Thi khảo sát năm học 2013- 2014 môn: ngữ văn 8 thời gian: 90 phút

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi khảo sát năm học 2013- 2014 môn: ngữ văn 8 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THI KHẢO SÁT NĂM HỌC 2013- 2014
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian: 90 phút .
 
A. Ma trận: 
 Mức độ

 
Tên chủ 
đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Cộng

TN
TL
TN
TL
TN


TL

1.Văn bản: Tôi đi học

- Nhớ tên văn bản, tác giả.
-Nhân vật chính.

-Phương diện thể hiện nhân vật.







4
1
10
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ%
3
0,75
 7,5%

1
0,25 
2,5%




2.Tiếng Việt
Chủ đề: Từ Hán Việt, Trường từ vựng, câu đặc biệt.
- Nhận biết câu đặc biệt


-Xác định trường từ vựng:Hoạtđộng kinh tế
-Từ Hán Việt

Viết đoạn văn có sử dụng trường từ vựng






 4
2,75
 27,5%
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ
1
0,25
2,5

2
0,5
5%

1
2
20%


3. Tập làm văn
Chủ đề: Văn nghị luận. chứng minh, chủ đề của văn bản
-Chủ đề của văn bản

-Chủ đề văn bản : “Tôi đi học”



Chứng minh câu tục ngữ







3
6,25
62,5

Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ
1
1
10%

1
0,25
2,5


1
5,0
50%

Tsố câu 
Tsố điểm
Tỉ lệ %
5
2
20%
4
1
 10
1
2
20%
1
5,0
50%
 11
 10
 100%

PGD-ĐT U MINH Kiểm tra khảo sát đầu năm - Năm học2013 – 2014 Trường THCS Nguyễn Văn Tố Môn: Ngữ Văn 8
 Thời gian: 90 phút 

Phần trắc nghiệm (3 điểm). Chọn đáp án đúng ở mỗi câu 
Cho đoạn văn: “Cũng như tôi, mấy cậu học mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay chỉ dám đi từng bước nhẹ.Họ như con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quảng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”
Câu 1. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào?
	A. Tôi đi học. B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. 
D. Ý nghĩa văn chương. C. Đức tính giản dị của Bác Hồ	
Câu 2. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
	A. Thanh Tịnh. C. Nam Cao.
	B. Nguyên Hồng. D. Hoài Thanh.
 Câu 3Nhân vật chính trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là ai?
 A.Người mẹ. B.Ông đốc. C.Thầy giáo. D.Nhân vật tôi.
Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản “Tôi đi học” được thể hiên chủ yếu ở phương diện nào?
 . A.Tâm trạng B.Lời nói C.Ngoại hình. D.Cử chỉ.
Câu 5. Trong các từ sau đâu là từ Hán Việt?
	A. Tổ quốc B. Ti vi. 	 C. Gác ba ga.	.	 D. Mít tinh.
Câu 6. Chủ đề của văn bản “Tôi đi học”nằm ở phần nào?
A. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản, quan hệ giữa các phần văn bản, nhan đề của văn bản. B.Nhan đề của văn bản. C.Quan hệ giữa các phần văn bản. 
D.Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản. 
Câu 7. Các từ : trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào?
 A.Hoạt động kinh tế . B.Hoạt động chính trị.
 C.Hoạt động văn hóa. D.Hoạt động xã hội 
Câu 8. Câu đặc biệt là gì?
A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
C. Là câu chỉ có chủ ngữ.
 D. Là câu chỉ có vị ngữ.
9/ Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các khái niệm sau:
 A ……………….. là tập hợp các từ có ít nhất một nét ………..về nghĩa.
 B. Chủ đề là ………………và ……………………..mà văn bản biểu đạt.

Phần tự luận (7 điểm).
Câu 1: (2điểm) Viết đoạn văn khoảng tám câu có ít nhất bốn từ cùng trường từ vựng “trường học”. 
Câu 2: (5điểm) Chứng minh câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.


