Thơ mới trong chương trình môn Văn học - Phổ thông trung học - Tào Văn Ân
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thơ mới trong chương trình môn Văn học - Phổ thông trung học - Tào Văn Ân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 1 THƠ MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN VĂN HỌC - PHỔ THÔNG TRUNG HỌC Tào Văn Ân Một thời gian khá dài, trong chương trình môn văn phổ thông trung học, Thơ mới nói riêng và văn học lãng mạn nói chung chỉ được trình bày sơ lược ở phần khái quát về văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI, cùng với sự đổi mới trong đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực, chương trình môn văn ở các lớp phổ thông trung học cũng đã có những điều chỉnh cho phù hợp với cách nhìn mới, với tình hình thực tế của văn học nước nhà. Từ 1989 đến nay, chương trình môn văn có những thay đổi đáng kể. Một số bài thơ tiêu biểu nhất của Thơ mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn Văn lớp 11 (chương trình hợp nhất hai bộ sách miền Nam và miền Bắc năm 2000). Cụ thể có một tác giả và các bài thơ sau: 1. Xuân Diệu: Tiểu sử và sự nghiệp thơ văn. 2. Thơ duyên. 3. Đây mùa thu tới 4. Vội vàng. 5. Nguyệt cầm (đọc thêm) 6. Tràng giang của Huy Cận. 7. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. 8. Tống biệt hành của Thâm Tâm 9. Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ (đọc thêm) 10. Tương tư của Nguyễn Bính. Những bài Nguyệt Cầm, Tiếng sáo thiên thai, Tương tư không được phân tích và bình giảng trên lớp mà chỉ yêu cầu học sinh đọc thêm. Như vậy, Thơ mới được giảng dạy trực tiếp trên lớp chỉ có 1 tác giả là Xuân Diệu và 7 bài thơ với sự phân bố thời gian là 8 tiết. Có thể nói các nhà biên soạn chương trình đã chọn và giới thiệu với học sinh lớp 11 một tác giả và những bài thơ tiêu biểu của Thơ mới nhằm giúp học sinh thấy được những cái hay, đặc biệt là những cái mới của phong trào thơ ca này. Sự phân bố số bài như trên là tương đối hợp lí so với những tác phẩm văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng cùng giai đọan (chủ yếu được dạy ở lớp 12). Để có thêm tư liệu cho việc giảng dạy, chúng tôi liệt kê những bài Thơ mới và những bài nghị luận văn chương có liên quan trong 2 bộ sách giáo khoa lớp 11 mới nhất được biên soạn theo chương trình thí điểm Trung học phổ thông (do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 47/2002/QĐ-Bộ GD và ĐT ngày 19 tháng 11năm 2002 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ) được xuất bản tháng 7 năm 2004. Giữa hai bộ sách mới có một số khác biệt nhỏ như sau: Chương trình của Bộ sách thứ nhất do Trần Đình Sử làm Tổng chủ biên gồm các bài: 1. Tác giả Xuân Diệu. 2. Vội vàng của Xuân Diệu. 3. Tràng giang của Huy Cận 4. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. 5. Mưa xuân của Nguyễn Bính. 6. Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh. (Phần đọc thêm bắt buộc: Tống biệt hành của Thâm Tâm; Tiếng địch sông Ô của Phạm Huy Thông; Đây mùa thu tới; Tựa tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu) Chương trình của bộ sách thứ 2 do Phan Trọng Luận làm Tổng chủ biên gồm các bài: 1. Tác giả Xuân Diệu. 2. Vội vàng của Xuân Diệu. 3. Tràng giang của Huy Cận 4. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. 5. Tương tư của Nguyễn Bính. 6. Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh (Phần đọc thêm bắt buộc: Tống biệt hành của Thâm Tâm; Tiếng địch sông Ô của Phạm Huy Thông, Đây mùa thu tới; Tựa tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu) Như vậy, chương trình của 2 bộ sách vừa được xuất bản có một khác biệt nhỏ trong việc chọn lựa giữa 2 bài thơ của Nguyễn Bính (Bộ 1: Mưa xuân, Bộ 2: Tương tư). Ngoài ra không còn sự khác biệt nào ở cả 2 phần chính thức và đọc thêm bắt buộc. So với sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, chương trình chính thức phần Thơ mới trong 2 bộ sách giáo khoa thí điểm mới nhất giảm đi 1 bài nhưng nếu học sinh phải học thêm những bài “đọc thêm bắt buộc” thì tổng số vẫn là 10 bài. Giáo viên đương nhiên phải dạy kĩ các bài chính thức nhưng không thể không lưu ý học sinh phải đọc kĩ những bài “đọc thêm bắt buộc”. Để phân tích và giảng dạy những bài thơ mới trong chương trình lớp 11, có thể cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau: 1. Vấn đề văn bản và cách hiểu một số từ của các bài Thơ mới trong chương trình môn văn PTTH. Trước hết cần phải xác định chính xác văn bản thơ mà trong khi trích đăng cũng như bình giảng không ít người đã sơ sót, mặc dù đã được nhiều lần đính chính. Có những khác biệt ở một số bài thơ giữa 4 bộ sách giáo khoa văn học lớp 11 được xuất bản từ năm 2000 trở về trước: Tên bài thơ Sách lớp 11 Ban KHXH. Đặng Thanh Lê chủ biên Sách lớp 11. Nguyễn Đình Chú chủ biên Sách lớp 11. Trần Hữu Tá chủ biên Sách lớp 11 chương trình hợp nhất năm 2000 Đây mùa thu tới -Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh -Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh -Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh -Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh Thơ Duyên -Anh đi lững đững chẳng theo gần Anh đi lững đững chẳng theo gần Anh đi lững thững chẳng theo gần Anh đi lững đững chẳng theo gần Vội vàng -(In thiếu cả câu) -Con gió xinh thì thào trong lá biếc Và này đây ánh sáng chớp hàng mi -Con gió xinh thì thào trong lá biếc Và này đây ánh sáng chớp hàng mi -Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc Và này đây ánh sáng chớp hàng mi -Con gió xinh thì thào trong lá biếc Đây thôn Vĩ Dạ -Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? -Lá trúc che ngang mặt chữ điền ? -Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? -Lá trúc che ngang mặt chữ điền ? -Sao anh không về chơi thôn Vĩ -Lá trúc che ngang mặt chữ điền -Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? -Lá trúc che ngang mặt chữ điền ? Tràng giang -Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả -Lòng quê dợn dợn vời con nước Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa -Thuyền về nước lại sầu trăm ngả -Lòng quê dợn dợn vời con nước Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa -Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả -Lòng quê dờn dợn vời con nước Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa -Thuyền về, nước lại, sầu trăm ngả -Lòng quê dợn dợn vời con