Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp”. suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên

doc30 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp”. suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1: “ THÀNH CÔNG CHỈ ĐẾN KHI BẠN LÀM VIỆC TẬN TÂM VÀ LUÔN NGHĨ ĐẾN NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP”. SUY NGHĨ CỦA ANH CHỊ VỀ Ý KIẾN TRÊN 

Bài làm
Thành công là đích đến đẹp đẽ và tươi sáng trong cuộc sống cúa bất cứ ai. Thái độ làm việc là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của con người trên con đường đi đến thành công. Và câu nói nổi tiếng cúa Arnold Schwarzenegger liệu có phải là một lời khuyên đúng đắn về thái độ làm việc tốt nhất để hướng đến mục tiêu của mình ? “Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp”


Con người ta sống ở đời đều muốn theo đuổi để đạt đến “thành công”. Vậy “thành công” là gì ? Là đạt được kết quả, mục đích như dự định. Là biến những hoài bão đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ trở thành sự thật. Điều đó đẹp lắm chứ, đáng mơ ước lắm chứ. Nhưng con đường để đạt được thành công vốn không dễ dàng gì, càng nhiều thử thách chông gai thì thành công mới thật có ý nghĩa. Đối diện với những khó khăn trước mắt, có người chọn cách thoái lui, có người rẽ sang hướng khác, dễ dàng và đơn giản hơn, dù nó không đúng với mục đích của mình.Còn có những người lại chọn cách nhìn nhận vấn đề thật lạc quan, và quyết tâm hướng đến mục tiêu của mình với sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ. Theo như Schwarzengger, chỉ có những người như vậy mới có thể đạt được thành công,


Liệu suy nghĩ đó có thật sự đúng ? Cũng như Anita Hill đã nói : “Làm việc đừng quá trông đợi vào kết quả, nhưng hãy mong cho mình làm được hết sức”. Khi làm việc tận tụy và toàn tâm toàn ý hướng đến mục đích của mình, thì bản thân chuyện “thành công” đã không còn quan trọng nữa. Điều cốt yếu nhất là ta đã cố gắng hết sức, và hoàn toàn không phải hối tiếc vì đã bỏ lỡ điều gì. “Tận tâm” không có nghĩa là bất chấp tất cả và bằng mọi giá phải thành công cho kì được, “tận tâm” là chọn con đường đúng đắn nhất và cố gắng hết sức để đi tới cuối con đường đó. Với một thái độ làm việc tích cực như thế, thành công đạt được trở nên rất xứng đáng và có ý nghĩa. Đối diện với những khó khăn trở ngại trên đường đời, nhiều khi nỗ lực hết sức vẫn là chưa đủ. Càng cố gắng thì gặp thất bại càng cay đắng. Khi đó, con người ta phải học được cách tiếp nhận và nhìn nhận sự việc theo hướng lạc quan, thay vì chôn vùi ý chí bản thân với những nguy cơ, hậu quả, thất bại… nặng nề, hãy biết “nghĩ đến những điều tốt đẹp” để củng cố tinh thần và có động lực tiến lên phía trước. Phải biết nhìn về phía ánh sáng mới có thể thấy được lối thoát trong khó khăn, và vững tin vào tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn. Chỉ biết giữ những suy nghĩ không thôi thì chưa thể thành công được, nhưng biết biến những suy nghĩ tích cực thành hành động thì chắc chắn, bạn sẽ thành công đấy !


Lấy chính bản thân tác giả của câu nói trên làm ví dụ. Arnold Schwarzenegger, từ một chàng trai người Áo 21 tuổi bỡ ngỡ bước chân đến Mỹ để đi tìm thành công cho bản thân chỉ với vốn liếng tiếng Anh nghèo nàn, đã trở thành vận động viên, diễn viên phim hành động nỏi tiếng thế giới, và hiện tại đang đương nhiệm chức vụ Thống đốc bang California ở Hoa Kì. Ông vấp phải không ít khó khăn trên con đường lập nghiệp, nhưng với sự nhiệt huyết và lòng quyết tâm được trở nên nổi tiếng, không ai có thể phủ nhận sự thành công của người đàn ông này. Chính những suy nghĩ tích cực và thái độ làm việc đúng đắn đã đưa ông tới đỉnh cao ngày hôm nay. Bên cạnh đó, Roberto Goizueta cũng là một ví dụ điển hình cho thành công nhờ thái độ làm việc đúng đắn. Ông là một trong những doanh nhân thành công nhất thế kỉ XX, người đã đưa thương hiệu nước có ga nổi tiếng Cocacola trở thành hàng đầu thế giới. Con đường của một người con xuất thân từ một gia đình nông dân làm nghề trồng mía ở Cuba vươn lên trở thành CEO của hãng nước ngọt huyền thoại lớn nhất thế giới ắt hẳn không dễ dàng gì. Nhưng với lòng quyết tâm và những suy nghĩ lạc quan tin vào tương lai của bản thân, Roberto Goizueta đã đạt được thành công khiến Thế giới phải trầm trồ. Những con người này xuất thân bình thường, họ đạt được thành công nhờ biết suy nghĩ tích cực và tập trung cao nhất vào mục tiêu của mình. Với tâm niệm “thành công chỉ đến với những người làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp”, bản thân mỗi chúng ta đều có cơ hội đạt được những đỉnh cao phi thường như thế. Tôi có lòng tin vào điều đó, còn bạn thì sao ?


