Tập làm văn: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Quảng Ngãi

doc11 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 9044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập làm văn: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bãi biển Tân Định thuộc xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, cách tỉnh lị Quảng Ngãi khoảng 20 km về hướng đông nam. Nơi đây hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho việc xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa lý tưởng. Thế nhưng nhiều năm qua, bãi biển này vẫn còn nguyên nét hoang sơ, chưa được đầu tư khai thác phục vụ nhu cầu khách tham quan, du lịch.Biển ở đây có bãi cát trắng mịn, bằng phẳng và rất sạch sẽ. Vào mùa hè nước biển trong xanh, diệu êm, với những con sóng nhỏ chạy lăn tăn dội vào bờ trông thật đáng yêu. Dọc theo bờ biển là khu rừng dương xanh ngút ngàn, có từ những năm mới thành lập Đảng. Trong chiến tranh, rừng phi lao là căn cứ địa cách mạng, nơi che giấu cán bộ, bộ đội và nhân dân ta. Hiện nay những rặng cây xanh này là nơi dừng chân nghỉ mát, cắm trại, du lịch của khách thập phương. Đến với biển Tân Định, nơi non xanh nước biếc hữu tình, chúng ta được đắm mình trong thế giới yên tĩnh, dịu êm của biển cả, nghe từng cơn gió mát lạnh phả vào da thịt. Trong phút giây ngẫu hứng, bạn cũng có thể với đôi chân trần chạy dọc dài trên bãi cát trắng, bắt những chú còng gió, sau đó dùng lá phi lao khô có sẵn để nướng lên làm thức ăn, mồi nhậu.Đứng ở phía bờ biển phóng tầm mắt nhìn về hướng tây, khách tham quan sẽ bắt gặp một dãy núi, đó là núi Long Phụng, nằm trong quần thể khu du lịch. Núi có độ cao khoảng 70 mét, dài gần 2 nghìn mét, chạy dọc theo bờ biển. Phía nam của núi là hòn Long, có loại đá trắng, mà khi ánh mặt trời chiếu rọi xuống thấy một màu trắng xóa, nên dân gian gọi là núi Đá Bạc. Phía bắc là hòn Phụng, cấu tạo bởi đá tổ ong, có sắc màu đỏ tươi như gạch. Về hình thể, sắc thái của hai hòn núi này rất khác biệt nhau, nhưng do nằm liền kề tựa đầu rồng, đuôi phụng, nên người địa phương gọi là núi Long Phụng. Cuối đuôi Long Phụng còn có một quả núi hình nón, đứng tách biệt, mang tên núi Một. Trên núi Long Phụng có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ăm ắp các di tích lịch sử văn hóa, là điều kiện tốt cho khách tham quan, thượng lãm. Đó là chùa Ông Rau, một ngôi chùa khá đặc biệt, tọa lạc trên lưng chừng núi, mặt quay ra biển. Chùa được kiến tạo bởi những tảng đá tổ ong son đỏ nhốm màu huyền thoại. Tương truyền xưa kia có một nhà sư chuyên ăn ngũ cốc để sống, không kinh kệ, không để tử bổn đạo, suốt ngày ngồi tham thiền. Đến đúng giờ ngọ, ngài trở dậy hái rau rừng ăn qua loa rồi tiếp tục nhập định. Tên nhà chân tu này là gì, quê quán nơi đâu, đến giờ không ai biết chính xác, chỉ biết ông ăn rau nên gọi ông là Ông Rau, hang động ông tu gọi là chùa Ông Rau. Hiện nay chùa vẫn còn lại hang đá cô tịch với ba bệ thờ đơn sơ đêm ngày bảng lảng khói sương. Trong quần thể núi Long Phụng còn có địa điểm đặt Trụ Bồ, một thời đóng vai trò cảnh giới và thông báo mật hiệu về tình hình địch cho bộ đội ta biết để đối phó trong 9 năm kháng chiến. Khi thấy tàu Pháp xuất hiện trên biển, Trụ Bồ lập tức được kéo lên, sau đó trống đánh thùng thùng. Nếu tàu địch