Thiên nhiên trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiên nhiên trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiên nhiên trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh  “Biển lặng em nằm trong gió êm                                                               Anh là bóng thức của hồn em                                                                    Ngoài kia sao cũng từng đôi sáng                                                              Từng cặp nhân vàng trong trái đêm”                             (Huy Cận)

Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn
            
Thiên nhiên gắn bó với cuộc sống, với con người, với tình yêu, với thơ. Truyền thống của thơ ca phương Đông càng đặc biệt chú ý đến vai trò của thiên nhiên. Bác Hồ sáng tác “Nhật kí trong tù” trong điều kiện lao tù khắc nghiệt, vậy mà bài thơ vẫn tràn ngập hình ảnh của thiên nhiên. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai có nhận xét: “trong “Nhật kí trong tù” thiên nhiên chiếm một địa vị danh dự”.
Thiên nhiên được miêu tả trong “Nhật kí trong tù” rất chân thật, mang rõ nét cảm hứng về đất nước và con người. Bác bị giam hãm trong tù ngục đen tối, bị giải đi cũng hết sức khổ sở, vậy mà thơ Bác đâu có thiếu hình ảnh thiên nhiên. Mây, gió, trăng, hoa… trong thơ xưa cũng hiện diện trong thơ Bác, tất nhiên là với màu sắc mới. Hình ảnh của núi sông cũng khác, đẹp hùng vĩ và thơ mộng. Nếu thiếu họa chăng là thiếu biển, nghĩa là thiếu đi một mảng thiên nhiên đầy sức hấp dẫn nhưng người đọc cũng dễ thông cảm với tác giả. Đền bù vào đó lại có biển của tình yêu thương mênh mông của Bác đối với con người:
         “Anh đứng trong cửa sắt                                                                                Em đứng ngoài cửa sắt                                                                               Gần nhau trong tấc gang                                                                            Mà biển trời cách mặt”.
                                      (Vợ người bạn tù đến thăm chồng)
Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác cao rộng, đẹp một cách hùng vĩ và thơ mộng. Thiên nhiên mang kích thước của tâm hồn lớn. Chòm sao nâng vầng trăng lên đỉnh núi mùa thu kia (Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn), cho thấy cái bao la thăm thẳm của vũ trụ. Mây phủ trùng trùng trên đỉnh núi Tây Phong Lĩnh kia không hùng vĩ lắm sao! Dưới chân núi là một dòng sông mềm mại sáng trong như tâm hồn thi nhân sau mười bốn tháng tù không vướng chút bụi bẩn:
         “Núi ấp ôm mây mây ấp núi                                                                      Lòng sông gương sáng bụi không mờ”
Thiên nhiên đẹp trong thơ Bác còn tượng trưng cho mơ ước, niềm vui, tương lai tươi sáng, khát vọng tự do. Có hai hình ảnh của thiên nhiên thể hiện một cách đậm nét và kì lạ là vầng trăng và mặt trời. Vầng trăng thể hiện một cách đậm nét và kì lạ là vầng trăng và mặt trời. Vầng trăng tiêu biểu cho vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của thiên nhiên, cũng là biểu tượng của tự do. Cho nên Bác tha thiết với trăng hơn bất cứ hình ảnh nào của thiên nhiên. Trong bóng tối, Người lại càng khao khát ánh sáng, mà được chiêm ngưỡng ánh trăng trong tù đâu có dễ dàng gì:
         “Chẳng được tự do mà hưởng nguyệt                                                      Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu”.
                                                (Trung thu)
Có lẽ không có thi sĩ nào trên đời này ngắm trăng như Bác:
         “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ                                                       Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Hình ảnh mặt trời cũng giàu ý nghĩa. Mặt trời là nguồn sinh khí trong cảnh tù đày tăm tối:
         “Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc                                                Chiếu cửa nhà lao cửa vẫn cài”
Khi thì nó tượng trưng cho tương lai tươi sáng của cách mạng, tương lai của Người
         “Trong ngục giờ đây còn tối mịt                                                                  Ánh hồng trước mặt đã bừng soi”
Khi thì nó tượng trưng cho sự toàn thắng của xã hội mới”
         “Phương đông màu trắng chuyển sang hồng                                               Bóng tối đêm tàn sớm sạch không”
Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Người thường hiện diện với tư cách thi nhân. Đầu tập “Nhật kí trong tù” , Bác có nói: “Ngâm thơ ta vốn không ham”, nhưng trước ánh trăng, Bác lại nhận là thi nhân:
          “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
          Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Hoặc trước buổi bình minh tươi đẹp, Người cảm thấy thi hứng dào dạt:
          “Hơi ấm bao la toàn vũ trụ
          Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”
Thiên nhiên thật sự là một người bạn trong cuộc sống, luôn đem lại niềm vui cho con người:
          “Mặc dù bị trói chân tay
          Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng
          Vui say ai cấm ta đừng
          Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu”
Với hoa, Bác cũng là tri kỉ:
          Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
          Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình;
          Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
          Kể với tù nhân nỗi bất bình.
Trong “Nhật kí trong tù” thiên nhiên cũng được miêu tả qua những hình ảnh đầy thử thách. Đó là những đêm tối mưa gió, giá lạnh, đướng sá hiểm trở. Đó là những hình ảnh chân thật trong những đêm giải tù:
          “Năm mươi ba cây số một ngày
          Áo mũ giầm mưa rách hết giày”
Đó là những cảnh “gió sắc tựa gươm mài núi, rét như dùi nhọn chích cành cây”. Hoặc:
          “Người đi cất bước trên đường thẳm
          Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.”
Thiên nhiên còn là những hình ảnh thử thách đầy gian lao:
          “Đi đường mới biết gian lao
          Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”.
Nhưng người Cộng sản Hồ Chí Minh bao giờ cũng vượt qua những thử thách gian lao của thiên nhiên để đạt đến mục đích cuối cùng:
          “Giày rách đường lầy chân lấm láp
          Vẫn còn dấn bước dặm đường xa”
                                                (Mưa lâu)
          “Núi cao lên đến tận cùng
          Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”
“Thơ thiên nhiên trong “Nhật kí trong tù” thực sự có những bài rất hay. Có những phác họa sơ sài mà chân thật và đậm đà, càng nhìn càng thú vị như một bức tranh thủy mặc cổ điển. có những hình ảnh lộng lẫy sinh động như những tâm thảm thêu nền gấm chữ vàng, cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ đến những bức sơn mài thâm trầm rộn rịp” (Đặng Thai Mai). Thiên nhiên trong “Nhật kí trong tù” còn cho ta những bài học lớn, ví như bài học này chẳng hạn: con người dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn cho tâm hồn được trong sạch như dòng sông trong gương, không một chút bụi mờ:
          “Giang tâm như kính tịnh vô trần”
          (Lòng sông gướng sáng bụi không mờ)

File đính kèm:

  • docThiên nhiên trong NKTT.doc