Đối với tuổi trẻ, xác định được ước mơ của đời mình và nỗ lực không ngừng để đạt được thành công là điều không dễ. Nhưng thiết nghĩ, nếu biết cách biến những trở ngại của khó khăn trước mắt trở thành động lực thúc đẩy để tiến xa hơn, bay cao hơn, thì thành công ta đạt được sẽ càng có ý nghĩa. Cố gắng hết sức và luôn lạc quan, thì nhất định thành công sẽ đến.
==
ĐỀ BÀI:NGƯỜI HẠNH PHÚC NHẤT LÀ NGƯỜI ĐEM HẠNH PHÚC ĐẾN CHO NHIỀU NGƯỜI NHẤT.


Mỗi người trong chúng ta đều có một cách định nghĩa riêng cho bản thân:thế nào là một con người hạnh phúc.Bàn về con người hạnh phúc có ý kiến cho rằng:”Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”. Theo tôi, đây là một quan niệm đúng đắn thể hiện tính nhân văn sâu sắc.

Nói đến hạnh phúc là nói đến là trạng thái sung sướng, thỏa mãn của con người vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Trạng thái ấy có khi thoáng qua nhẹ nhàng, có khi sung sướng cao độ tràn đầy, có lúc là vui sướng xúc động sâu lắng, có lúc cảm thấy khó diễn tả, lung linh huyền diệu như bảy sắc cầu vồng... Đó chính llà trạng thái tốt đẹp nhất của con người trong cuộc sống.V ậy,thế nào là một con người hạnh phúc?Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. . Cảm nhận về hạnh phúc của con người là muôn màu muôn vẻ...nhưng chúng ta hết thảy đều mong muốn được hạnh phúc.

Hạnh phúc là ở trong tay con người, do con người sáng tạo ra, giữ gìn và phát triển mãi mãi.Biết bao người thân yêu đã trao lại cho ta hạnh phúc trong cuộc sống. Có thành đạt lớn nhỏ nào của riêng ta mà không có sự chăm lo giúp đỡ của mọi người. Cho nên hạnh phúc là biết sống vì mọi người. Hạnh phúc không phải là người sở hữu nhiều mà là người biết yêu thương, hy vọng nhiều. Nếu ai chỉ nghĩ tới lợi ích cho riêng mình, dửng dưng với mọi người, không dám chăm lo cho người khác, thì cũng chẳng hiểu nổi hạnh phúc là gì. Vì hạnh phúc có bao giờ đến với sự đơn độc, ích kỷ, cho dù "thiên đường riêng cũng buồn tênh". Khi ta quan tâm tới mọi người xung quanh, khi ta mang niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác, khi ta sẵn sàng thương yêu con người - có khi chỉ llà một cử chỉ, một việc làm nhỏ - sẽ làm cho chính lòng ta thêm ấm áp và thanh thản. Thật vậy, trong cuộc sống nếu chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh phúc đó có thể dễ dàng có được khi ta giúp đỡ một cụ giá qua đường, hay nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt… Tất cả những điều đó thật đơn giản nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm mọi người vui vẻ.”Tìm thấy niềm vui trong niềm vui của người khác chính là bí mật của hạnh phúc”. Và không dừng ở đó hạnh phúc cũng ở lại với chúng ta khi ta làm được một điều tốt đẹp, có ích cho người khác, cho xã hội. Hành động cao quý và tốt đẹp hơn, to lớn hơn chính là hạnh phúc của sự bình yên mà các anh bộ đội, các chiến sỹ Cách mạng đã đem lại cho chúng ta. Tất cả những hy sinh của các anh chỉ để đem lại hạnh phúc cho chúng ta, cho dân tộc. Hạnh phúc ở đây là sự độc lập tự do cho cả dân tộc. Thật cao quý và tốt đẹp dáng tôn vinh biết nhường nào!Quả thực:”Trong cuộc sống không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc đến cho người khác.