chỉ có một chiếc thì đánh một hồi trống, hai chiếc thì hai hồi, bao nhiêu chiếc thì tương ứng bấy nhiêu hồi trống. Nghe trống Trụ Bồ dóng lên, các địa phương khác cũng lần lượt đánh trống, báo hiệu cho khắp nơi biết có tàu Pháp đến.Trên ngọn núi Một có khối đá vôi, xung quanh chạm khắc hoa văn họa tiết tinh xảo, dân làng cho biết đây là tháp của người Chăm xưa, có cách đây hàng ngàn năm trước. Không những thế, trên đỉnh núi Bạc - đầu rồng còn có dấu vết bàn chân khổng lồ của Cao Biền yểm đất phương Nam, có bàu cụ Thăng có thể cải tạo thành đầm sen và nhà hàng nổi, có các lăng cá Ông được nhân dân địa phương xây dựng nhiều năm về trước.Đứng trên ngọn núi Long Phụng du khách có thể nhìn bao quát một vùng rộng lớn của tỉnh. Ngoài kia là biển Đông thấy đảo Lý Sơn thấp thoáng trong sương mờ, thấy mũi Ba Làng An như hạm đội nhoài mình ra biển. Xa xa phía bắc là núi Thiên Ấn, núi Thiên Bút, biểu tượng thiêng liêng của Quảng Ngãi. Rồi dòng sông Vệ như dải lụa trắng chạy quanh co giữa những làng mạc và đồng ruộng mênh mông. Phía nam núi chập chùng nhấp nhô chạy đến tận cửa Sa Huỳnh. Ở độ cao này, du khách sẽ tận hưởng bản hợp xướng âm thanh bất tận của đất trời. Hòa trong tiếng sóng biển rì rào là tiếng vi vút của rừng dương và tiếng chim hoan hỉ hót trong những tán cây rừng.Được biết, để khai thác tiềm năng thiên nhiên ưu đãi cho bãi biển Tân Định, phục vụ mục đích du lịch, chính quyền địa phương và các ngành chức năng đã tiến hành lập dự án qui hoạch và phát triển vùng bãi biển này. Theo đó, các hạng mục công trình cần được xây dựng như: Hệ thống giao thông, công trình thoát nước, đèn chiếu sáng, bãi tắm, nhà giữ xe, các kiốt bán hàng, công trình vệ sinh, nhà hàng, nhà nghỉ dưỡng, khu thể thao vui chơi giải trí, v.v…Tuy nhiên, những hạng mục này hiện vẫn còn nằm trên giấy, chưa được đầu tư khai thác. Hy vọng một ngày không xa, khi tuyến đường dọc biển Dung Quất - Sa Huỳnh đi ngang qua đây hoàn thành, "nàng tiên" biển Tân Định đang say giấc ngủ nồng sẽ được các nhà đầu tư đánh thức.








Đảo Lý Sơn gồm năm ngọn núi vươn lên giữa biển, khum khum như những cái bếp than đá khổng lồ đã tắt. Người dân địa phương bảo trong số đó chỉ mới có bốn ngọn từng nổi trận lôi đình, để lại những cái miệng há rộng đầy nham thạch. Một trong số những ngọn đó, ngọn Thới Lới, miệng phễu rộng đến một cây số vuông, được chính quyền sở tại dự định xây thành một cái hồ chứa nước để cứu khát cho cả đảo trong 4 tháng mùa khô hàng năm. Du khách mới đến lần đầu chắc sẽ có cảm giác rờn rợn vì đang đứng ngay trong miệng núi lửa. Những khối nham thạch lớn bị hất tung lên, bắn ra phía biển nay vẫn còn nằm chơ vơ. Lên cao hơn nữa là những ngôi chùa lẩn sâu vào trong các khe núi, cỏ cây lơ thơ. Người Lý Sơn nâng niu gìn giữ thế giới tâm linh của mình rất kỹ. Dinh thờ, miếu mạo chỗ nào cũng được tô điểm, thờ phụng với một quy chế cực kỳ nghiêm ngặt. Mỗi sáng sớm có thể bắt gặp ngư dân nào đó dừng thuyền trước con đường dẫn lên dinh Âm hồn biển để cúng một con gà luộc và đĩa trái cây tươi để an ủi những linh hồn còn lạc loài ngoài biển, cầu cho chuyến biển đêm nay yên lành. Đường lên chùa Hang, một danh thắng được Bộ Văn hoá - thông tin cấp bằng công nhận di tích văn hoá, được rải một lớp đá tròn nhỏ, chạy loanh