sắc. Người lớn cần chỉ ra các nguyên tắc, luật lệ, giới hạn, có thể để các em tự quyết trong các giới hạn đó, để các em chịu trách nhiệm. Đó là việc cần làm để giúp các em đi đến độc lập.Để phát triển thể chất lành mạnhTập thể dục vào buổi sáng và tối.Luôn có các hoạt động chân tay ở trường và ở nhà.Tham gia các hoạt động ngoài trời và thể thao.Học khiêu vũ ở trường.Học võ.Để phát triển tinh thần lành mạnhBầu không khí ở nhà và ở trường thân thiện, yêu thương và an toàn.Cần có thư viện tốt, không khí tranh luận cởi mở, các nhóm thảo luận.Có nhiều CLB: âm nhạc, mỹ thuật.Tổ chức tham quan danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử.Để phát triển xã hội lành mạnhTổ chức các buổi họp mặt ở trường, giúp các em gần nhau hơn.Tổ chức các chuyến tham quan, thực địa giúp các em trao đổi, kết bạn.Tổ chức các trò chơi tập thể, tranh luận,cemina.Tổ chức các buổi thông tin hướng nghiệp.Các em nên được làm quen dần với những chuẩn mực, hành vi người lớn.Các em nên được tin tưởng giao cho các công việc, nhiệm vụ có tính trách nhiệm như người lớn.Để phát triển tình cảm lành mạnhCác em phải biết kìm nén cám xúc của mình.Các em thường sợ đối mặt với các tình huống khó khăn, người lớn cần động viên trẻ và chỉ ra mặt tích cực.Giúp các em hình thành sức mạnh để đối mặt với thất bại.Các em nên được cho phép thảo luận các vấn đề tình cảm với cha mẹ.GV cần lưu tâm đến các HS có vấn đề về tình cảm (buồn, thu mình, bất an). Nên làm việc riêng với các em này để hỗ trợ các em.1. An toàn: Cha mẹ, thầy cô cần khoan dung, giúp đỡ các em phân biệt đúng sai.Người lớn cần làm cho các em HS hiểu rõ không ai có quyền làm tổn thương người khác, mọi người có quyền được bảo vệ.Cha mẹ, thầy cô nên thông cảm và chia sẻ trong quá trình thảo luận với các em giúp các em đưa ra các quyết định đúng.Cha mẹ thầy cô nên kiên định về các chuẩn mực trong cư xử, xử lý một cách công bằng mọi tình huống.Khi các em chia sẻ suy nghĩ, tâm tư của mình, không phê phán và cần giữ kín câu chuyện.2. Yêu thương:Cha mẹ, thầy cô nên tạo môi trường thân thiện để các em có thể biểu lộ, thể hiện bản thân, cảm thấy được yêu thương. Cha mẹ, thầy cô nên có cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, lời nói dịu dàng, thân mật, gần gũi; lắng nghe tâm sự của các em; tôn trọng ý kiến; động viên, giúp đỡ, khích lệ, khoan dung, độ lượng, vị tha, công bằng, không phân biệt đối xử.3. Hiểu, thông cảm:Lắng nghe các em. Tạo điều kiện cho các em diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc. Đứng vào vị trí các em để chấp nhận các suy nghĩ, cảm xúc của các em và trả lời câu hỏi các em một cách rõ ràng. Cởi mở, linh hoạt. Hiểu đặc điểm tâm lý của các em qua từng giai đoạn phát triển.4. Tôn trọng:Lắng nghe các em một cách quan tâm, chăm chú. Dành thời gian để nhận ra cảm xúc của các em. Cùng các em thiết lập nội quy trong gia đình, lớp học cho các hoạt động. Tạo giới hạn và bình tĩnh khi các em vi phạm nội quy. Luôn giữ cho âm điệu, giọng nói của mình hài hòa tạo bầu không khí tôn trọng. Tùy theo tình huống, có lúc giọng nói thể hiện sự quan tâm, phấn khởi, khích lệ, có lúc rõ ràng, kiên quyết, nghiêm khắc.5. Có giá trị: Luôn tiếp cận, trân trọng ý kiến các em. Lắng nghe các em nói. Tạo cơ hội cho các