Thi kiểm tra chất lượng học kì II môn : sinh học 6 thời gian : 60 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi kiểm tra chất lượng học kì II môn : sinh học 6 thời gian : 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT MỘC HÓA THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II ĐỀ A Trường THCS Bình Hòa Đông Môn : Sinh học 6 Thời gian : 60 phút Tên : ………………………………………………………. Lớp : 6A Điểm Lời phê CK Giám Thị CK Giám Khảo ĐỀ A Câu 1. Thụ tinh là gì ? Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ? (2đ) Câu 2. Ng ười ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn ? Hãy cho biết điều đó đúng hay sai ? (1đ) Câu 3. Vì sao thực vật hạt kín lại có thể phát triển đa dạng, phong phú như ngày nay ? (1 đ) Câu 4. Cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ? (2đ) Câu 5. Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng ? (2đ) Câu 6. Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên và trong đời sống con người ? (2 đ) ĐÁP ÁN SINH 6 – ĐỀ A Câu1. Thự tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) (0,5 đ) có trong noãn tạo thành tế bào mới gọi là hợp tử(0,5 đ) Noãn phát triển thành hạt chứa phôi, (0,5 đ) bầu phát triển thành quả chứa hạt(0,5 đ) Câu 2: Hạt có khối lượng nhẹ thường rơi chậm (0,5đ) Dễ bị gió thổi đi xa hơn, điều đó là đúng (0,5đ) Câu 3 : - Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển. (0,5đ) - Có hoa, quả, hạt nằm trong quả (trước đó noãn nằm trong bầu) là 1 ưu thế " bảo vệ tốt hơn (0,5đ) Câu 4 : Rêu : rễ giả, thân không phân nhánh, lá nhỏ (0,5đ) Chưa mạch dẫn (0,5đ) Dương xỉ : rễ, thân lá có mạch dẫn (0,5đ) Dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn (0,5đ) Câu 5: Nhờ quá trình quang hợp, TV lấy vào khí CO2 và nhả khí O2 làm cân bằng các khí này trong không khí (0,5đ) -Thực vật giúp điều hoà khí hậu , làm giảm ô nhiễm môi trường (0,5đ) -TV giữ đất chống xói mòn, góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán, bảo vệ nguồn nước ngọt (0,5đ) -TV cung cấp các sản phẩm cân đối cho đời sống và sản xuất . Vì vậy tích cực trồng cây gây rừng 0,5đ Câu 6. - Phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng(0,5 đ) do đó đảm bảo được nguồn vật chất trong tự nhiên (0,5 đ) - Góp phần hình thành than đá, dầu lửa (0,5 đ) - Nhiều vi khuẩn có ích được ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiệp(0,5 đ) PHÒNG GD&ĐT MỘC HÓA THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Trường THCS Bình Hòa Đông Môn : Sinh học 6 ĐỀ B Thời gian : 60 phút Tên : ………………………………………………………. Lớp : 6A Điểm Lời phê CK Giám Thị CK Giám Khảo ĐỀ B Câu 1. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh ? (2đ) Câu 2. So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo ? (2đ) Câu 3. Nêu vai trò của nấm đối với đời sống con người ? (2 đ) Câu 4. Nhờ đấu thực vật có khả năng điều hoà lượng khí ôxi và cacbônic trong không khí ? (1đ) Câu 5. Nấm giống và khác tảo ở điểm nào ? (1đ) Câu 6. Tìm những điểm giống và khác nhau giữa hạt của cây 2 lá mầm và hạt của cây 1 lá mầm ? (2 đ) ĐÁP ÁN SINH 6 – ĐỀ B Câu 1: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đấu nhuỵ (0,5đ) Thụ tinh là hiện tượng tại noãn (0,5đ) Muốn có thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nảy mầm (0,5đ) Vậy thụ phấn là điều cần cho thụ tinh xảy ra (0,5đ) Câu 2: Tảo : chưa rễ, thân, lá; chưa có mô dẫn, sống ở nước.(0,5đ) Sinh sản sinh dưỡng và hữu tính (0,5đ) Rêu : rễ giả, thân lá chưa mạch dẫn (0,5đ). Sinh sản bằng bào tử (0,5đ) Câu 3. Công dụng Ví dụ Phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ Các nấm hiển vi trong đất (0,5 đ) Sản xuất rượu bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì Một số nấm men (0,5 đ) Làm thức ăn Men bia, nấm rơm, nấm sò, … (0,5 đ) Làm thuốc Mốc xanh, nấm linh chi (0,5 đ) Câu 4. Nhờ quá trình quang hợp TV lấy vào khí CO2 nhả ra khí O2 nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại (0,5 đ) nên đã góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí (0,5 đ) Câu 5. Giống : cơ thể cũng không có dạng rễ thân lá cũng không có hoa, quả và chưa có mạch dẫn ở bên trong (0,5đ) Khác : Nấm không có chất diệp lục như tảo dinh dưỡng : kí sinh hoặc hoại sinh (0,5đ) Câu 6 Giống : Có vỏ hạt, phôi gồm : lá mầm, thân mầm, rễ mầm, chồi mầm (0,5 đ) Khác : Hạt cây Hai lá mầm phôi có 2 lá mầm, (0,5 đ) hạt cây một lá mầm phôi có 1 lá mầm(0,5 đ) Chất dinh dưỡng dự trữ : Hạt cây 2 lá mầm ở lá mầm, Hạt một lá mầm ở phôi nhũ(0,5 đ)
File đính kèm:
- thi HKII 0809.doc