quanh giữa cánh đồng bắp xanh rờn. Trên cánh đồng, các thôn nữ cười nói náo nhiệt. Nhưng cứ hễ khách đến gần và giơ máy ảnh, họ sẽ e lệ bỏ chạy, hoặc kéo chiếc khăn che nắng lên để gương mặt khuất lấp sau vành nón. Chùa Hang nằm sâu trong lòng khối nham thạch khổng lồ hình dáng ở thế đang phun trào. Chùa rộng 480 mét vuông, chỉ cao có 3,2 mét. Tiền thân của chùa là một ngôi đền Chăm cổ. Những tượng Chăm đã bị người Pháp đưa đi từ đầu thế kỷ 20, và dân đảo thay thế bằng bàn thờ Phật và thờ các tiên hiền của 3 tộc lớn nhất đảo. Hàng ngày vào buổi chiều, tiếng cầu kinh của vợ các ngư dân có chồng đang rong ruổi trên biển cất lên, kéo dài cho đến tận hoàng hôn, buồn da diết. Trong chùa, thỉnh thoảng lại có một giọt nước mát trên vòm hang nhỏ xuống, rồi tan giữa câu kinh. Lý Sơn còn hấp dẫn du khách bởi những hàng quán bình dân với những đĩa thức ăn được chế biến từ hải sản, mà đặc biệt là từ 14 loại ốc biển khác nhau, mang những cái tên rất kỳ dị như ốc nhảy, ốc đụn, ốc cừ, ốc hương, ốc voi… Viếng cảnh chùa, ngắm những ngọn núi lửa đang ngủ yên giữa trùng dương, rồi sau đó vào quán thưởng thức một đĩa mực thả mới vớt từ biển lên, uống một ly nhỏ rượu tỏi và nhìn hoàng hôn trôi dần về đất liền cách đó 20 hải lý. Lý Sơn trong tim du khách lúc đó có thể sẽ khác, mặc dù tiếng kinh cầu từ chùa vẳng ra vẫn đang còn buồn da diết.








Sa Huỳnh nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi, thuộc huyện Đức Phổ, cách thị xã tỉnh lỵ 60 km. Sa Huỳnh là bãi biển đẹp, nổi tiếng là vựa muối quan trọng ở miền Trung. Bãi biển Sa Huỳnh nằm sát quốc lộ 1A, ở km 985, có ga xe lửa Sa Huỳnh, cho nên từ Hà Nội vào hay từ thành phố Hồ Chí Minh ra, du khách có thể dừng chân ghé lại đây rất thuận lợi. Địa danh Sa Huỳnh phải viết cho đúng là Sa Hoàng, có nghĩa là cát vàng. Thật vậy, màu cát ở đây không trắng như ở nơi khác mà lại có màu vàng óng ánh thật đẹp. Sở dĩ, phải viết thành Sa Huỳnh, vì chữ “Hoàng” trùng tên Chúa Nguyễn Hoàng thời Nguyễn sơ. Bến cá Sa Huỳnh, bãi biển Sa Huỳnh chạy dài đến năm, sáu km, cong cong hình lưỡi liềm. Đáy biển thoai thoải, không có bãi đá ngầm, có thể là những bãi tắm lý tưởng đối với du khách đến đây nghỉ hè, vui chơi và tắm biển. Ngoài ra, Sa Huỳnh còn có thắng cảnh ghềnh đá Châu Me, Đảo Khỉ… thu hút du khách vào các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày lễ tết. Để phục vụ khách du lịch, ngành du lịch Quảng Ngãi còn xây dựng tại đây khách sạn Motel Sa Huỳnh để đón khách đến nghỉ ngơi, an dưỡng. Từ lâu, Sa Huỳnh được biết đến như là di chỉ khảo cổ học với "Văn hóa Sa Huỳnh". Đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học người Pháp như Vinet, Labare, Colani đã phát hiện ở Sa Huỳnh hàng loạt mộ chum và nhiều hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa cổ xưa bị chìm khuất dưới lòng đất qua thời gian dài lịch sử. Các kết quả khai quật được nghiên cứu và kết luận, dải đất từ Đèo Ngang cho đến Đồng Nai (Nam Bộ) lên cả Tây Nguyên, từ sơ kỳ đồng thau cho đến sơ kỳ sắt đá nơi hiện diện một nền văn hóa độc đáo của nhân loại và được định danh bằng khái niệm “Văn hóa Sa Huỳnh”'. Những gò Ma Vương, gò Điều Gà … là những nơi có nhiều dấu tích của nền văn hóa Chăm pa, từ lâu đã thu hút nhiều du khách đến tham quan và nghiên cứu. 