em bộc lộ các khả năng của mình. Hưởng ứng các ý tưởng hợp lý của các em, động viên, khuyến khích. Cảm ơn các em khi các em làm việc tốt cho người lớn. Nếu các em mắc lỗi thì chú ý đến hành vi. Không đồng nhất hành vi với nhân cách con người các em.Chương II:CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN NHỮNG ỨNG XỬ TIÊU CỰCChia sẻLàm việc nhóm nhỏ:	Liệt kê các hành vi tiêu cực mà VTN có thể có Mục đích của các hành vi tiêu cực4 mục đích chính: Thu hút sự chú ý Thể hiện quyền lực Muốn trả đũaNé tránhThu hút sự chú ýChú ý là gì?  là để tâm trí vào việc gì đó.Trong những tình huống như thế nào thì người lớn chú ý đến trẻ? (trẻ được khen, trẻ được bế, trẻ được nựng, trẻ được hôn, trẻ bị mắng, trẻ bị đánh, trẻ bị phạt)Thu hút sự chú ý (tiếp)Suy nghĩ của VTN:“Mình chỉ cảm thấy quan trọng khi nhận được sự quan tâm, chú ý của cha mẹ, thầy cô” * Nếu không thu hút sự chú ý bằng các thành tích, trẻ sẽ thu hút bằng cách tiêu cực (quậy phá)Muốn được chú ý là nhu cầu của mọi đứa trẻKhi không có đủ sự chú ý, trẻ sẽ tìm cách có được sự chú ý. Các em thực hiện việc này bằng cách nào?Những hành vi tiêu cực sẽ phát triển khi trẻ không nhận được đủ sự chú ý vào những hành vi tích cực của nó. Nếu không thu hút được sự chú ý thông qua việc đạt được điểm cao, thành tích thể thao, hoạt động nhóm lành mạnh thì trẻ VTN sẽ làm bằng cách tiêu cực khác. Người lớn càng chú ý đến hành vi tiêu cực thì trẻ càng có hành vi làm người lớn khó chịuThu hút sự chú ý (tiếp)ví dụ minh họaHọc sinh hét lên trong lớp học nhằm làm gì? Trẻ ăn vạ để làm gì? Thể hiện quyền lựcCá nhân cảm nhận được quyền lực của mình khi anh ta thấy anh ta có tác động, ảnh hưởng đến người khácThể hiện quyền lực (tiếp)Trẻ cãi lại, trêu ngươi, thách thức đem lại cho các em cảm giác kiểm soát tình huống, tác động gây ảnh hưởng với cha mẹ và người lớn. Phá bỏ qui tắc: tạo cảm giác quyền lực, trẻ trở nên có quyền tự quyết định. Trẻ có xu hướng khám phá xem mình “mạnh” đến mức nào. Các em thử thách giới hạn của người lớn. Trong một số trường hợp, đằng sau hành vi đó là suy nghĩ : “Mình trở nên quan trọng nếu mình điều khiển người khác và có những gì mình muốn”. Trả đũaTrẻ VTN cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương vì không đựợc đối xử tôn trọng, công bằng, mình phải đáp trả”. Trả đũa như là cách đòi lại sự công bằng. Có nhiều cách để trả đũa: bằng hành động, bằng lời nói, bằng sự im lặng, bằng việc từ chối hợp tác, bằng cái nhìn và cử chỉ thù địch, v.v. Những hành động này thường đi kèm với những cảm xúc: chán nản, phiền muộn, tức giận.Né tránhHành vi thể hiện: rút lui, né tránh thất bại vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong mỏi của cha mẹ, thầy cô. Ví dụ, trẻ VTN thể hiện: “Con không giải được bài đó đâu!”, “Con đã bảo là không làm được đâu vì con rất dốt môn này”. Khi đó, trẻ VTN đang cảm thấy rất chán nản. Tại sao trẻ hành động như trẻ vẫn đang hành độngHai nguyên tắc cơ bản: Hầu hết các hành vi do trẻ học được.Phản ứng của người khác góp phần làm duy trì hành vi của trẻ.Các nguyên nhân khácNgười lớn chưa gương mẫuDo môi trườngThiếu kỹ năng sốngCan thiệp châm trễ thói quen của trẻHoàn cảnh gia đình (cha mẹ ly dị, không quan tâm đến con cái)Học tập qua quan sátHọc tập qua