Thi học kỳ 2(2010- 2011) môn: công nghệ 11 thời gian làm bài: 45 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi học kỳ 2(2010- 2011) môn: công nghệ 11 thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ THI HỌC KỲ II (2010- 2011) TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN KỶ MÔN: CÔNG NGHỆ 11 Thời gian làm bài:45 phút Điểm Họ và tên: Lớp: 11/...... Mã đề: (134) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A O O O O O O O O O O O O O O O O O O O O B O O O O O O O O O O O O O O O O O O O O C O O O O O O O O O O O O O O O O O O O O D O O O O O O O O O O O O O O O O O O O O 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A O O O O O O O O O O O O O O O O O O O O B O O O O O O O O O O O O O O O O O O O O C O O O O O O O O O O O O O O O O O O O O D O O O O O O O O O O O O O O O O O O O O Trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất trong những câu hỏi dưới đây, sau đó đánh dấu bôi đen bằng bút chì vào ô lựa chọn tương ứng cho các đáp án ở bảng trên Câu 1: Trong cơ cấu phân phối khí dùng xupap kiểu đặt đơn giản hơn cơ cấu phân phối khí dùng xupap kiểu treo vì nó không có các chi tiết truyền lực trung gian nào sau đây? A. Cam, lò xo xupáp B. Cò mổ, con đội C. Con đội, đũa đẩy D. Cò mổ, đũa đẩy Câu 2: Trong hệ thống bôi trơn, dầu bôi trơn có tác dụng (nhiệm vụ) gì sau đây? A. Bôi trơn B. Làm mát, tẩy rửa C. Bao kín, chống rỉ D. Tất cả đều đúng Câu 3: Trong động cơ 4 kỳ. Khi trục khuỷu quay 1 vòng thì trục cam quay mấy vòng? A. ½ vòng B. ¼ vòng C. 1 vòng D. 2 vòng Câu 4: Sau khi bôi trơn các bề mặt ma sát, dầu bôi trơn chảy về đâu? A. Két làm mát dầu B. Bầu lọc dầu C. Các te dầu D. Bơm dầu Câu 5: Về đặc điểm cấu tạo Pit tông được chia ra làm mấy phần? A. Bốn phần B. Ba phần C. Năm phần D. Hai phần Câu 6: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí, động cơ dùng hệ thống phun xăng, bộ điều chỉnh áp suất có nhiệm vụ giữ? A. Áp suất xăng ở bộ điều khiển phun luôn ở một trị số nhất định trong suốt quá trình làm việc. B. Áp suất xăng ở đường ống nạp luôn ở một trị số nhất định trong suốt quá trình làm việc. C. Áp suất xăng ở bầu lọc xăng luôn ở một trị số nhất định trong suốt quá trình làm việc. D. Áp suất xăng ở vòi phun luôn ở một trị số nhất định trong suốt quá trình làm việc. Câu 7: Trong hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ Diezel, sự hình thành hòa khí có đặc điểm nào sau đây? A. Nhiên liệu phun vào xi lanh động cơ cuối kỳ nén B. Áp suất nhiên liệu phun vào xi lanh rất lớn C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp vào xi lanh do bơm cao áp đảm nhận D. Tất cả đều đúng Câu 8: Trong động cơ xăng hai kỳ ở kỳ 2 pít tông đi từ ĐCD lên ĐCT bên trong xi lanh lần lượt diễn ra các quá trình nào sau đây? A. Lọt khí, quét - thải khí,, nén và cháy B. Lọt khí, nén và cháy, quét - thải khí, C. Quét - thải khí, nén, cháy và lọt khí D. Quét - thải khí, lọt khí, nén và cháy Câu 9: Theo phương pháp bôi trơn. Hệ thống bôi trơn được phân ra làm mấy loại? A. 4 loại B. 5 loại C. 3 loại D. 2 loại Câu 10: Về đặc điểm cấu tạo thanh truyền được chia ra làm mấy phần? A. Hai phần B. Ba phần C. Bốn phần D. Năm phần Câu 11: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí, động cơ dùng hệ thống phun xăng, bộ điều khiển phun có nhiệm vụ gì? A. Nhận, xử lý thông tin và phát tín hiệu điều khiển chế độ làm việc của bơm cao áp B. Nhận, xử lý thông tin và phát