Thiên Ấn có tục danh là núi Hó, từ xưa đã được xem là "đệ nhất phong cảnh" của tỉnh Quảng Ngãi với mỹ danh "Thiên Ấn niêm hà", tức ấn trời đóng trên sông. Sông ở đây là sông Trà Khúc, con sông lớn nhất tỉnh. Cùng với sông Trà, núi Thiên Ấn từ lâu đã trở thành biểu tượng của vùng đất Quảng Ngãi. Thực ra, núi Thiên Ấn chỉ là một quả đồi cao trên trăm mét, nằm ở thị trấn Sơn Tịnh, bên bờ bắc sông Trà Khúc, có quốc lộ 24B áp sát chân núi, cách quốc lộ 1A khoảng 3km về phía tây. Do vậy, khách theo quốc lộ 1A vào Nam hay ra Bắc đều có thể thấy rõ núi Thiên Ấn. Muốn ghé thăm Thiên Ấn, từ ngã ba đầu cầu Trà Khúc trên quốc lộ 1A, rẽ sang quốc lộ 24B về hướng đông chạy xe ô tô chỉ khoảng năm mười phút là đến chân núi. Ðường lên đỉnh Thiên Ấn xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ, độ dốc không cao, lòng đường rộng, đã trải nhựa nên xe các loại đều lên xuống dễ dàng. Sở dĩ núi có tên là Thiên Ấn vì đỉnh núi rộng, bằng phẳng, nhìn xa giống như một cái triện lớn do trời sinh ra. Sườn núi Thiên Ấn có nhiều cỏ tranh, phía đông sườn núi có chùa Thiên Ấn nằm giữa lùm cây cổ thụ rậm rạp. Ngôi chùa cổ này được xây dựng từ cuối thế kỷ XVII, đã được chúa Nguyễn ban cho biển ngạch "Sắc tứ Thiên Ấn tự", năm 1717. Trong khuôn viên chùa có cái cái giếng cổ sâu hun hút tương truyền được đào quết nhiều năm liền, tục gọi Giếng Phật. Chùa còn có quả chuông lớn thỉnh về từ làng đúc đồng Chú Tượng năm 1845, dưới triều vua Thiệu Trị, tục gọi là Chuông Thần. Giếng Phật, Chuông Thần đều đã đi vào thơ ca và gắn với những huyền thoại lý thú, đi vào thơ ca vịnh cảnh Thủ khoa Phạm Trinh từng có câu: "Giếng Phật mạch sâu mùi nước ngọt/ Chuông Thần đêm vắng giọng đưa thanh". Phía đông chùa có khu "viên mộ" thiết diện hình lục giác, gồm nhiều tầng, là nơi an táng các vị sư trụ trì chùa. Ngoài ra, tại đỉnh Thiên Ấn, trên trảng đất bằng phẳng thoáng đãng phía tây còn có phần mộ của cụ Huỳnh Thúc Kháng, là nơi được nhiều du khách viếng thăm. Từ đỉnh Thiên Ấn du khách có thể ngắm nhìn cả một khoảng không gian bao la, hùng vĩ xung quanh. Nhìn lên: trời tây là rặng Thạch Bích như một bức thành sừng sững. Nhìn xuống hướng đông có thể thấy cửa Ðại Cổ Lũy, nơi có cảnh đẹp nổi tiếng "Cổ Lũy cô thôn", với mặt biển lấp lánh. Nhìn về hướng bắc, tây bắc sẽ thấy nổi lên giữa đồng lúa xanh tươi dãy núi Long Ðầu với mình rồng uốn lượn. Nhìn về hướng nam núi Thiên Bút với cái mỹ danh "Thiên Bút phê vân (Bút trời vẽ mây) hiện lên giữa phố phường tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Gần hơn là cầu Trà Khúc, sông Trà Khúc, nổi lên giữa những dải cát trắng, từng là nguồn cảm hứng cho hai bài thơ hay nhất của thi sĩ Cao Bá Quát: Trà Giang dạ bạc và Trà Giang thu nguyệt ca. Quả Thiên Ấn không hổ danh là "đệ nhất thắng cảnh" của tỉnh Quảng Ngãi, là di tích quốc gia đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận từ năm 1990.Sơn Mỹ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia theo Quyết định số 54/VH-QÐ ngày 29/4/1979, là khu di tích lịch sử, nơi ghi lại tội ác đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam. 