nước Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Tống biệt hành Chí lớn chưa về bàn tay không Một chị hai chị cũng như sen Giời chưa mùa thu tươi lắm thay Chí lớn chưa về bàn tay không ? Một chị hai chị cũng như sen Giờ chưa mùa thu tươi lắm thay Chí nhớn chưa về bàn tay không Một chị hai chị cùng như sen Giời chưa mùa thu tươi lắm thay Chí lớn chưa về bàn tay không Một chị hai chị cùng như sen Giời chưa mùa thu tươi lắm thay Qua so sánh, chúng tôi nhận thấy sách văn học chỉnh lí năm 2000 đã khắc phục được những sơ sót mà các bộ sách giáo khoa xuất bản trước đó mắc phải. Trong các bộ sách giáo khoa trước, bên cạnh những lỗi chủ yếu do in ấn, vẫn có những lỗi do người soạn chưa thật cẩn thận dẫn đến việc giải thích sai nghĩa của từ. Chẳng hạn, trong không ít lần, sách giáo khoa và nhiều tài liệu đã in sai từ "dợn dợn" trong bài Tràng giang của Huy Cận thành "dờn dợn". Từ việc trích sai thơ như vậy, người soạn sách cũng như người giảng dạy phân tích cái hay của từ ngữ và hình tượng thơ đã không ít lần giải thích thiếu chính xác ý nghĩa của từ ngữ cũng như dụng ý của nhà thơ. Trong một bài phê bình về cách hiểu sai từ "dợn dợn" trong bài thơ Tràng giang, Trần Mạnh Hảo cũng tiếp tục hiểu hai từ trên thành dờn dợn. Ông viết: "Chúng tôi chỉ xin lấy một ví dụ khi tác giả sách giáo khoa giảng giải cho giáo viên hiểu câu thơ thứ ba của khổ thơ kết: "Lòng quê dờn dợn vời con nước" như sau: "Dờn dợn: dờn là màu xanh dờn. Dợn là dợn lên, gợn lên (cỏ non xanh dợn chân trời- Truyện Kiều)... Sách giáo khoa giải thích từ dờn dợn cũng chưa đúng: "dờn là màu xanh dờn". Dờn là một trợ từ, nhiều trường hợp chỉ có nghĩa khi đi kèm với một từ mẹ khác. Nó đi trước dợn theo kiểu gờn gợn, cốt làm cho sự dợn của sóng bớt đi, nhỏ đi (Tào Văn Ân nhấn mạnh) như cái dợn kia được nhìn từ xa, chứ không phải dờn là màu xanh dờn như sách giáo khoa đã giải thích" (1)Nếu Trần Mạnh Hảo và một số nhà giáo đã đọc kỹ lời đính chính của chính nhà thơ Huy Cận thì sẽ không giải thích từ láy toàn phần dợn dợn thành dờn dợn: "Hai chữ dợn dợn của tôi thường bị đọc sai thành dờn dợn, như thế chẳng có ý nghĩa gì. Trong bài thơ Tràng giang có nhiều điệp ngữ như: điệp điệp, song song, dợn dợn. Mỗi từ điệp như thế đều có ý nghĩa riêng về nội dung cũng như về nghệ thuật"(2). Việc in chính xác văn bản không phải chỉ là yêu cầu đối với việc giảng dạy các bài Thơ mới hay môn ngữ văn mà là yêu cầu chung trong ngành sư phạm, đặc biệt là với sách giáo khoa. Những sơ sót này đã được sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000 điều chỉnh. Đây cũng chính là những điều kiện đầu tiên để cảm thụ đúng đắn thơ ca. Những bài thơ được in trong sách giáo khoa thí điểm xuất bản năm 2004 mặc dù đã sữa chữa nhiều sơ sót trong các lần in trước nhưng do trích thơ từ những nguồn khác nhau nên cũng có vài khác biệt. Hãy thử so sánh một số bài Thơ mới trong 2 bộ sách vừa nêu: Tên bài thơ Sách giáo khoa thí điểm lớp 11, tập 2, Bộ 1- Trần Đình Sử chủ biên Sách giáo khoa thí điểm lớp 11, tập 2, Bộ 2- Phan Trọng Luận chủ biên Vội vàng Con gió xinh thì thào trong lá biếc (Thơ thơ, Nxb Đời nay, H. 1938) Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc Tuyển tập Xuân