tín hiệu điều khiển chế độ làm việc của bơm xăng C. Nhận, xử lý thông tin và phát tín hiệu điều khiển chế độ làm việc của bộ điều chinh áp suất D. Nhận, xử lý thông tin và phát tín hiệu điều khiển chế độ làm việc của vòi phun Câu 12: Phần thân trục khuỷu chi tiết nào đóng vai trò là trục quay của trục khuỷu? A. Cổ khuỷu B. Chốt khuỷu C. Má khủy D. Tất cả đều đúng Câu 13: Đầu pit tông có công dụng để làm gì? A. Lắp xéc măng khí và xéc măng dầu B. Lắp chốt pít tông C. Liên kết với thanh truyền D. Nhận lực đẩy của khí thể Câu 14: Đầu nhỏ và đầu to thanh truyền cần phải có bạc lót nhằm để làm gì? A. Giảm độ mài mòn các bề mặt ma sát B. Tất cả các ý đều đúng C. Giảm lực ma sát giữa các chi tiết D. Tăng hiệu suất động cơ Câu 15: Trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, Pít tông có nhiệm vụ nào sau đây? A. Cùng với xi lanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc B. Nhận lực của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công C. Tất cả đều đúng D. Nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải khí Câu 16: Trong các hệ thống làm mát bằng nước cưỡng bức, để tăng tốc độ làm mát nước người ta cần phải có lắp thêm chi tiết nào sau đây? A. Quạt gió B. Bơm nước C. Áo nước D. Két nước Câu 17: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí, động cơ dùng hệ thống phun xăng, vòi phun được điều khiển bằng cách nào? A. Độ mở của bướm ga. B. Tín hiệu điện C. Tốc độ quay của trục khuỷu D. Nhiệt độ của động cơ Câu 18: Thân xi lanh động cơ làm mát bằng nước có đặc điểm cấu tạo như thế nào? A. Có quạt gió B. Có áo nước C. Có bơm nước D. Có cánh tản nhiệt Câu 19: Trong ĐCĐT đưa đầu bôi trơn đi tắt đến mạch dầu chính khi nhiệt độ dầu bôi trơn còn dưới mức giới hạn cho phép là nhờ sự điều khiển của van nào sau đây? A. Van khống chế lượng dầu qua két B. Van an toàn bơm dầu C. Van hằng nhiệt D. Van áp suất đường ống Câu 20: Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ nào sau đây? A. Đóng, mở các cửa nạp, thải đúng lúc để động cơ thực hiện các quá trình nạp khí mới vào xi lanh và thải sạch khí đã cháy trong xi lanh ra ngoài. B. Đóng, mở các cửa nạp, thải đúng lúc để động cơ thực hiện các quá trình nén, cháy-giãn nở và thải sạch khí đã cháy trong xi lanh ra ngoài. C. Đóng, mở các cửa nạp, thải đúng lúc để động cơ thực hiện các quá trình nén và thải sạch khí đã cháy trong xi lanh ra ngoài. D. Đóng, mở các cửa nạp, thải đúng lúc để động cơ thực hiện các quá trình cháy trong xi lanh và thải sạch khí đã cháy trong xi lanh ra ngoài. Câu 21: Trong cơ cấu phân phối khí dùng xupap kiểu đặt, vị trí lắp xupap được lắp ở đâu? A. Trên nắp máy B. Trên thân xi lanh C. Trên cò mổ D. Trên con đội Câu 22: Trong cơ cấu phân phối khí dùng xupap kiểu treo, vị trí lắp xupap được lắp ở đâu? A. Trên cò mổ B. Trên con đội C. Trên nắp máy D. Trên thân xi lanh Câu 23: Về đặc điểm cấu tạo đỉnh Pit tông được chia ra làm mấy dạng? A. Hai dạng B. Năm dạng C. Ba dạng D. Bốn dạng Câu 24: Trong động cơ 4 kỳ, không khí đi vào xi lanh động cơ là do? A. Áp suất trong xi lanh tăng B. Thể tích trong xi lanh giảm C. Nhiệt độ trong xi lanh giảm D. Áp suất trong xi lanh giảm Câu 25: Trong động cơ Xăng 4 kỳ, Buji bật tia lửa điện để châm cháy nhiên liệu khi nào? A. Đầu kỳ nén B. Đầu kỳ nạp C. Cuối kỳ nén D. Cuối kỳ nạp Câu 26: Trong động cơ Xăng 4 kỳ, diễn biến hòa khí đi vào xi lanh động cơ ở kỳ nạp xảy ra như thế