Di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ nằm trên địa bàn xã Tịnh Khê, huyện SơnTượng đài tưởng niệm vụ thảm sát Sơn Mỹ ngày 16/3/1968 Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi 13km về phía đông bắc. Ngày 16/3/1968, một cuộc hành quân huỷ diệt dã man chưa từng thấy, được quân xâm lược Mỹ mưu tính và thực hiện, đánh vào người dân Sơn Mỹ vô tội không một tấc sắt trong tay. Với chủ trương: đốt sạch, phá sạch, giết sạch, chúng đã biến nơi này thành vùng đất chết. Lính Mỹ đã đổ bộ xuống phía tây xóm Thuận Yên thôn Tư Cung và xóm Gò thôn Cổ Lũy và cuộc thảm sát bắt đầu. Số người tàn sát ở thôn Tư Cung là 407 người, tại thôn Mỹ Hội là 97 người. Tổng số người bị tàn sát ở Sơn Mỹ là 504 người, trong đó có 182 phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già, 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu cháy. Vụ thảm sát Sơn Mỹ là đỉnh cao trong muôn vàn tội ác của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, bị cả loài người lên án. Khu di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ là một tổng thể các địa điểm nơi ghi dấu tội ác của giặc Mỹ đối với đồng bào ta. Cụm di tích: ruộng ông Nhiều, tháp canh, gốc cây gòn nằm ở xóm Khê Thuận và điểm di tích vườn ông Phạm Minh (Khê Ðông), Phạm Hội (Khê Tây). Ðiểm di tích: hầm chống pháo của gia đình ông Lý Lệ, ông Ngô Mân tại xóm Mỹ Hội (thôn Cổ Lũy). Các điểm di tích mộ chôn chung các nạn nhân bị thảm sát. Bên cạnh giá trị lịch sử, khu di tích Sơn Mỹ là nơi ghi tội ác điển hình của giặc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, là nơi tưởng niệm 504 đồng bào ta đã ngã xuống. Sơn Mỹ còn có giá trị về du lịch: nó nằm trong tuyến du lịch Thiên Ấn (khu mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng) - Châu Sa - Sơn Mỹ - Mỹ Khê - Dung Quất. Hàng năm có hơn 5 vạn người đến Sơn Mỹ tham quan. Hiện nay, mỗi tháng có gần 3.300 lượt khách đến tham quan. Ðến Sơn Mỹ hôm nay, du khách có thể dừng lại trước bức tượng để cảm nhận nỗi đau tột cùng của nạn nhân Sơn Mỹ ngày ấy. Bên trong nội thất Nhà Chứng tích, du khách có thể xem nhiều hiện vật còn được lưu giữ: đó là chiếc mâm thau cũ còn lỗ chỗ vết đạn, chiếc áo, đôi dép của một cháu bé bị bắn chết; các loại chén đĩa, xoong chảo bị bắn thủng vỡ, chiếc mõ tụng kinh của nhà sư Thích Tâm Trí còn tìm lại được. Trong những hiện vật đó còn tìm thấy chiếc kẹp tóc của cô Nguyễn Thị Huỳnh. Sau khi cô bị sát hại, người yêu cô đã tìm nhặt lại được chiếc kẹp tóc ấy, trân trọng giữ gìn nó suốt 8 năm trời trước khi giao nó cho Nhà Chứng tích... Bên ngoài khuôn viên chứng tích, rải rác đó đây trong các xóm thôn là những tấm bia dựng lên ở các địa điểm đã xảy ra các cuộc bắn giết. Ðây là tháp canh ở rìa làng, bên con đường đất nhỏ xóm Thuận




Huyện Đức Phổ nằm về phía nam Tỉnh lỵ Quảng Ngãi, đông giáp biển Đông, tây giáp huyện Ba Tơ, nam giáp tỉnh Bình Định, bắc giáp huyện Mộ Đức. Đức Phổ là huyện đồng bằng ven biển, đồng ruộng xen kẽ núi đồi, có sông Trà Câu đổ ra biển. Bờ biển dài 42km có cửa biển Mỹ Á, Sa Huỳnh, có đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy dọc theo chiều dài của huyện tạo nên một vị thế thuận lợi cho phát triển nền kinh tế - văn hóa của huyện.