Diệu, tập 1- Thơ, nxb Văn học, H. 1983. Đây thôn Vĩ Dạ Ai biết tình ai có đậm đà? (Đau thương, nxb Hội nhà văn, H. 1995 Ai biết tình ai có đậm đà. (Thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên tuyển chọn và giới thiệu, nxb Văn học, H. 1991 Tràng giang Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả Sông dài trời rộng, bến cô liêu Bèo dạt về đâu hàng nối hàng (Lửa thiêng, Nxb Hội nhà văn, H. 1995) Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả Sông dài, trời rộng, bến cô liêu Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng (Lửa thiêng, Nxb Đời Nay, HN, 1940) Tống biệt hành Một chị, hai chị cũng như sen Trời chưa mùa thu tươi lắm thay 1940 (Thơ Thâm Tâm, Nxb Văn học, H.1998) Một chị, hai chị cùng như sen Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay (Thi nhân Việt Nam, in lần thứ 2, Nguyễn Đức Phiên xb, H. 1943 Tiếng địch sông Ô Chỉ trích một số đoạn tiêu biểu (Theo Huy Thông; Tiếng sóng –Yêu thương-Tiếng địch sông Ô, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 1995) Trích từ câu 175 đến hết bài thơ (câu 234) (Theo Hà Nội báo, số 2 ngày 8-1-1936) Qua so sánh, có thể thấy Bộ 2, sách thí điểm có những sơ sót dẫn đến việc hiểu sai câu thơ và không thấy hết những nét riêng của nhà thơ. Chẳng hạn: Con gió khác với cơn gió, và đó là cách nói mới mẻ của Xuân Diệu. Trong bài “Tràng giang”, giữa hai câu: “Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả” và “ thuyền về nước lại, sầu trăm ngả” không thể hiểu giống nhau được do dấu phảy được đặt ở những vị trí khác nhau..... Giảng bài “Đây thôn Vĩ Dạ” không thể không chú ý đến 3 dấu hỏi trong 3 khổ thơ đi liền theo các câu: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Có chở trăng về kịp tối nay? Ai biết tình ai có đậm đà?. Phải chăng vì in thiếu dấu hỏi cuối câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà ?” mà sách giáo viên lớp 11 (Bộ 2, tập 2) hoàn toàn không đề cập đến chi tiết này, trong khi đó ở sách Bài tập (Bộ 1, tập 2) lại đưa vào một ý lớn để hướng dẫn cho giáo viên giảng dạy? “Mỗi khổ thơ trong bài thơ chứa đựng một câu hỏi. Những câu hỏi này đã giúp độc giả nhận ra được tiếng nói trữ tình sâu thẳm của bài thơ. Với câu hỏi đầu tiên vốn có dáng dấp của một lời tự nhắc (Sao anh không về chơi thôn Vĩ?) ta nghe được niềm xốn xang trong lòng nhân vật trữ tình khi kỉ niệm về Huế, về thôn Vĩ được đánh thức một cách đột ngột. Còn câu hỏi thứ hai (Có chở trăng về kịp tối nay?) cho thấy nhân vật dần chìm sâu vào mặc cảm về thân phận và tự thấy mình là kẻ “chậm chân”, “lỡ chuyến” giữa cuộc đời. Câu hỏi xuất hiện cuối bài (Ai biết tình ai có đậm đà?) ẩn ngụ một chút hoài nghi, một chút trách móc, vừa thoáng vẻ cam chịu, vừa nhói lên khát vọng sống khôn cùng”(3) Những bài Thơ mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 11 là những bài thơ hay, tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới, thể hiện khá rõ nét đặc trưng cơ bản của thơ lãng mạn. Nhưng ở mỗi nhà thơ; mỗi bài thơ; những đặc trưng đó được thể hiện với những sắc thái riêng biệt, độc đáo tùy thuộc vào đối tượng, hoàn cảnh riêng, cảm xúc, quan niệm nghệ thuật, tài năng và cá tính sáng tạo của từng nhà