Thi học kỳ I năm học 2008-2009 môn: vật lý 6 thời gian: 45 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi học kỳ I năm học 2008-2009 môn: vật lý 6 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: VẬT LÝ 6 THỜI GIAN: 45’ Câu 1: Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ. (2đ) Câu 2: Trọng lực là gì? Trọng lực có phương, chiều và đơn vị như thế nào? (2đ) Câu 3: Khối lượng riêng là gì? Đơn vị khối lượng riêng? Công thức tính khối lượng riêng. (2đ) Câu 4: Một lò xo có độ biến dạng là 2cm, khi treo quả nặng vào lò xo thì lò xo dãn ra có độ dài là 12cm. Tính độ dài ban đầu của lò xo. (2đ) Câu 5: Một vật bằng sắt có thể tích 2000dm3. Tính khối lượng của vật? Biết rằng khối luợng riêng của sắt là 7800kg/m3. (2đ) ĐÁP ÁN Câu 1: Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ: Đổ nước vào bình chia độ xác định thể tích ban đầu V1. Thả chìm vật vào bình chia độ xác định thể tích V2. ( Gồm nước ban đầu + vật ) Thể tích của vật được xác định: V= V2- V1. Câu 2: - Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật. Trọng lực có phương thẳng đứng. Trọng lực có chiều từ trên xuống dưới. Đơn vị của trọng lực là N. Câu 3: Khối lượng riêng của một chất được xác định khối lượng của một mét khối chất đó. Đơn vị: kg/m3. Công thức: m = D.V Câu 4: Ta có x = l – l0 với: x= 2cm; l= 12cm lo= l – x = 12 – 2 = 10cm Câu 5: Ta có m = D.V ; với D= 7800kg/m3; V= 2000dm3= 2m3 = 7.800*2 = 15.600kg. MA TRẬN Nội dung Hiểu Biết Vận dụng mức độ thấp Vận dụng mức độ cao - Đo độ dài, đo thể tích, đô khối lượng. - Lực, lực kế, trọng lượng, khối lượng, đơn vị lực. - Lực đàn hồi, độ biến dạng. - Khối lượng riêng, trọng lượng riêng Câu 1: 2đ Câu 3: 2đ Câu 2: 2đ Câu 4: 2đ Câu 5: 2đ Tổng số điểm 4 2 2 2 % 40 20 20 20 THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: VẬT LÝ 7 THỜI GIAN: 45’ Câu 1: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. (2đ) Câu 2: Nêu đặc điểm ảnh của một vật qua gương phẳng. (2đ) Câu 3: Nguồn gốc tạo ra âm là gì? Cho ví dụ. (2đ) Câu 4: Một vật AB cao 10 cm đặt cách gương phẳng đặt thẳng đứng một khoảng 20cm. Hỏi ảnh A’B’ cách AB một khoảng là bao nhiêu? (2đ) Câu 5: Một dao động trong 5 phút thực hiện được 3000 lần. Hỏi tần số của dao động là bao nhiêu? (2đ) ĐÁP ÁN Câu 1: Tia phản xạ nằm trên mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới. ( i’= i ) Câu 2: Đặc điểm của ảnh qua gương phẳng: Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. Ảnh to bằng vật. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ gương đến vật. Câu 3: Khi vật dao động thì phát ra âm. Ví dụ: Gãy vào dây đàn, dây đàn dao động thì phát ra âm. Câu 4: d= 10cm; d’= 10cm Khoảng cách AB và A’B’ là: d + d’ = 10 + 10 = 20cm. Câu 5: Số dao động trong 1 giây là: 3000: 300 = 10 Vậy tần số dao động là: 10Hz MA TRẬN Nội dung Hiểu Biết Vận dụng mức độ thấp Vận dụng mức độ cao - Chương I: Quang học. - Chương II: Âm học Câu 1: 2đ Câu 3: 2đ Câu 2: 2đ Câu 4: 2đ Câu 5: 2đ Tổng số điểm 4 2 2 2 % 40 20 20 20 THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: VẬT LÝ 8 THỜI GIAN: 45’ Câu 1: Chuyển động đều là gì? Viết công thức tính vận tốc chuyển động đều, cho biết tên đơn vị của từng đại lượng. (2đ) Câu 2: Thế nào là hai lực cân bằng? (2đ) Câu 3: Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, cho biết tên đơn vị của từng đại lượng. (2đ) Câu 4: Một bình chứa đầy nước có độ cao 1.2m. Tính áp suất tác dụng lên đáy bình. (1đ) Tính áp suất tác dụng lên một điểm cách đáy bình 0.5m. (2đ) Một vật có thể tích 1000dm3 nhúng vào trong chất