Đức Phổ còn là một mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân Đức Phổ đã nhiều lần nổi dậy chống thực dân Pháp và tay sai. Năm 1885 tham gia cuộc khởi nghĩa chiếm thành Quảng Ngãi do Lê Trung Đĩnh lãnh đạo, năm 1886-1886 tham gia cuộc khởi nghĩa Nguyễn Bá Loan. Hương ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, các nhà yên nước Quảng Ngãi đã lập Hội Duy Tân, vận động thanh niên xuống đường, mở trường dạy học…..Ở Đức Phổ có trường ở Tân Hội, Hùng Nghĩa (Phổ Phong), trường Lộ Bàn ở Phổ Ninh, xuất bản tờ báo “dân cày”, “thanh niên”, phổ biến những bài giảng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và được in thành sách “Đường cách mệnh”.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (3/2/1930), vào mùa xuân 1930 Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi được thành lập, do đồng chí Nguyễn Nghiêm người làng Tân Hội (xã Phổ Phong) làm Bí thư. Sau khi Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi được thành lập, tháng 4/1930, chi bộ cộng sản đầu tiên của Đức Phổ ra đời tại làng Tân Hội, do đồng chí Nguyễn Suyền (người thôn Hùng Nghĩa, xã Phổ Phong) làm Bí thư.
Sau thời gian được thành lập, chi bộ cộng sản Đức Phổ đã tập hợp và lãnh đạo nhân dân trong huyện tiến hành cuộc đấu tranh mới với nhiều hình thức đấu tranh như mít tinh, biểu tình thị uy, rải truyền đơn, treo cờ cách mạng nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5, qua đó đem lại niềm tin cho quần chúng bị áp bức bóc lột và làm cho kẻ địch phải kiêng dè.
Đặc biệt trong cao trào XVNT, hưởng ứng cao trào cách mạng 1930-1931 và chia lửa với nhân dân Nghệ Tĩnh, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ Quảng Ngãi, Đức Phổ được chọn làm điểm đấu tranh chống địch vì đây là huyện có phong trào tương đối mạnh và cơ quan đầu não Tỉnh bộ lâm thời Quảng Ngãi được thành lập tại đây (làng Tân Hội, Đức Phổ). Nhận được chỉ thị của Phân cục Trung ương Trung kỳ, các đồng chí trong Ban chấp hành tỉnh bộ lâm thời tỉnh Quảng Ngãi đã triệu tập ngay cuộc họp Tỉnh uỷ để thống nhất kế hoạch chỉ đạo cuộc đấu tranh ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Cuộc họp nhất trí chủ trương phát động điểm, lấy Đức Phổ làm điểm khởi đầu có phối hợp với các huyện khác để rút kinh nghiệm rồi triển khai dần ra các phủ huyện khác theo sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh uỷ và quyết định biểu tình toàn huyện vào ngày 8/10/1930.