thơ. Chẳng hạn, nỗi buồn và cô đơn là một nét chung được thể hiện ở hầu hết các nhà Thơ mới nhưng tâm trạng, cảm xúc đó được biểu hiện khác nhau qua các tác giả cũng như ở các bài thơ khác nhau của cùng một tác giả. Nếu người đọc bắt gặp ở bài Thơ duyên một nỗi buồn nhè nhẹ, phảng phất của một thanh niên mới lớn ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của cô gái nhưng vẫn e dè ngần ngại vì "lần đầu rung động nỗi thương yêu" thì cái buồn đã trở nên u uất, tiếc nuối, cô đơn hơn trong Đây mùa thu tới và Vội vàng. Người đọc có thể cảm nhận được tình yêu trong sáng với những hình ảnh hài hòa trong Thơ duyên của Xuân Diệu nhưng cũng lay động bởi hình ảnh tươi sáng, hài hòa rồi chia lìa, buồn bã trong Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử và cũng không thể không thấy được khúc ca bi tráng ở cảnh Hạng Võ biệt Ngu Cơ trong Tiếng địch sông Ô của Phạm Huy Thông... Đây cũng chính là điều thể hiện mối quan hệ riêng chung thống nhất nhưng đa dạng và phong phú trong sáng tạo nghệ thuật. Đặt Thơ mới lãng mạn trong mối tương quan với thơ hiện thực và thơ cách mạng, không thể không thấy những hạn chế của nó trong việc phản ánh những vấn đề lớn của hiện thực cách mạng xét trên những tiêu chí đánh giá của văn học cách mạng. Tuy nhiên nhìn từ góc độ hiện đại hóa nền văn học Việt Nam thì phải nói Thơ lãng mạn nói riêng và văn học lãng mạn nói chung có vai trò của người tiên phong. Đây không phải là nét đặc thù trong văn học Việt Nam mà là một đặc điểm có tính qui luật phổ biến của văn học thế giới. Bởi vì những nhà văn lãng mạn là những người nhạy cảm hơn ai hết trước những qui phạm gò bó của thi pháp thơ ca thời Trung đại. Vấn đề hiện đại hóa văn học, dĩ nhiên không phải chỉ có văn học lãng mạn mà còn có sự đóng góp của các dòng văn học khác nhưng cũng cần thấy vai trò tiên phong của văn học lãng mạn. Không phải không có lí khi có nhiều người đồng nhất khái niệm hiện đại hóa văn học với khái niệm chủ nghĩa lãng mạn. 2. Vấn đề cái mới của Thơ mới trong chương trình môn văn PTTH. Xuân Diệu là tác gia Thơ mới duy nhất được giảng dạy trong chương trình môn Văn lớp 11. Sau này, dù chương trình có thay đổi theo hướng tinh giản, Xuân Diệu vẫn được giữ lại cùng những bài thơ tiêu biểu nhất của ông. Trong việc nghiên cứu văn chương nói chung, thật khó có thể xác định một cách dứt khoát tác giả nào lớn hơn tác giả nào, bài thơ nào hay hơn bài thơ nào. Việc xác định giá trị của một bài thơ, bên cạnh những tiêu chí chung còn có một vấn đề quan trọng thuộc về chủ quan là tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ, là cái tạng của người cảm thụ. Người đọc thơ có thể thích Huy Cận hơn Xuân Diệu, thích Hàn Mặc Tử hơn Thế Lữ, thích Xuân Diệu hơn Nguyễn Bính... Đây là điều bình thường trong cảm thụ thơ ca. Nhưng khi khẳng định "Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới" (Hoài Thanh) thì có lẽ dễ dàng tìm được sự đồng tình ở các giáo viên và những người am hiểu về Thơ mới. Cái mới của Thơ mới được biểu hiện trước hết ở Phan Khôi, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư.. nhưng có thể nói được tập trung thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất trong thơ Xuân