lỏng trong bình. Tính lực đẩy tác dụng lên vật. (1đ) Biết rằng trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3. ĐÁP ÁN Câu 1: Chuyển động đều là chuyển động đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. ( Chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian) Công thức: trong đó: Vận tốc (m/s) S: Quãng đường (m) t: Thời gian (s) Câu 2: Hai lực cân bằng là: Cùng độ lớn. Cùng phương. Ngược chiều. Câu 3: Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép. Công thức: trong đó: Áp suất (N/m2 hoặc pa) F: Áp lực (N) S: Diện tích bị ép (m2) Câu 4: Áp suất tác dụng lên đáy bình. Ta có: h.d ; trong đó: h= 1.2m d= 10.000N/m3 1.2*10.000= 12.000N/m2 Áp suất tác dụng lên một điểm cách đáy bình 0.5 m. Ta có: h.d ; trong đó: h= 1.2m – 0.5m= 0.7m d= 10.000N/m3 0.7*10.000= 7.000N/m2 Lực đẩy Acsimét. Ta có: F= d*V, Trong đó: d= 10.000N/m3 V= 1000dm3= 1m3 F= 10.000*1= 10.000N MA TRẬN Nội dung Hiểu Biết Vận dụng mức độ thấp Vận dụng mức độ cao - Chuyển động cơ học, vận tốc, chuyển động đều, chuyển động không đều. - Biểu diễn lực, sự cân bằng lực, quán tính, lực ma sát. - Áp suất, bình thông nhau, lực đẩy Acsimét. Câu 1: 2đ Câu 3: 2đ Câu 2: 2đ Câu 4a: 1đ Câu 4c: 1đ Câu 4b: 2đ Tổng số điểm 4 2 2 2 % 40 20 20 20 THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: CÔNG NGHỆ 9 THỜI GIAN: 45’ Câu 1: (3đ) Nêu cấu tạo dây dẫn điện. Sử dụng dây dẫn điện cần chú ý đặc điểm gì? Khi sử dụng dây dẫn điện cần thực hiện các biện pháp nào để tránh gây ô nhiễm cho môi trường? Câu 2: (3đ) Có mấy loại mối nối của dây dẫn điện. Nêu qui trình nối nối tiếp của dây dẫn điện. Các mối nối cần đạt yêu cầu nào? Câu 3: (4đ) Nêu các dụng cụ cần thiết để lặp đặt mạch điện bảng điện. Nêu các bước lắp đặt mạch điện bảng điện. Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện bảng điện. Các yêu cầu kỹ thuật của mạch điện bảng điện. ĐÁP ÁN Câu 1: Cấu tạo dây dẫn điện gồm: Vỏ: Bằng nhựa, có nhiệm vụ cách điện. Lõi: Dùng để dẫn điện thường là các kim loại như đồng hoặc nhô. Khi sử dụng đặc điểm cần chú ý: Tiết diện của lõi phảiphù hợp công suất của tải tiêu thụ. Vỏ cách điện phải bảo đảm cách điện tốt. Thường xuyên kiểm tra dây dẫn, nếu bị hư… phải có biện pháp sửa chữa hoặc thay. Khi sử dụng dây dẫn cần chú ý đây là chất rắn khó phân hủy. Nếu vứt bỏ bừa bải sẽ gây không tốt cho môi trường. Do đó khi sử dụng cần phải thiết kế vừa đủ nếu thừa cần có biện pháp thu gôm để tái sử dụng. Câu 2: Các loại mối nối: Nối nối tiếp. Nối chữ T. Nối phụ kiện. Qui trình thực hiện các mối nối: Bóc vỏ cách điện. Làm sạch lõi. Nối dây. Hàn mối nối. Băng cách điện. Kiểm tra. Yêu cầu kỹ thuật của mối nối: Dẫn điện tốt. Bền, chắc… Thẩm mỹ. An toàn về điện. Câu 3: Các dụng cụ cần thiết để lắp mạch điện bản điện: Kìm cắt, kìm tuốt dây, tua vít, khoan, bút thử điện. Các bước lắp đặt mạch điện bảng điện: Vạch dấu. Khoan lỗ. Nối dây thiết bị. Lắp thiết bị vào bảng điện. Kiểm tra. Sơ đồ nguyên lý mạch điện bảng điện: x O A Sơ đồ nguyên lý mạch điện bảng điện gồm: 1 cầu chì, 1 công tắc điều khiển 1 đèn. Các yêu cầu kỹ thuật của mạch điện bảng điện: Thiết bị lắp đặt hợp lý, đẹp. Chắc, bền, hoạt động tốt. An toàn về điện. MA TRẬN Nội dung Hiểu Biết Vận dụng mức độ thấp Vận dụng mức độ cao - Dụng cụ, vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà. - Nối dây dẫn điện. - Lắp mạch điện bảng điện. Câu 1a: 1đ Câu 2a: 1đ Câu 3a: 1đ Câu 1b: 1đ Câu 2b: 1đ Câu 3b: 2đ Câu 2c: 1đ Câu 3c: 1đ Câu 1c: 1đ Câu 3d: 1đ Tổng số điểm 3 3 2 2 % 30 30 20 20
File đính kèm:
- De thi HKI 20082009.doc