Thi học kì I – năm học 2013 - 2014 môn: công nghệ 8 thời gian: 45 phút (không kể phát đề)

doc3 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 16745 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi học kì I – năm học 2013 - 2014 môn: công nghệ 8 thời gian: 45 phút (không kể phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr.PTDTNT BUÔN ĐÔN
Họ, tên:
Lớp : ..
 	 THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2013 - 2014
 Môn: Công nghệ 8 
 Thời gian: 45 phút (Không kể phát đề)
Điểm
	Lời phê của giáo viên.
ĐỀ :
I- Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng: (mỗi câu 0,25đ)
1/ Mối ghép tháo được gồm:
 A. Mối ghép bằng hàn 	B. Mối ghép đinh tán	C. Mối ghép vít cấy 
2/ Vật thể có dạng khối đa diện là:
 A. Hình trụ 	B. Hình nón 	C. Hình đới cầu 	D. Hình chữ nhật 
3/ Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định,ta được
 A. Hình trụ 	B. Hình nón 	C. Hình đới cầu 
4/ Dụng cụ dùng để đo đường kính và chiều sâu lổ là:
 A. Thước dây 	B. Thước góc 	C. Thước cuộn 	D. Thước cặp
5/ Những chi tiết nào sau đây không phải là chi tiết máy:
 A. Khung xe đạp 	B. Lò xo 	C. Mảnh vỡ máy 	D. Bulông
6/ Sản phẩm nào dưới đây là vật liệu kim loại:
 A. Ổ cắm điện 	B. Vỏ bút bi 	C. Can nhựa D. Khung xe đạp
7/ Mối ghép tháo được là:
 A. Ghép bằng đinh tán 	C. Ghép bằng hàn 
 B. Ghép bằng vít cấy 	D. Cả 3 câu trên
8/ Hãy chỉ ra tính chất công nghệ của vật liệu cơ khí
 A. Tính cứng	B. Tính dẫn điện	C. Tính chịu axit	D. Tính hàn
II- Hãy nối ý nội dung cột A và nội dung cột B mà em cho là đúng (mỗi câu 0,25đ) 
 Trả lời
A
B
1 –
2 –
3 –
4 –
1. Thước cặp
2. Thước lá
3. Thước đo góc
4. Kìm nguội
a. Để xác định trị số thực của góc
b. Dùng để kẹp chi tiết
c. Dùng để đo đường kính và chiều sâu lỗ
d. Dùng để đo chiều dài
e. Dùng để gia công kim lọai
III- Em hãy đánh dấu (X) vào cột (Đ) nếu câu dưới đây đúng hoặc vào cột (S) nếu câu dưới đây sai ( mỗi câu 0,25đ )
TT
Nội dung lựa chọn
Đ
S
1
Mối ghép bằng hàn dể bị nứt, giòn, chịu lực kém
2
Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều thuộc khối đa diện
3
Khi khoan để đảm bảo an toàn ta nên đeo găng tay 
4
Dủa dùng để gia công lổ trên vật đặc hoặc làm rộng lỗ đã có sẵn. 
IV- Hãy điền từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống (mỗi chỗ trống 0,25 điểm)
1/ Khi quay................................................................một vòng quanh một cạnh cố định ta được
 hình trụ.
2/ Bulông, đai ốc, lò xo là chi tiết có công dụng.......................................................................
3/ Vòng đỉnh ren được vẽ..............................................................................................bằng nét liền đậm.
4/ Bộ truyền động đai có cấu tạo gồm: bánh dẫn, bánh bị dẫn và.............................................
V. Trả lời câu hỏi (5 điểm)
1/ Thế nào là bản vẽ kỹ thuật ? Bản vẽ kỹ thuật dùng để làm gì ? (2 điểm)
2/ Hãy nêu đặc điểm hình chiếu của khối đa diện ? Kể tên một số vật thể có dạng khối đa diện ? (1 điểm)
3/ Tại sao cần phải truyền chuyển động ? Cho biết cấu tạo và nguyên lí làm việc của bộ truyền động đai ? (2 điểm)
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
I- 
Mỗi câu 0,25 điểm
 1-C 2-D 3-B 4-D	 
 5-C 6-D 7-D 8-D 
II- 
Mỗi câu 0,25 điểm
 1-c 2-d 3-a 4-b
III- 
Mỗi câu 0,25 điểm
Câu
Đ
S
1
x
2
x
3
x
4
x
IV- 
Mỗi chỗ trống 0,25 điểm 
 1/ ...hình chữ nhật...
 2/ ...riêng
 3/ ...đóng kín...
 4/ ...dây đai
II. TỰ LUẬN
Câu 1: 
- BVKT ( gọi tắt là bản vẽ) trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ. (1 điểm)
- BVKT dùng để chế tạo, lắp ráp, thi công, vận hành, sửa chữa. (1 điểm)
Câu 2: 
Mỗi hình chiếu thể hiện được hai trong ba kích thước :chiều dài ,rộng , cao của khối đa diện (1 điểm)
Câu 3: 
* Phải truyền chuyển động vì:
 - Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển đọng ban đầu
 - Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau (0,5 điểm)
* Cấu tạo gồm bánh dẫn và bánh bị dẫn, dây đai (0,5 điểm)
* Nguyên lí làm việc:
Khi bánh dẫn 1 (có đường kính D1) quay với tốc độ nd (n1) vòng/phút), nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, bánh bị dẫn 2 (có đường kính D2) sẽ quay với tốc độ nbd (n2) (vòng/phút), tỉ số truyền i được xác định bởi công thức: (0,5 điểm)
 (0,5 điểm)

File đính kèm:

  • docthi HKI CN8.doc
Đề thi liên quan