Đúng giờ quy định, đêm mồng 7 rạng sáng mồng 8/10/1930, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Nghiêm –Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Ngãi, huyện ủy, các chi bộ Đảng, ban chỉ huy đấu tranh và Nông hội đỏ quần chúng Đức Phổ đã vùng lên đấu tranh. Phía Tây bắc vùng Hùng Nghĩa, Vạn Lý (Phổ Phòng), rồi phía bắc vùng Mỹ Thuận, Kim Giao sáng bừng lên. Tiếp theo là phía đông vùng Thanh Hiếu, Tân Tự (Phổ Minh), rồi tiếp tục ở phía tây, phía nam cũng lần lượt bừng sáng. Cả Đức Phổ như rực lên trong lửa đỏ. Nhiều chỗ đoàn biểu tình đi qua cánh đồng trống, hàng trăm, hàng nghìn ánh đuốc bập bùng, chuyển động như con rồng lửa dài vô tận, di chuyển lần lượt về phía trước. Tiếng trống dục giã hoà lẫn với tiếng hô vang khẩu hiệu náo động vang dội khắp nơi. Cuộc biểu tình lúc đầu chỉ khoảng 3000 người ở cả 5 ngã kéo đến. Đến đâu, nhân dân ở đó lại nhập thêm vào, điều đặc biệt là khá nhiều đoàn phu, đoàn thập và một số lý hương cũng tham gia, lúc đến huyện con số lên đến 5000 người. Các cánh phối hợp nhịp nhàng, lực lượng tự vệ đỏ bảo vệ tốt đội ngũ biểu tình, lực lượng phòng triệt được bố trí ở tất cả các ngả; bọn chánh tổng, lý hương ở các làng xã hoảng sợ nằm im hoặc chạy trốn. Trước đông đảo quần chúng, các đồng chí trong Tỉnh ủy (Phan Thái Ất và Nguyễn Nghiêm - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi) đã vạch rõ tội ác của đế quốc Pháp và Nam triều, tuyên truyền đường lối của Đảng và kêu gọi quần chúng đoàn kết đấu tranh. Buổi diễn thuyết đã kích động mạnh mẽ tinh thần cách mạng của nhân dân, đoàn biểu tình với khí thế hừng hực rầm rộ kéo nhau về huyện đường Đức Phổ đưa yêu sách.
Bốn giờ sáng ngày 8/10/1930 đoàn biểu tình kéo về bao vây huyện đường. Vào đến nơi thì cổng huyện đường đã mở, tên tri huyện Phan Lang bỏ trốn, lính tráng chạy dạt khắp nơi. Lá cờ Đảng lớn nhất được treo lên trụ cờ chính trước huyện đường. Đoàn biểu tình xông vào đốt phá công văn giấy tờ, hồ sơ, ấn triện, thả tù nhân, dán áp phích, rải truyền đơn, treo cờ đỏ búa liềm, hô vang các khẩu hiệu cách mạng: “Chống khủng bố đồng bào Nghệ Tĩnh! Không được đụng đến công nông Nghệ Tĩnh”. Sau khi làm chủ huyện đường, đoàn biểu tình tiếp tục tuần hành xung quanh huyện lỵ và các xã lân cận đến 8 giờ sáng mới giải tán.Phối hợp hành động với Đức Phổ, các nơi khác trong tỉnh cũng đã tổ chức rải truyền đơn, treo cờ Đảng và khẩu hiệu đấu tranh. Sau Đức Phổ, nhân dân các huyện Sơn Tịnh, Mộ Đức cũng liên tiếp nổi dậy biểu tình.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Đức Phổ đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, tinh thần cách mạng của quần chúng được cổ vũ, lực lượng cách mạng được bảo toàn, mở rộng và phát triển, có ảnh hưởng vang dội trong cả nước.
Sau cao trào cách mạng 1930 - 1931, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân trong huyện đòi tự do dân chủ, chống khủng bố, chống sưu cao thuế nặng diễn ra liên tục dưới sự lãnh đạo của Đảng và cho đến cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đức Phổ cũng như các huyện khác của Quảng Ngãi đã đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, cùng với cả tỉnh và Khu V tạo nên thắng lợi trong chiến dịch Đông - Xuân 1953 - 1954, chiến thắng mùa khô 1965 – 1966, chiến thắng mùa khô năm 1967 đến đại thắng mùa xuân 1975.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và nhân dân Đức Phổ đã vượt qua mọi khó khăn, vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, từng bước ổn định và cải thiện đời sống cho nhân dân, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.Với những thành tích đạt được qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng bộ, quân và dân Đức Phổ đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có 16 đơn vị, 8 cá nhân được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, 431 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
Huyện đường Đức Phổ năm xưa nay được sử dụng làm nơi làm việc của UBND huyện Đức Phổ, nằm trung tâm huyện lỵ, thuộc thị trấn Đức Phổ.
Huyện đường Đức Phổ với diện tích 5576m2, dài 90m, rộng 62m, mặt quay về hướng tây (đường quốc lộ IA), bao bọc xung quanh huyện đường là một bờ tường gạch thấp, chính giữa là cổng ra vào, phía tay trái cổng có bốt gác nhỏ để kiểm tra, kiểm soát người ra vào, hai bên cổng là hai vây nhãn, giữa sân có một trụ cờ.