nào? A. Chỉ có nhiên liệu B. Nhiên liệu và không khí C. Chỉ có không khí D. Tất cả đều sai Câu 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng có nhiệm vụ? A. Cung cấp không khí sạch vào xi lanh .Lượng, tỉ lệ không khí phù hợp với các chế độ làm việc B. Cung cấp hòa khí sạch vào xi lanh .Lượng, tỉ lệ hòa khí phải phù hợp với các chế độ làm việc C. Cung cấp hòa khí sạch vào bộ chế hòa khí .Lượng, tỉ lệ phù hợp với các chế độ làm việc D. Cung cấp nhiên liệu vào xi lanh .Lượng, tỉ lệ nhiên liệu phải phù hợp với các chế độ làm việc Câu 28: Trong động cơ 2 kỳ chi tiết nào làm nhiệm vụ đóng, mở các cửa nạp, quét và thải khí? A. Pit tông B. Xupap thải C. Van trượt D. Xupap nạp Câu 29: Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức, nếu áp suấtdầu bôi trơn trên các đường ống dẫn dầu vượt quá giới hạn cho phép thì van nào sẽ mở một phần dầu chảy ngược về trước bơm? A. Van an toàn bơm dầu B. Van khống chế lượng dầu qua két C. Van hằng nhiệt D. Van áp suất đường ống Câu 30: Trong các hệ thống làm mát bằng nước hệ thống nào có cấu tạo phức tạp và ưu điểm nhất? A. Bốc hơi B. Đối lưu tự nhiên C. Tuần hoàn cưỡng bức C. Tất cả đều đúng Câu 31: Trong động cơ xăng 2 kỳ hòa khí đi vào xi lanh phải có áp suất cao, nên trước khi đưa vào nó được nén ở đâu? A. Buồng cháy B. Đường ống nạp C. Buồng các te D. Trong xi lanh Câu 32: Trong hệ thống làm mát bằng nước cưỡng bức, khi nhiệt độ của nước trong áo nước động cơ vượt quá giới hạn cho phép thì toàn bộ nước nóng sẽ đi về đâu? A. Ống nước phân phối nước nóng B. Ống nước nối tắt về bơm nước C. Ống phân phối nước lạnh D. Két nước Câu 33: Thân xi lanh động cơ làm mát bằng không khí có đặc điểm cấu tạo như thế nào? A. Có tấm hướng gió B. Có quạt gió C. Có vỏ bọc D. Có cánh tản nhiệt Câu 34: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí, động cơ dùng hệ thống phun xăng, bơm xăng có nhiệm vụ hút xăng từ? A. Từ thùng xăng tới bộ điều chỉnh áp suất B. Từ thùng xăng tới bầu lọc xăng C. Từ thùng xăng tới vòi phun D. Từ thùng xăng tới đường ống nạp Câu 35: Trên má khuỷu người ta lắp thêm đối trọng để làm gì? A. Tạo chuyển động quay cho trục khuỷu B. Cân bằng cho trục khuỷu C. Tích lũy năng lượng D. Tạo momen quay cho trục khuỷu Câu 36: Trong động cơ xăng hai kỳ ở kỳ 1 pít tông đi từ ĐCT xuống ĐCD bên trong xi lanh lần lượt diễn ra các quá trình nào sau đây? A. Cháy-dãn nở, quét - thải khí, thải tự do B. Quét - thải khí,cháy-dãn nở, thải tự do C. Quét - thải khí, lọt khí, thải tự do, nén D. Cháy-dãn nở, thải tự do, quét - thải khí Câu 37: Trong hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí, động cơ dùng hệ thống phun xăng, nhiện liệu đi vào xi lanh là nhờ đâu? A. Do sự chênh áp suất B. Do vòi phun C. Do bộ điều khiển phun D. Do bộ điều khiển áp suất Câu 38: Nhiệm vụ chính của trục khuỷu dùng để làm gì? A. Nhận lực từ thanh truyền để tạo momen quay máy công tác B. Nhận lực từ bánh đà để thực hiện các quá trình nạp, nén, thải khí C. Tất cả các ý đều đúng. D. Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ. Câu 39: Nắp máy của động cơ dùng để lắp đặt các chi tiết nào sau đây? A. Tất cả đều đúng B. Áo nước, cánh tản nhiệt C. Cơ cấu phân phối khí D. Buji, vòi phun Câu 40: Đầu nhỏ thanh truyền có dạng hình trụ rỗng dùng để làm gì? A. Lắp chốt khuỷu B. Lắp cổ khuỷu C. Lắp chốt pit tông D. Lắp bu lông ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- CN11(4).doc