Diệu. Phải chăng chọn Xuân Diệu là tác gia duy nhất của Thơ mới, các tác giả biên soạn sách muốn nhấn mạnh đến những cái mới mà các tác giả Thơ mới đã đạt được? Từ suy nghĩ đó, chúng tôi cho rằng, giảng về Xuân Diệu, thơ Xuân Diệu, và cả những nhà Thơ mới khác, cần phải nhấn mạnh những cái mới trong thơ của họ so với những nhà thơ trước đó. Nói cách khác, giảng về Thơ mới, nhất thiết phải giúp cho học sinh thấy được cái mới trong thơ họ so với thơ Trung đại Việt Nam. Riêng với Xuân Diệu, không chỉ thấy rõ cái mới trong thơ ông so với các nhà thơ Trung đại mà còn cần chỉ rõ cái mới đó so với các nhà thơ lãng mạn cùng thời. Trong quá trình phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại, Xuân Diệu có một vai trò hết sức quan trọng. Ông được các nhà phê bình văn học cùng thời nhận xét là người mang đến cho Thơ mới nhiều cái mới nhất (Vũ Ngọc Phan), Người mới nhất trong những nhà Thơ mới ( Hoài Thanh). Cái mới trong thơ Xuân Diệu được thể hiện trên nhiều phương diện từ quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người đến những cách tân táo bạo trong hình thức nghệ thuật thơ ca... Những đổi mới của thơ Xuân Diệu trong giai đoạn 1930-1945 gắn liền với quan niệm nghệ thuật của ông về con người và thế giới. Là một nhà thơ lãng mạn, Xuân Diệu có ít nhiều điểm tương đồng với các nhà Thơ mới. Nếu như các nhà Thơ mới đề cao cái tôi, ý thức sâu sắc về cá nhân thì Xuân Diệu cũng không vượt ra ngoài qui luật chung đó của thời đại nhưng con người cá nhân trong thơ Xuân Diệu cũng có những nét riêng không lẫn vào đâu được, đó “là Một, là Riêng, là Thứ Nhất” như ông quan niệm. Cũng như các nhà Thơ mới, ông cũng thể hiện con người với nhiều ước mơ, mộng tưởng, cô đơn, lạc loài nhưng điều quan trọng trong thơ ông là con người đó đồng thời cũng gắn bó sâu xa, máu thịt với cuộc đời thường nhật, biểu hiện một khát vọng sống mãnh liệt, nồng nàn, tha thiết. Xuân Diệu đã cảm nhận thế giới vượt ra ngoài thông lệ so với những nhà thơ của quá khứ cũng như nhiều nhà thơ đương thời. Những sự vật vốn trừu tượng, vô hình thường hiện lên một cách sinh động, cụ thể trong mối tương quan, tổng hòa của các giác quan. Riêng trên bình diện ngôn ngữ thơ ca, Xuân Diệu có những điểm mới, rất sáng tạo, lạ lùng, mà đương thời không ít người chê là ngô nghê, lai căng, mất gốc...Quả thật, nhiều câu thơ của Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của sự diễn đạt của câu văn Pháp. Trong thơ Xuân Diệu có hàng loạt những từ ngữ mới mẻ nhưng cũng chỉ những từ ngữ ấy mới diễn đạt được cái mới trong tâm hồn thi sĩ của nhà thơ: Nhan sắc ơi, bình minh quá, tháng giêng cười, tuôn âu yếm, lùa mơn trớn, rượu nơi mắt, gấm trong lòng, chùm mong nhớ, khóm yêu đương, hoa kỹ nữ, gió phong lưu, tình thổi gió, trăng mối lái, trăng vú mộng, tắt nắng đi, buộc gió lại.. Xuân Diệu bắt đầu làm thơ từ năm 1933 nhưng chỉ thật sự nổi bật khi phong trào Thơ mới đã giành thắng lợi. Và có thể nói Xuân Diệu trở thành nhà thơ nổi bật trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của phong trào thơ ca này. Cái mới không chỉ được thể hiện trong thơ Xuân Diệu. Bên cạnh Xuân Diệu, các nhà Thơ mới khác cũng có những cách tân quan trọng. Có