Thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn văn – lớp 11 – vòng 1 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn văn – lớp 11 – vòng 1 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN VĂN – LỚP 11 – VÒNG 1 Thời gian : 120 phút Đề : Nói về thơ Nguyễn Khuyến, giáo sư Hoàng Hữu Yên có nhận xét : “Trong cái trang phục quen thuộc của thơ cổ điển, ba bài thơ thu của Tam Nguyên Yên Đổ đã đem đến cho thơ ca Việt Nam những cái mới mẻ, độc đáo”. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN VĂN – LỚP 11 – VÒNG 1 Thời gian : 120 phút Đề : Nói về thơ Nguyễn Khuyến, giáo sư Hoàng Hữu Yên có nhận xét : “Trong cái trang phục quen thuộc của thơ cổ điển, ba bài thơ thu của Tam Nguyên Yên Đổ đã đem đến cho thơ ca Việt Nam những cái mới mẻ, độc đáo”. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN VĂN – LỚP 11 – VÒNG 1 Thời gian : 120 phút Đề : Nói về thơ Nguyễn Khuyến, giáo sư Hoàng Hữu Yên có nhận xét : “Trong cái trang phục quen thuộc của thơ cổ điển, ba bài thơ thu của Tam Nguyên Yên Đổ đã đem đến cho thơ ca Việt Nam những cái mới mẻ, độc đáo”. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG – VÒNG 1 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN – LỚP 11 I. Yêu cầu về kĩ năng : học sinh cần biết cách làm một bài văn nghị luận giải thích và chứng minh một vấn đề văn học, biết xây dựng bài văn có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, ít mắc các lỗi thông thường. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần nắm được kiến thức về thơ cổ điển nói chung, thơ Nguyễn Khuyến nói riêng để giải quyết những ý sau đây : A. Giải thích : 2 điểm 1. “Cái trang phục quen thuộc của thơ cổ điển : chỉ những yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật như đề tài, thể loại, thi liệu, bút pháp… đặc trưng của thơ cổ điển. 2. “Cái mới mẻ, độc đáo” : - Cái mới mẻ : là cái trước đó chưa có. - Cái độc đáo : là cái trước đó chưa có, và sau đó cũng không lặp lại. * Ý nghĩa câu nói : Với những yếu tố hình thức nghệ thuật quen thuộc của thơ cổ điển, ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến đã đem lại cho thơ ca Việt Nam những giá trị trước đó chưa từng có, và sau này cũng không lặp lại. B. Chứng minh : 7 điểm 1. Hình thức quen thuộc của thơ cổ điển : - Đề tài : mùa thu - Thể loại : thơ thất ngôn bát cú Đường luật ; ba bài thơ Nôm có tựa đề Hán – Việt. - Thi liệu : những hình ảnh thơ xưa vẫn thường dùng để tả hình ảnh mùa thu (dẫn chứng). - Bút pháp : chấm phá, đối lập, tả ít gợi nhiều… 2. Cái mới mẻ, độc đáo : - Mọi chi tiết tả cảnh đều chân thực, không phải là vay mượn của sách vở. - Mùa thu ở đây là mùa thu của nông thôn Bắc bộ, đẹp một cách chân thực, bình dị mà nên thơ. - Mỗi bài là một cách cảm nhận, một cách miêu tả khác nhau ; hình ảnh mùa thu Việt Nam hiện ra một cách phong phú, trọn vẹn. - Qua ba bài thơ, thấy được tâm hồn thi nhân nhạy cảm với mùa thu, thấy được nhân cách cao đẹp của một nhà nho thiết tha với quê hương, đất nước. III. Tiêu chuẩn cho điểm: Điểm 9 - 10: nội dung phong phú, diễn đạt có hình ảnh, có cảm xúc. Điểm 7 - 8: nội dung đầy đủ, diễn đạt trôi chảy. Điểm 5 - 6 : nội dung tương đối đầy đủ, diễn đạt rõ ý. Điểm 3 - 4 : hiểu đề nhưng trình bày còn hạn chế, văn viết chưa gãy gọn. Điểm 1 – 2 : nội dung sơ sài, diễn đạt luộm thuộm. Điểm 0 : không viết được gì, hoặc viết được một đoạn mà không rõ ý gì.
File đính kèm:
- DE VAN HSG11-V1-05.doc