Việc đem hạnh phúc cho người khác thật đơn giản nhưng cũng rất cao quý. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn nhiều người ngay cả việc nhỏ nhất họ cũng không làm. Một số họ chỉ biết có bản thân, toàn đem lại bất hạnh cho người khác. Trong gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu, đánh đập vợ con hoặc những đứa com bất hiếu chỉ ăn chơi, thoả mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ đau lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại sự bất hạnh cho chính những người thân yêu nhất của mình?... Ngoài xã hội, hiên có một lớp thanh niên, thay vì giúp đỡ người giá yếu , họ lại lợi dụng để cướp giất, móc túi… Những kẻ lấy sự bất hạnh của người khác làm hạnh phúc của mình cần đáng bị trừng trị!.

Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!!!!
==
Đề tài:AN TOÀN GIAO THÔNG

BÀI 1

Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. 

Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân còn kém: uống rượu, bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu … Một mặt, đó là do chất lượng đường sá kém, nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng: ăn hối lộ, rút ruột công trình … Mặt khác, chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân mà không màng đến sự an toàn, tính mạng của người đi đường, họ vẫn thản nhiên rải đinh xuống lòng đường để thu lợi trên những đồng tiền kiếm được từ việc vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, bị thủng săm đột ngột khi đang chạy với tốc độ cao, người đang tham gia giao thông sẽ bị văng ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn. 

Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu”, cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @, FX500 phi như bay trên những con đường lớn, ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cha mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gãy tay gãy chân, nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Nguyên nhân cũng là do họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi, cái hại của việc mình đã làm. 


Thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24 chiếm gần 20% dân số Việt Nam nhưng chiếm tới gần 40% các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Cộng với đó là quản lý hành lang an toàn giao thông chưa chặt chẽ: hệ thống biển báo còn thiếu, phân luồng giao thông chưa hợp lý, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử phạt chưa nghiêm minh, thậm chí còn có hiện tượng tiêu cực trong xử lý … 

Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy. 

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Vì vậy để học sinh, sinh viên có thêm hiểu biết về luật giao thông, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng … trên toàn quốc phát động và thực hiện tháng “An toàn giao thông”. 

Tháng an toàn giao thông năm nay có chủ đề: “Thanh, thiếu niên trường học nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông”. Đây có thể xem là điểm đột phá, bởi nếu tuổi trẻ học đường, bao gồm cả học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức về Luật Giao thông, có sự chuyển biến về nhận thức, tuân thủ các quy định của pháp luật thì sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chấp hành giao thông của cả xã hội. Giảm thiểu tai nạn giao thông là việc khó, nhưng không phải không làm được nếu cả xã hội cùng nỗ lực, chọn đúng điểm đột phá, có biện pháp đúng trong tổ chức và kiên trì trong thực hiện. Hưởng ứng tháng an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội song cần hướng mạnh vào lớp trẻ, trong đó bộ phận quan trọng là tuổi trẻ học đường. Cần làm cho đối tượng này tự giác thực hiện các quy định về an toàn giao thông một cách liên tục, bảo đảm tính bền vững lâu dài, hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng vi phạm an toàn giao thông. 

Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội. 

Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông là rất cần thiết. Ngoài ra cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. 

Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe gắn máy cho con hoặc không cho phép con đi xe gắn máy khi chưa đủ tuổi. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho con em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn ... 

Ngoài ra các cơ quan chức năng cũng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Những trường hợp vi phạm an toàn giao thông của học sinh, sinh viên phải được thông báo tới nhà trường - nơi đang học tập hoặc địa phương - nơi đang cư trú để có những hình thức răn đe, xử phạt kịp thời. 

Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông – những trụ cột của gia đình và học sinh, sinh viên – những người con thân yêu của cha mẹ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu. Những đứa con nghẹn ngào vì từ đây chúng sẽ không còn được ở trong vòng tay âu yếm vỗ về của cha, không còn được cha bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Các bậc cha mẹ phải quặn lòng tiễn con đi trong nước mắt … Tất cả những điều đáng tiếc kia sẽ chẳng thể xảy ra nếu như mỗi chúng ta biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai 


BÀI 2:

Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông.Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào.Mỗi ngày trôi qua có hơn ba mươi người chết và bị thương. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên chúng ta.Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội.

Trên phạm vi toàn cầu, tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho mọi người.Trung bình làm chết trên dưới 1 triệu người và bị thương hàng chục triệu người mỗi năm.Chỉ tính riêng trong năm 2002, tai nạn giao thông trên thế giới đã làm cho 1,2 triệu người thiệt mạng và 50 triệu người bị thương. Hàng năm, số vụ tai nạn giao thông lại tăng thêm 10% con số này ở các nước nghèo và đang phát triển cao hơn tỉ lệ ở các nước công nghiệp phát triển. Phổ biến nhất hiện nay ở phần lớn các quốc gia là tai nạn giao thông đường bộ gây tử vong hàng đầu cho xã hội. Loại tai nạn này thường xảy ra đối với ô tô và xe gắn máy khi đi trên các tuyến đường bộ hay các tuyến đường chuyên dùng cho người đi bộ. Ngoài ra còn có các loại tai nạn giao thông khác như tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thuỷ, tai nạn giao thông đường hàng không...

Vậy tai nạn giao thông được hiểu trên những phương diện như thế nào cho đúng? Tai nạn giao thông đã có từ rất lâu trong lịch sử dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa thật chính xác có thể lột tả hết những đặc tính của nó. Trên hình thức nó được biểu hiện bằng những hành vi cụ thể, gây ra những thiệt hại nhất định về tính mạng, sức khỏe cho con người, vật và tài sản...Chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi cuối cùng trong vụ tai nạn giao thông cụ thể phải là đối tượng đang tham gia vào hoạt động giao thông. Còn xét về lỗi, chỉ có thể là lỗi vô ý hoặc là không có lỗi, không thể là lỗi cố ý. Tai nạn giao thông không chỉ gây đau thương cho mọi gia đình mà còn liên luỵ đến bao nhiêu người vô tội khác. Lỗi chung lớn nhất là do ý thức người dân còn kém, coi thường tính mạng của mình và người khác, chưa có ý thức bảo vệ tài sản của cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung. Gần 90% nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện gây ra. Có tránh được tai nạn giao thông hay không là do ý thức tự giác chấp hành Luật Giao Thông của người lái xe. Các vụ tai nạn giao thông thảm khốc, gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian qua đều xuất phát từ hành vi coi thường pháp luật của lái xe và chưa có ý thức chấp hành pháp luật. Theo thống kê những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. Bên cạnh đó, xã hội còn mất đi những bàn tay lao động, những con người đang từng ngày ra sức xây dựng tổ quốc và thật xót xa khi đất nước lại còn bị mất đi những người công dân ưu tú, những nhân tài và cả những mầm non tương lai nữa.Hậu quả của tai nạn giao thông để lại thật khủng khiếp làm sao! 

Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông. Tính riêng trong năm 2006 đã có 12.600 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ mà trong đó có hơn 20% là do học sinh, sinh viên gây ra. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp, trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là đi xe máy. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ….Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố...Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Sẽ không thể nào kể hết được các lỗi mà các em đã gây ra.

Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @, Dylan… phi như bay trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cha mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân... Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm. Những bậc cha mẹ khi con mình xảy ra tai nạn, khi nhận ra thì đã quá muộn. Tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái mình thì bây giờ đã muộn có tốn bao nhiêu nước mắt thì mọi chuyện gạo cũng đã chín thành cơm. 

Một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả . Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em mà phải kể đến trách nhiệm của các bậc cha mẹ và cộng đồng xã hội. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên. Như trong năm vừa rồi ,cái chết thương tâm của hai bạn nữ sinh trường THPT Nguyễn Công Trứ khi đang đạp xe trên đường đi học về gây bức xúc trong giới học đường khiến cho gia đình các bạn cũng đau lòng. Đùa giỡn trên xe để không làm chủ tay lái và rồi ngã vào xe tải đang lưu thông cùng chiều.Các bạn ấy mới 16 tuổi thôi, còn qúa trẻ để làm nhiều việc có ích cho xã hội.

Gần đây việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu.Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe, việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt. Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép.Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của

File đính kèm:

  • docĐỀ 1.doc