thể thấy rõ điều này qua các nhà thơ Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Phạm Huy Thông, Thâm Tâm, và ngay cả ở Nguyễn Bính – nhà thơ của “chân quê”. Cái mới chủ yếu của họ không chỉ được ở hình thức nghệ thuật mà chủ yếu là sự cảm nhận sâu sắc, thấm thía của cảm xúc, là sự băn khoăn, trăn trở của cái tôi cô đơn, lẻ loi. Hà Bình Trị coi Tràng giang của Huy Cận hiện đại ở hình ảnh, thi liệu và cảm xúc: “Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng” “Vào những năm 30 của thế kỉ trước, đây là những câu thơ mới mẻ bởi vì trong đó xuất hiện cái tầm thường, nhỏ nhoi, vô nghĩa như “ Hình ảnh một cành củi khô đơn lẻ bềnh bồng trên dòng sông mênh mông sóng nước dễ gợi lên nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, vô định”(4). Đấy là nỗi buồn của một cá nhân cảm thấy tâm hồn không còn được bình an, không còn nhận thấy được sự hài hoà, liên hệ giữa các sự vật, giữa con người và vũ trụ... Mặc dù lưu ý đến những cái mới như vừa trình bày, có một vấn đề hết sức quan trọng cần phải được nhấn mạnh để học sinh nhận thức rõ, đó là- dù có mới mẻ đến đâu- những thành tựu của Thơ mới cũng bám chặt vào cội rễ của truyền thống thơ ca, văn hoá và tinh thần của dân tộc. 3. Về nỗi buồn và cô đơn của các bài Thơ mới trong chương trình môn văn PTTH Đọc Thơ mới lãng mạn, nhìn chung không thể không thấy đó là một tiếng thở dài u uất, đau đớn và bế tắc vì hoàn cảnh xã hội và quan niệm nghệ thuật của các nhà thơ. Nếu coi sự cô đơn, nỗi buồn "thường thấy trong văn chương lãng mạn nhiều nước và nó được coi như một thứ tâm bệnh của thời đại"(5) thì trong hoàn cảnh mất nước, cái tâm bệnh đó trong thơ mới càng phổ biến và càng được thể hiện đậm nét. Đó là cái buồn mênh mang, xa vắng, cái buồn tàn tạ, thê lương, đau đớn, quằn quại, cái buồn mơ hồ, không duyên cớ, cái buồn giữa cuộc đời tẻ lạnh nhưng cũng có thể là nỗi buồn ngay ở những phút giây tưởng chừng hạnh phúc nhất của đời người. Nỗi buồn và sự cô đơn được biểu hiện trong Thơ mới - ngay ở những nhà thơ tiêu biểu nhất - không phải không có lúc bi quan, chán nản nhưng nhìn chung không phải là tiêu cực. Nỗi buồn và sự cô đơn đó xuất phát từ điều kiện lịch sử của một dân tộc mất độc lập, tự do, xuất phát từ những hoàn cảnh riêng của các nhà thơ nhưng đồng thời cũng xuất phát từ quan niệm nghệ thuật của họ. Nỗi buồn và cô đơn đó có tính chất riêng tư nhưng cũng gắn liền với tâm trạng của nhiều tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Phân tích và giảng dạy cho học sinh những bài thơ lãng mạn cụ thể trong giai đoạn 1932- 1945, không thể không phân tích những nỗi băn khoăn, đau buồn ấy nhưng đồng thời phải chỉ ra được những vẻ đẹp với những sắc thái khác nhau của nó trong cảm nhận thơ ca. Các nhà Thơ mới quan niệm cái buồn gắn liền với cái đẹp và điều này được thể hiện rõ nét trong các bài thơ lãng mạn ở chương trình môn văn lớp 11. Cái đẹp ở đây có thể là cái đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người nhưng điều quan trọng hơn hết là cái đẹp trong cảm xúc của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Bất cứ bài Thơ mới nào trong chương trình cũng đều thể hiện sự hòa nhập giữa cái đẹp và nỗi buồn