Trụ sở huyện đường nhà xây bằng gạch theo kiểu nhà xưa có 3 gian 2 chái với diện tích 60m2, dài 10m, rộng 6m, có bốn cửa ra vào, phía trước hai cửa hai hồi, hai bên hai cửa; 4 mái lợp ngói âm dương.
Phía bên sân phải huyện đường có một miếu nhỏ gọi là miếu âm hồn để các quan thắp hương cúng lễ. Bên trái sân có một căn nhà 3 gian làm trại giam tù nhân và trại lính để bảo vệ huyện đường, quản lý tù nhân. Nhà của vợ chồng tri huyện cũng được xây dựng làm 3 gian, lợp ngói âm dương nằm phía bên trái sân, phía sau là nhà bếp và giếng nước.
Đến khoảng năm 1960, huyện đường Đức Phổ được sử dụng làm trung tâm trụ sở chính của huyện và được xây dựng lại hoàn toàn trên nền nhà cũ với ngôi nhà lớn 7 gian, dài 30m, rộng 16m, nhà gỗ lợp ngói, kiến trúc 1 tầng. Xung quanh trụ sở được xây dựng 9 ngôi nhà cấp 4 làm nhà làm việc cho các phòng ban.
Năm 1985 ngôi nhà trụ sở chính của huyện được nâng lên thành nhà 2 tầng. Cùng đó, một bức phù điêu cờ đỏ búa liềm phía trước mặt tiền ngôi nhà được xây dựng. Bức phù điêu cao 10m, chân đế vuông, tái hiện lại hình ảnh cuộc biểu tình đánh chiếm huyện lỵ năm 1930 của nhân dân Đức Phổ, dưới chân là tấm bia đá tóm tắt nội dung lịch sử cuộc đấu tranh ngày 8/9/1930 tại di tích huyện đường Đức Phổ.
Di tích huyện đường Đức Phổ đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.




1. Thiên Ấn niêm hàNằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, về phía bắc tỉnh lỵ Quảng Ngãi, núi Thiên Ấn chỉ cao hơn 100m, giống một cái triện (ấn), nhín phía nào cũng thấy núi có hình thang cân. Núi chỉ cách đầu cầu Trà Khúc chừng 2km về hướng đông, nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh.
Đỉnh núi bằng phẳng, có một khoảng cây cổ thụ bao bọc ngôi chùa cổ, tương truyền được xây dựng từ thời vua Lê và qua nhiều lần trùng tu, còn lại di tích cửa tam quan rêu phong cổ kính. Trong khuôn viên vườn chùa có 7 "viên mộ" của các vị sư tổ trụ trì chùa, có giếng nước sâu gọi là giếng Phật, có quả chuông cổ gọi là Chuông thàn. Ngoài khuôn viên nhà chùa, trên khoảng đất thoáng đãng phía tây có phần mộ của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, người đã gắng bó máu thịt với đất Quảng Ngãi thuở bình sinh.Đường lên Thiên Ấn hình xoắn ốc, quang sườn núi có tranh mọc đầy,"Bao giờ núi Ấn hết tranh, sông Trà hết nước anh đành xa em"Đứng bên hữu ngạn sông Trà nhìn qua, ta có cảm giác như ngọn núi nằm ngay trên mặt sông Trà, nên được người xưa gọi là Thiên Ấn niêm hà (ấn trời đóng trên sông) với niềm tin thiêng liêng vào một vùng đất địa linh sinh nhân kiệt. Xưa Thiên Ấn được xem là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi, chùa Thiên Ấn được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng cả miền Trung.
Năm 1717, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban sắc phong “Thiên Ấn tự”. Năm Minh Mạng thứ 11 (1830), núi được liệt hạng danh sơn và ghi vào tự điển, có sắc phong "Thiên Ấn tự".
Từ trên đỉnh núi Thiên Ấn, tầm mắt có thể thu về một khoảng không gian bao la: xung quanh là những làng mạc, ruộng đồng ngát xanh, dòng Trà Khúc lượn lờ duyên dáng, tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ, đông là mặt biển bao la... Đỉnh núi gợi cho khách th

File đính kèm:

  • docThuyet minh ve danh lam thang canh o Quang Ngai.doc
Đề thi liên quan