Đáp án chấm môn văn 8

Phần trắc nghiệm (3 điểm).
(Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Câu 1. A	Câu 7. A 
Câu 2. A	Câu 8. A
Câu 3. A	.
Câu 4. A	 
Câu 5. A	 
Câu 6. A
Câu 9: Điền từ, cụm từ ( Mỗi từ hoặc từ ) đúng 0,25đ
 -Trường từ vựng.
 - Chung.
 -Đối tượng.
 - Vấn đề chính.
Phần tự luận (7 điểm).
 
Câu 1: (2 điểm) 
Viết đúng hình thức đoạn văn,đủ số câu theo yêu cầu, các câu liên kết chặt chẽ với nhau, có sử dụng bốn từ cùng trường từ vựng “trường học”: Thầy cô, bàn ghế, lớp học, tiết học. (2,0đ)
Câu 2. (5 điểm).

1. Mở bài (1 điểm).
Ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống, kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công.
2. Thân bài (3 điểm). 
* Giải thích câu tục ngữ.
- Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó người ta phải mất nhiều công sức.
	- Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn.
* Chứng minh:
- Trong kháng chiến chống ngoại xâm, dân tộc ta đều theo chiến lược trường kì và đã kết thúc thắng lợi.
- Trong lao động sản xuất, nhân dân bao đời đã bền bỉ đắp đê ngăn lũ, bảo vệ mùa màng.
- Trong nghiên cứu khoa học, sự kiên trì đã đem đến cho con người bao phát minh vĩ đại.
- Trong học tập, học sinh phải kiên trì 12 năm mới có đủ kiến thức cơ bản.
Với những người tật nguyền thì ý chí phấn đấu càng phải cao.
* Liên hệ, mở rộng: “Không có việc gì khó...”

3. Kết bài (1 điểm).
Câu tục ngữ là bài học quý báu, chúng ta cần vận dụng một cách sáng tạo bài học về tính kiên trì (kiên trì , thông minh, sáng tạo) để thành công.

 Câu 1: (2 điểm) 
Viết đúng hình thức đoạn văn,đủ số câu theo yêu cầu, các câu liên kết chặt chẽ với nhau, có sử dụng bốn từ cùng trường từ vựng “Hoạt động trí tuệ”: Suy nghĩ, phân tích ,phân tích, suy ngẫm...
 Câu 2 (5đ)
1-Mở bài: 1đ
- Dẫn dắt vấn đề (từ xưa đến nay ông cha ta có những câu tục ngữ.......)
-Trích dẫn luận điểm chính (câu tục ngữ ấy)
2-Thân bài:3đ
* Giải thích từng từ ngữ:"mực","đen","đèn","sáng".Giải thích theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
*Phân tích nghệ thuật lặp từ ngữ, lướt qua nhưng không thể thiếu,giúp mọi người dễ nhớ, dễ hiểu
* Chứng minh các khía cạnh
-Tác dụng của việc học hỏi, cầu thân với những người tốt (vế 2), (nêu dẫn chứng và luận cứ đầy đủ để bài thuyết phục)
-Tác hại khi chơi với bạn bè xấu, nhiễm các thói hư tật xấu (dẫn chứng)
dẫn chứng theo 2 mặt: những người nổi tiếng vài vài tấm gương quen biết, giới thiệu sơ qua về họ, đặc biệt là các người quen biết ý, sẽ làm người chấm tin tưởng 
-Nêu quan hệ tầng sâu giữa 2 câu nói trên, có thể đưa ra một vài câu nói khác hay biến thể như:Gần mực thì thâm gần đèn thì rạng, Có công mài sắt có ngày nên kim,.. để khẳng định lại ý kiến. 
3- Kết bài (1đ)
- Khẳng định lại ý ở đầu bài, tục ngữ nước ta đúng là túi khôn của nhân loại
- Bài học rút ra từ câu tục ngữ.....
 
 
Hết




 

















 

File đính kèm:

  • docĐ.an+MT KS VĂN 8(13-14).doc