quan sát là cách chúng ta lĩnh hội một hành vi thông qua việc nhìn, quan sát hành vi đó. Chúng ta học cách đi bằng cách nhìn người khác đi, có người khác giữ tay và chúng ta vấp ngã đôi lần. Chúng ta học nói bằng cách lắng nghe và nhìn miệng của mọi ngừời. HỌC +Quan sátTrải nghiệmCác hành vi hiện cóPhản ứng của người khác Phản ứng của người khác bao gồm sự tán thưởng, sự chú ý, sự tôn trọng, tình yêu, địa vị xã hội, trừng phạt, mắng, sự hờ hững v.v. Phản ứng của người khác sẽ quyết định việc trẻ hay người khác có lặp lại hành vi đó hay không. Nếu HS được đối xử tôn trọng, HS sẽ ngoan ngoãn và học hành chăm chỉ hơn.*Các con đường dẫn đến việc trẻ hình thành các hành vi không phù hợpMôi trường thiếu cấu trúc: trẻ VTN ứng xứ tốt hơn trong môi trường có cấu trúc: môi trường chỉ rõ những kỳ vọng, mong đợi, tường minh, chi tiết về những điều VTN được làm và không được làm.Thiếu kỹ năng: VTN ứng xử ko tốt, vô lễ hoặc thu mình vì các em thiếu kỹ năng XH để cư xử hợp lý. (làm hề, làm trò để gây chú ý, đánh nhau với bạn vì ko có kỹ năng ứng phó với sự trêu đùa của các bạn).Muốn có sự chú ý, khen ngợi từ người khác: - Hầu hết trẻ em đều muốn có sự chú ý. Nếu các em ko có được sự chú ý tích cực từ người lớn, bạn bè thì các em sẽ tìm kiếm sự chú ý tiêu cực. - Trẻ em cần có những phản hồi tích cực khi làm điều gì đó đúng, nếu ko có những phản hồi đó các em sẽ ko duy trì những hành động mà người lớn mong muốn nữa.Khi người lớn vô tình củng cố các hành vi tiêu cực: - VD: khi GV gặp phải HS mè nheo, xin xỏ để ko bị phạt, cuối cùng GV ko phạt em đó để chấm dứt mè nheo=> củng cố hành vi mè nheo của HS.- HS bị GV mắng (GV đang tức giận), HS có thể cản thấy thích thú với cảm giác mình có thể kiểm soát hành vi của người lớn và do đó duy trì hành vi gây rối để được mắng.Tự trọng thấp: - Trẻ có tự trọng thấp thường có những hành vi tiêu cực, thiếu tự tin, hành động sai, ko đánh giá đúng bản thân.- Nếu HS tự tin vào bản thân mình, em có thể biết rằng mình ko ngu ngốc ngay cả khi em phạm lỗi, phạm sai lầm.- Đánh giá bản thân lành mạnh (tự trọng cao) tức là em đó biết rằng mình là người tốt, có những điểm mạnh, điểm yếu và có khả năng làm những việc mà em cho là đúng.Không biết cách phù hợp để bộc lộ cảm xúc của mình:Trẻ thiếu kỹ năng bộc lộ cảm xúc một cách phù hợp (ko biết cách để gây sự chú ý, ko biết cách đối phó với sự trêu chọc, ko biết cách trả lời các câu hỏi trên lớp).Trẻ VTN cần được học cách biểu hiện cảm xúc một cách thích ứng với hoàn cảnh, vì cảm xúc sẽ quyết định hành vi của trẻ.Áp lực học tập: Những trẻ VTN có áp lực học tập hoặc khó khăn trong học tập cũng thường có những hành vi ko phù hợp, gây rối, quấy phá lớp để tránh phải học.Có vấn đề về nhà ở hoặc nơi sống: Nếu gia đình trẻ VTN có những vấn đề xung đột cũng ảnh hưởng đến các hành vi, ứng xử của trẻ. VD: cha mẹ cãi nhau, thiếu ngủ, thiếu ăn thường làm trẻ VTN ko tập trung học, bồn chồn hoặc gây rối.Các vấn đề về sức khỏe tinh thần:	Nếu các ứng xử, hành vi tiêu cực của trẻ VTN (nói leo, nói cướp lời do tăng động, giảm chú ý, thu mình do trầm cảm) là có phần do sinh học, trẻ cần được học các hành vi, kỹ năng mới để làm cho vấn đề, tình huống tiến bộ hơn.

File đính kèm:

  • pptTap huan Tu van hoc duong - truc.ppt