Tắt đèn của Ngô Tất Tố

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tắt đèn của Ngô Tất Tố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tắt đèn của Ngô Tất Tố

Hôm nay tự nhiên hồi tưởng lại một tác phẩm văn học “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, trong đầu tôi nảy sinh ra một câu hỏi, tại sao Ngô Tất Tố lại đặt tên cho tác phẩm nói về cuộc đời của chị Dậu là tắt đèn? Đầu tiên, phân tích hai từ “ Tắt đèn”, ở xã hội phong kiến lúc bấy giờ khi màn đêm buông xuống, ngọn đèn là vật duy nhất soi sáng, dẫn lối cho con người, ngoại trừ những ngày có trăng, ánh trăng rọi khắp lối, ánh trăng luồng qua các khe hở, qua cửa sổ và chiếu sang khắp cả gian phòng. Cách nhìn về vẻ đẹp của Trăng đối với các thi sĩ khác với cách nhìn của người nông dân bần cùng, trong tác phẩm Trăng của Nam Cao, chứng minh được điều đó, đối với các thi si, Trăng có một vẻ đẹp thanh khiết, hiền dịu và là nguồn cảm hứng để sáng tác, nhưng đối với người nông dân thì những ngày có trăng là ngày khỏi phải tốn hai đồng tiền bạc để mua dầu. Vì vậy khi tắt đèn, chỉ còn lại bong tối bao phủ, chúng ta đánh mất phương hướng, phải tự mò mẫm, rất khó để tìm một nguồn sáng soi rọi con đường chúng ta đi.Trong tác phẩm “Tắt đèn”, trước khi chị Dậu đi lấy chồng, gia đình của chị thuộc loại khấm khá, chị cũng được cưng chiều như các tiểu thư con nhà đài các. Cuộc đời của chị thực sự thay đồi sau khi chị đi lấy chồng, chị lấy được một tấm chồng như ý, yêu thương chị và lo làm ăn, cuộc sống ban đầu không khó khăn lắm, gia đình sống hoà thuận và rất hạnh phúc. Không biết tự lúc nào, cuộc sống của chị lâm vào cảnh túng thiếu, cơm có bữa no bữa đói, đói nhiều hơn no, con của chị phải thường xuyên đào lấy củ khoai, củ sắn ở trong vườn mà ăn, ăn cho qua cơn đói, ăn để sống tiếp phần đời còn lại. Có phải vợ chồng anh chị không lo làm ăn, quanh năm làm lụng vất vả, làm mấy cũng không đủ cho bọn cường hào ác bá bấy giờ bốc lột, chúng tự xem mình là người đứng ra bảo vệ chính nghĩa, thử hỏi chính nghĩa ở đâu khi chúng đưa ra các suất thuế đánh vào người dân để vơ vét của cải , làm giàu cho bản thân. Chị phải bán con, bán chó , bán cả mớ khoai đào được mới đủ tiền để đóng suất sưu cho chồng, tâm lý dằn vặt, khóc than cho số phận nghiệt ngã khi phải xa đứa con nhỏ thương yêu, cảnh tượng đáng thưong tâm khi người chủ nó xem nó còn không bằng con chó, thế thì cuộc sống của con bé làm sao sung sướng được. Nộp thuế cho chồng xong, chị lại còn phải nộp cho em chồng mình đã chết năm ngoái, bọn quan lại nói rằng, tại trước lúc chết, trong sổ chưa gạch tên của anh ta, nên bắt buộc nguời thân phải nốp thế, có chết chị không chứ, chạy vạy mãi mới đủ tiền nộp cho chồng, bây giờ lòi ra một người nữa. Như thế đó, cuộc đời của chị cứ loanh quanh, luẩn quẩn trong cảnh nghèo túng, hết lo chuyện này đến lo chuỵện khác, chị đã đến lúc sức cùng lực kiệt, nhưng bọn chúng đâu có buông tha, cuộc đời của chị vô cùng tăm tối, chị chẳng biết phải bước tiếp thế nào, chẳng có một tia ánh sáng nào soi chiếu và cho chị một niềm hi vọng vào ngày mai tươi đẹp hơn. Đó cũng là nguyên nhân thứ nhât mà tôi biện minh cho tên gọi của tác phẩm.Nguyên nhân thứ hai là chị đã hai lần trong phòng không một ánh sáng nào soi sáng, bọn quan lại muốn có được chị, với sức lực của một người nông dân, trong đêm chị vùng vẫy và thoát ra khỏi cái nơi tội lỗi, một lòng son sắt, chung thuỷ với người chồng mặc dù bị xã hội đùn đẩy vào chốn này. Đoạn kết trong câu chuyện, chị mò mẫm chạy về cái làng thân yêu, nói chính xác hơn là ngôi nhà có chồng, có con, đã biết bao lần cùng nhau trải qua hoạn nạn, đó chính là ánh sáng, cái ánh sáng thuần khiết, trong sạch, không một chút bụi trần soi sáng con đường để chị tin tưởng tuyệt đối vào tương lai tốt đẹp.Còn tại sao lại không tắt điện mà tắt đèn, lúc bấy giờ làm gì có điện, lúc đó nước ta còn nghèo và lạc hậu mà.

File đính kèm:

  • docTat den cua Ngo Tat Todoc.doc