Thi học kỳ II: môn ngữ văn 8 (thời gian làm bài: 90 phút)

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi học kỳ II: môn ngữ văn 8 (thời gian làm bài: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:
Lớp: Ngày:

 Thi học kỳ II: Môn ngữ văn 8 (Thời gian làm bài: 90 phút)
 
 Đề I.
Phần I : Trắc nghiệm (2,5 điểm.)
 Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn đáp án đứng trước câu trả lời đúng nhất :
 Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hôt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau!
 Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng… 
 ( Ngữ văn 8, tập hai )
1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào?
A. Chiếu dời đô. B. Hịch tướng sĩ. C. Bình Ngô đại cáo. D. Bàn luận về phép học. 
2. Tác phẩm chứa đoạn trích trên là của tác giả nào?
A. Nguyễn Trãi. B. Nguyễn Thiếp. C. Trần Quốc Tuấn. D. Lý Công Uẩn
3. Tác phẩm chứa đoạn trích trên được sáng tác khi nào? A. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất.(1257) B. Trước khi quân Mông _ Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285)
C. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta làn thứ ba (1287)
D. Sau chiến thắng chống giặc Minh (1428)
4. Tác phẩm chứa đoạn trích trên viết theo thể loại gì?
A. Thơ. B. Cáo. C. Chiếu. D. Hịch. 
5. Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng, tình cảm gì?
A.Lòng tự hào dân tộc. B. Tinh thần lạc quan. 
C. Lòng căm thù giặc. D. Thái độ phê phán tướng sĩ.
6. Trong câu “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”, người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào ?
A.Hành động trình bày. B. Hành động hỏi. C. Hành động bộc lộ cảm xúc. D. Hành động điều khiển.
7. Câu văn trên ( câu 6 ) thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn. B. Câu cảm thán. C. Câu trần thuật. D. Câu cầu khiến.
8. Trong đoạn trích trên có mấy từ láy?
A. Một từ. B. Hai từ. C. Ba từ. D. Bốn từ. 
9. Từ nào có thể thay thế từ “nghênh ngang” trong câu “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường…”?
A. Ngông nghênh. B. Hiên ngang. C. Ngật ngưỡng. D. Thất thểu.
10. Những từ nào sau đây thuộc trường từ vựng “bộ phận cơ thể người”?
A. Hổ đói, cú diều. B. Thịt, da, gan, ruột. C. Gan, ruột, thân. D. Thân, xác, nội cỏ.
Phần II : Tự luận (7,5 điểm)
Câu 1 ( 2,5 điểm) : Viết một đoạn văn ( 6-8 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả trong đoạn trích sau, trong đó có sử dụng câu cảm thán ( gạch chân): 
 Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng… 
 ( Ngữ văn 8, tập hai )
Câu 2 ( 5 điểm ) : Em hãy chọn một trong hai đề sau :
Đề 1 : Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Đề 2 : Có ý kiến cho rằng : “Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc”.
 Em hãy làm sáng tỏ nội dung nhận xét trên. 
 



Họ và tên:...................................
Lớp: ..................... Ngày:..................................................

 Thi học kỳ II: Môn ngữ văn 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) 
 Đề II.
Phần I : Trắc nghiệm (2,5 điểm.)
 Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn đáp án đứng trước câu trả lời đúng nhất :
 Ngày hôm sau ồn ào trên bến đõ
 Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
 Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
 Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
 Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ…
 ( Quê hương – Tế Hanh )
Chủ thể trữ tình trong đoạn thơ trên là ai?
A. Tác giả. B. Người dân chài. C. Chiếc thuyền. D. Tác giả và dân chài.
2. Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C. Lập luận. D. Tự sự.
3. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
A. Thuyền cá nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả, gian lao.
B. Dân làng chài nóng lòng chờ thuyền cá trở về bến.
C. Niềm phấn khởi trước thành qủa lao động của người dân chài khi thuyền về bến. 
D. Lòng biết ơn thần linh, biển cả của người dân làng chài.
4. Hai câu thơ “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” thể hiện điều gì? 
A. Người dân chài khoẻ mạnh kiên cường. B. Sự gắn bó máu thịt của dân chài với biển khơi. 
C. Vị mặn mòi của biển khơi. D. Người dân chài đầy vị mặn.
5. Hình ảnh người dân chài được miêu tả như thế nào?
A. Chân thực,hào hùng. B. Hùng tráng, kì vĩ. C. Lãng mạn,hùng tráng. D. Chân thực và lãng mạn. 
6. Những từ nào sau đây thuộc trường từ vựng “dụng cụ đánh cá”?
A. Thuyền, chài, lưới. B. Bến cá, chất muối. C. Biển, xa xăm, thớ vỏ. D. Chài , bến , cá. 
7. Từ nào sau đây không liên quan đến biển cả? 
A. Mặn mòi. B. Chài lưới. C. Ghe, thuyền. D. Vạm vỡ.
8. Hai câu thơ “Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ/ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? 
A. Câu nghi vấn. B. Câu trần thuật. C. Câu cầu khiến. D. Câu cảm thán. 
9. Hai câu thơ dẫn ở câu 8 thuộc kiểu hành động nói nào?
A. Hành động hỏi. B. Hành động trình bày. C. Hành động điều khiển. D. Hành động hứa hẹn.
10. Từ nào có thể thay thế từ “tấp nập” trong câu “Khắp dân làng tấp nập đón ghe về”?
A. Nhộn nhịp. B. Xôn xao. C. Sung sướng. D. Hoan hỉ.
Phần II : Tự luận (7,5 điểm)
Câu 1 ( 2,5 điểm) : Viết một đoạn văn (6-8 câu) nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau, trong đó có sử dụng câu phủ định ( gạch chân): 
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ…
 ( Quê hương – Tế Hanh ) 
Câu 2 ( 5 điểm ) : Em hãy chọn một trong hai đề sau :
Đề 1 : 
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Đề 2 : Có ý kiến cho rằng : “Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc”.
 Em hãy làm sáng tỏ nội dung nhận xét trên. 

 

File đính kèm:

  • docDe kiem tra ngu van HK II lop 8.doc