Thi học kì I môn: Công nghệ 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi học kì I môn: Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường . Ngày//. Lớp: 8/ Thi học kì I Họ tên: Môn: Công nghệ 8 Thời gian: 45 phút ĐỀ A Điểm Lời phê 1. Thế nào là hình chiếu của vật thể? Tên gọi và vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào? Vẽ và bố trí các hình chiếu của vật thể dưới đây. (3đ) 2. Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Nêu trình tự đọc và nội dung cần hiểu của bản vẽ lắp. (3đ) 3. Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất? (2đ) 4. Một bánh đai dẫn động có đường kính D1=75cm, quay với tốc độ n1=20 vòng/phút. Hãy tính toán lựa chọn đường kính bánh bị dẫn sao cho phù hợp với tốc độ n2=60 vòng/phút. (2 đ) Bài làm Trường Ngày// Lớp: 8/ Thi học kì I Họ tên: Môn: Công nghệ 8 Thời gian: 45 phút ĐỀ B Điểm Lời phê 1. Thế nào là hình chiếu của vật thể? Tên gọi và vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào? Vẽ và bố trí các hình chiếu của vật thể dưới đây. (3đ) 2. Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Nêu trình tự đọc và nội dung cần hiểu của bản vẽ chi tiết. (3đ) 3. Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất? (2đ) 4. Một bánh đai dẫn động có đường kính D1=60cm, quay với tốc độ n1=25 vòng/phút. Hãy tính toán lựa chọn đường kính bánh bị dẫn sao cho phù hợp với tốc độ n2=75 vòng/phút. (2 đ) Bài làm ĐÁP ÁN 1. Hình chiếu là hình nhận được của vật thể trên mặt phẳng. (0.5 đ) Tên gọi các hình chiếu: hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh. (0.5 đ) Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như sau: (0.5 đ) Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng. Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng. Đề A Đề B (1.5 đ) (1.5 đ) 2. Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các qui tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ. (1đ) Đề A: Trình tự đọc bản vẽ lắp: (đọc đúng trình tự 6 bước được 1đ) Khung tên: tên gọi sản phẩm, tỉ lệ bản vẽ. Bảng kê: tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết. Hình biểu diễn: tên gọi hình chiếu, hình cắt. (0.5đ) Kích thước: kích thước chung,kich thước lắp, kích thước xác định khoảng cách của chi tiết. Phân tích chi tiết: vị trí của các chi tiết. Tổng hợp: trình tự tháo lắp, công dụng sản phẩm. (0.5đ) Đề B: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết: (đọc đúng trình tự 5 bước được 1đ) Khung tên: tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ. Hình biểu diễn: tên gọi hình chiếu, vị trí hình cắt. (0.5đ) Kích thước: kích thước chung của chi tiết, kích thước các phần của chi tiết. Yêu cầu kĩ thuật: gia công, xử lí bề mặt. Tổng hợp: mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết, công dụng của chi tiết. (0.5đ) 3. Vật liệu cơ khí có 4 tính chất cơ bản: cơ tính, lí tính, hóa tính, và tính công nghệ. (1đ) Ý nghĩa của tính công nghệ: dựa vào tính công nghệ để lựa chọn phương pháp gia công hợp lí, đảm bảo năng suất và chất lượng. (1đ) 4. Đề A Tóm tắt (0.5đ) Đường kính của bánh bị dẫn là: (0.25đ) D1=75 cm Áp dụng công thức: n2 D1 n1 x D1 n1=20 vòng/phút = à D2= (0.5đ) n2=60 vòng/phút n1 D2 n2 D2=? D2 =(20 x 75):60 = 25 (cm) (0.5đ) Đáp số: 25 cm (0.25đ) Đề B Tóm tắt (0.5đ) Đường kính của bánh bị dẫn là: (0.25đ) D1=60 cm Áp dụng công thức: n2 D1 n1 x D1 n1=25 vòng/phút = à D2= (0.5đ) n2=75 vòng/phút n1 D2 n2 D2=? D2 =(25 x 60):75 = 20 (cm) (0.5đ) Đáp số: 20 cm (0.25đ)
File đính kèm:
- ThiCongnghe8HKI.doc