Thi tuyển học sinh giỏi năm học 2006 - 2007 môn: ngữ văn ( khối 12)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi tuyển học sinh giỏi năm học 2006 - 2007 môn: ngữ văn ( khối 12), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD& ĐT THỪA THIÊN HUẾ THI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
 TRƯỜNG THPT THUẬN AN	 Năm học 2006 - 2007
 	MÔN: NGỮ VĂN ( Khối 12) 
 





 Đề: Nhà văn Nga M.Gorki, trong một bức thư gửi nhà đạo diễn Xtanixlapxki năm 1912 có viết: " Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng - chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó là cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng." ( M.Gorki bàn về văn học, NXB văn học, Hà Nội) .
 Anh (chị) hãy phân tích một số bài thơ để làm sáng tỏ chất nghệ sĩ độc đáo theo quan niệm của M.Gorki.




-----------------------HẾT---------------------------



























 SỞ GD& ĐT THỪA THIÊN HUẾ 
 TRƯỜNG THPT THUẬN AN ĐÁP ÁN
 

 I/ Yêu cầu chung: HS nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận văn học. Kĩ năng phân tích một số tác phẩm thơ để chứng minh cho một quan niệm mang tính chất lí luận văn học.
 II/ Yêu cầu cụ thể: 
 1. HS hiểu và giải thích được quan niệm của M.Gorki:
 - Không phải ai cầm bút cũng đều là nghệ sĩ
 - Một bài thơ đích thực, có sức sống, chỗ đứng trong lòng người đọc thì người nghệ sĩ phải tạo được ấn tượng riêng của chính mình.
 - Nhà thơ không chỉ viết bằng trí tưởng tượng, cảm xúc mà còn bằng vốn sống, vốn hiểu biết của bản thân. Tất cả có được là do quá trình lăn lộn với cuộc đời, quá trình tìm hiểu con người và hiểu rõ bản thân mình. Từ đó, nhà văn tạo được giá trị khái quát theo hình thức riêng.
 2. HS chọn phân tích một số bài thơ để làm rõ những ý trên.
 - HS chọn phân tích bài " Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu (lớp 11)
 + Cách nhìn những hàng liễu với sự liên tưởng ở nhiều chiều đem đến cho người đọc cảm nhận khác nhau, đa dạng, thú vị. Đó là kết quả khai thác những ấn tượng riêng của nhà thơ vì thế khác với nhà thơ xưa khi tả liễu.
 + Đi vào thế giới của bài "Đây mùa thu tới" ta bắt gặp những cảm quan riêng rất độc đáo của một thi sĩ đích thực. (HS so sánh đề tài thu xưa với cách nhìn mới của Xuân Diệu. Tác giả luôn nhìn cuộc sống trên đà vận động. Thấy được chất trẻ, say mê, nhiệt tình cứ tràn đầy trong giọng điệu vồn vã làm cho thơ Xuân Diệu có sức lôi cuốn hấp dẫn riêng....
 + Ẩn đằng sau những tình cảm tinh tế là tâm sự chung cho tầng lớp thanh niên thời bấy giờ. Cái "Tôi" được giải phóng làm cho nhiều người ham sống, cảm giác cô đơn, cái lạnh lẽo của cuộc đời mới thực sự ngấm vào hồn người. Thơ Xuân Diệu với khao khát được hoà hợp, được gần gũi, cảm thông đã nhanh chống chiếm được vị trí trong lòng người đọc. Đó chính là giá trị khái quát được khai thác trong những ấn tượng riêng của thi sĩ.
 - HS chọn thêm bài "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm (lớp 12) 
 + Đề tài "Đất Nước" được cảm nhận đa dạng ... Hoàng Cầm đã làm sống dậy một "Đất Nước" văn hoá văn hiến qua thế giới Kinh Bắc cổ kính. Hình ảnh quê hương hiện lên trong bài thơ rất riêng với nếp sống văn hoá cổ truyền, tình yêu biến thành lòng căm hờn ngùn ngụt khi quê hương bị giặc giày xéo. Những câu thơ dài ngắn cứ trào ra tạo tiếng nức nở.
 + Cảm nhận của nhà thơ về con sông Đuống độc đáo. "cái dáng nằm nghiêng nghiêng" ấn tượng của nhà thơ đã tìm cho mình hình thức riêng, làm cho dấu ấn của nó trong lòng người đọc sâu đậm.
 + Yêu thương và căm thù đan xen, càng căm thù càng yêu thương tha thiết. Đó là tâm lí không riêng Hoàng Cầm mà chung cho người dân mất nước> Nhà thơ tìm trong ấn tượng,tình cảm của mình những cái có giá trị khái quát nên những hình ảnh vô thức vẫn có nét điển hình.
 * HS có thể chọn những bài thơ khác miễn khai thác được yêu cầu của đề ra.
 III/ Biểu Điểm: 
 - Điểm 10: HS thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên. Hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc. Không phạm lỗi về câu, chính tả.
 - Điểm 8: HS đảm bảo được những yêu cầu trên, hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc, có phạm một số lỗi nhỏ về chính tả.
 - Điểm 6: HS đảm bảo hơn hai phần ý trên. Hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc, có phạm một số lỗi về từ nhưng không đáng kể.
 - Điểm 4: HS đảm bảo 1/2 ý trên, có một số lỗi về câu nhưng văn có cảm xúc.
 - Điểm 2: Bài viết sơ lược, không làm rõ được các yêu cầu, hành văn lủng củng.
 - Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn đề ra.
 * Giám khảo có thể linh động trong quá trình chấm.
 


File đính kèm:

  • docTHUANAN.DOC