Thi khảo sát chất lượng đầu năm môn : ngữ văn 9 năm học: 2013-2014

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi khảo sát chất lượng đầu năm môn : ngữ văn 9 năm học: 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CÁT TIÊN
TRƯỜNG THCS QUẢNG NGÃI
THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
MÔN : NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC: 2013-2014
Thời gian: 90 phút.


Họ và tên:…………………….
 ………………..………….…
Lớp: 9
Điểm:
Lời phê của thầy (cô) giáo:


 
 Câu 1: 1 điểm 
 Câu văn sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? Nêu khái niệm về phương châm hội thoại đó: 
	 Xin lỗi bác, cháu đến trễ ạ ! 
 Câu 2: 2 điểm
 	Qua văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”, em hãy nêu lên nhiệm vụ mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế phải nỗ lực để đảm bảo cho tất cả trẻ em có một tương lai tốt đẹp nhất. 
 Câu 3: 2 điểm 
 	 Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Hãy trình bày ý kiến của mình bằng một đoạn văn ngắn (khoảng từ 7 – 10 câu).
Câu 4: 5 điểm
 	Cây lúa trên đồng ruộng Việt Nam. 
BÀI LÀM



























































HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9
 Thời gian: 90 phút.
****
A. Hướng dẫn chung:
 Giáo viên khi chấm bài lưu ý đọc kĩ, chấm cẩn thận, không đếm ý cho điểm mà cần cân nhắc tổng thể bài làm theo từng câu của đề để cho điểm chung.
 Hướng dẫn sau đây chỉ mang tính định hướng, gợi ý, nêu những yêu cầu chung, không đi vào chi tiết. Trước khi chấm, giáo viên trong tổ cần thảo luận kĩ yêu cầu, vận dụng biểu điểm để có sự thống nhất chung. 
 Cần lưu ý những điểm sau:
 - Trong từng phần, tùy vào thực tế bài làm của học sinh, giáo viên xem xét để trừ điểm về các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, trình bày … sao cho phù hợp.
 - Giáo viên cần vận dụng đáp án và biểu điểm một cách linh hoạt; căn cứ tình hình thực tế bài làm của học sinh để đánh giá cho điểm hợp lý; trân trọng những suy nghĩ sáng tạo của học sinh. 


Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1



a/ Học sinh trả lời được: 
 Phương châm lịch sự
b/ Học sinh nêu được :
 Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. 
(0,5 điểm)


(0,5 điểm)
Câu 2
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách song cần đảm bảo 
được những ý cơ bản sau:
 - Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.
 - Quan tâm chăm sóc hàng đầu số trẻ tàn tật, có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.
 - Bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em gái, các bà mẹ; bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ.
 - Chuẩn bị cho trẻ có một cuộc sống tố đẹp, có giá trị về các mặt tinh thần, văn hóa, đời sống.
 Những đề xuất nhằm đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc, được bảo vệ và phát triển. 
(2.0 điểm)
Câu 3 
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Đoạn văn dài từ 7 đến 10 câu, tạo được sự liên kết câu, trình bày 
đúng yêu cầu về cách viết đoạn văn. 	 
- Lập luận chặt chẽ; viết đúng chính tả, chữ viết cẩn thận.
 b.Yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh cần trình bày được một số ý sau:
- Thực trạng hút thuốc lá hiện nay: người hút thuộc đủ mọi thành phần, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, giới tính; đặc biệt có cả thanh thiếu niên. Hiện tượng hút thuốc là nơi công cộng vẫn còn phổ biến.
- Tác hại: 
+ Đối với môi trường sống: làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí.
+ Đối với sức khỏe con người: Chất ni-cô-tin trong thuốc lá là chất gây nghiện, làm giảm tuổi thọ và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều căn bệnh liên quan đến đường hô hấp và phổi, bàng quang, tuyến tụy, thận, miệng, thực quản, thanh quản…Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) hàng năm có khoảng 11.000 người chết do hút thuốc lá, cứ 10 giây có 1 người chết
+ Đối với kinh tế: gây lãng phí lớn về tiền của…
+ Đối với xã hội: thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến các chất gây nghiện khác, là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh HIVS, vi phạm pháp luật…
- Giải pháp: Tuyên truyền giáo dục tác hại của thuốc lá, tăng thuế đối với nhà máy sản xuất thuốc lá; ngăn cấm/ xử phạt đối với các trường hợp hút thuốc lá nơi công cộng; cấm quảng cáo thuốc lá…
- Nhận thức và hành động của bản thân: kiên quyết nói không với thuốc lá, vận động người thân cùng thực hiện… 
(0,5 điểm)




(1,5 điểm) 
Câu 4 
 a. Yêu cầu chung:
 - Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, trình bày dưới dạng một 
bài văn với đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; nắm vững 
phương pháp làm bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật.
 - Diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, 
dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.
 b. Yêu cầu cụ thể:
 Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách song cần đảm bảo được 
những ý cơ bản sau:
* Mở bài:
 - Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếu của con người Việt Nam.
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.
* Thân bài:
 - Khái quát:
 - Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc. - Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.
 - Chi tiết:
 s Đặc điểm, nguồn gốc: 
- Có nguồn gốc từ cây lúa trời được thuần hóa.
Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm, lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.
 s Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng;
 Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân; ruộng phải sâm sấp nước;
 Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ.
Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…
s Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…+ Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.+ Lúa nếp non dùng để làm cốm
Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…
Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam
 s Tác dụng:
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.
Cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc họa và đời sống tâm hồn của người Việt Nam
* Kết bài:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.

 













(0.75 điểm) 





(3.5 điểm) 










































(0.75 điểm) 




































































MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
MÔN: NGỮ VĂN
LỚP 9 – NĂM HỌC: 2013-2014
 Cấp độ
 Tên 
 chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

 Chủ đề 1:
 Tiếng Việt
 - Các phương châm hội thoại (phương châm lịch sự) 
 

Nhớ khái niệm phương châm lịch sự.
 

Xác định được phương châm lịch sự trong câu văn.

  
 
 
Số câu: 1
Số điểm: 1; Tỉ lệ 10% 
 Số câu: 1/2
 Số điểm: 0.5
 Số câu:1/2
Số điểm: 0,5
  
 
 Số câu: 1
 1 điểm = 10 % 
 Chủ đề 2:
 Văn bản: 
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
 
 Xác định được nhiệm vụ phải làm để trẻ em có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
  
 
 
 Số câu :1
Số điểm: 2; Tỉ lệ 20% 

   Số câu: 1
 Số điểm: 2
 
 
 Số câu: 1
 2 điểm = 20 % 
 Chủ đề 3:
 Tập làm văn
Văn nghị luận xã hội 
Văn thuyết minh 
 
 
 
 - Viết được một đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội .
- Viết được một bài văn thuyết minh
 
 Số câu: 2
 Số điểm:7; Tỉ lệ 70% 
 
 
 
 Số câu:2
 Số điểm: 7
Số câu: 2
7 điểm: = 70 % 
 Tổng số câu: 4
 Tổng số điểm: 10
 Tỉ lệ : 100 % 
 Số câu: 1.5
 Số điểm: 2.5
Tỉ lệ : 25 %
Số câu:1/2 
Sốđiểm: 0,5
Tỉ lệ : 5 %
 



 Số câu: 2
 Số điểm: 7 
 Tỉ lệ : 70 %
Sốcâu: 4
10 điểm= 100%




File đính kèm:

  • docĐề KSCLĐN Văn 9 (13-14).doc