thương, cô đơn của con người trước cuộc đời. Phân tích và giảng dạy những bài Thơ mới không thể không chỉ rõ nét chung đó. Trong phần lớn các tác phẩm thuộc dòng văn học cách mạng, học sinh đã được dạy về niềm vui, tinh thần lạc quan cách mạng, tính chiến đấu... mang nhiều tính chất sử thi nhưng chưa chú ý đúng mức đến việc dạy cho học sinh biết buồn thương, xót xa về sự cô đơn, côi cút của thân phận con người. TMLM góp phần bổ sung cho cảm hứng thẩm mĩ này của con người. Lê Quang Hưng đã có lí khi cho rằng "dạy cho con người biết buồn thương ... có lẽ khó hơn nhiều so với việc dạy cho con người biết ca hát" (6) [32 bis/79] Những bài thơ được giảng dạy trong chương trình đều thể hiện khát vọng hướng tới sự hài hòa, tươi mới, khát vọng của cái đẹp nhưng đều thấm đẫm một nỗi buồn thương, cô đơn với những sắc thái cảm xúc khác nhau và được phân tích khá đầy đủ trong các sách giáo viên văn học lớp 11. Riêng đối với bài "Thơ duyên", khi nói đến nỗi buồn hay niềm vui, có những ý kiến khá mâu thuẫn, thiết nghĩ cần làm rõ. Sách giáo viên văn học lớp 11, tập 1 (Nxb Giáo dục 2001) có nhận xét: "Thơ duyên là một trong số ít bài thơ đứng bên lề các sáng tác của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm1945. Bởi vì thơ Xuân Diệu nói chung là âu sầu, u uất, cô đơn, bài này không có một chút gì những thứ đó", "Thơ duyên là một trong số những bài thơ ít ỏi không chứa đựng một nỗi buồn hiu hắt, nỗi chán chường chua chát, một tâm trạng hoài nghi, bi quan như ta thường gặp ở Xuân Diệu" (trang 105) Phân tích bài thơ này, ông Nguyễn Văn Long cũng khẳng định: "Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu (và có lẽ cũng là duy nhất trong thơ mới). Tâm trạng bao trùm trong bài thơ là những rung động xôn xao, những xúc cảm tinh tế đón nhận những biến thái tinh vi, mơ hồ của sự sống trong thiên nhiên, tạo vật và lòng người trong lúc giao mùa vào thu Thơ duyên thể hiện sự cảm nhận độc đáo và tinh tế của Xuân Diệu về mùa thu" Quả thực Thơ duyên là một trong số những bài thơ ít ỏi không chứa đựng một một nỗi buồn hiu hắt, nỗi chán chường chua chát, một tâm trạng hoài nghi, bi quan thì dễ được sự đồng tình nhưng cho rằng nỗi buồn cô đơn không hiện diện trong bài thơ, rằng đây là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu (và có lẽ cũng là duy nhất trong thơ mới) thì có lẽ cần phải bàn bạc thêm cho thấu đáo. Đúng là Thơ duyên thể hiện những rung động xôn xao, những xúc cảm tinh tế đón nhận những biến thái tinh vi, mơ hồ của sự sống trong thiên nhiên, tạo vật và lòng người trong lúc giao mùa vào thu. Nhưng ở đây không chỉ có niềm vui mà còn có cả nỗi buồn và cô đơn, là sự không hòa hợp giữa ước mơ, tưởng tượng và thực tế. Nếu hai khổ thơ đầu là sự thể hiện niềm vui và hạnh phúc trước cái đẹp, trước sự giao hòa tuyệt diệu của đất trời, cảnh vật và lòng người thì khổ thơ thứ ba đã bắt đầu xuất hiện những băn khoăn, lo âu trong thực tế (và dường như giữa chiều mộng trong thơ và thực tế có một khoảng cách không gì san lấp được) Em bước điềm nhiên không vướng chân Anh đi lững đững chẳng theo gần, Vô tâm nhưng giữa bài thơ dịu Anh với em như một cặp vần. Và đến khổ thứ 4 thì không thể không thấy nỗi buồn cô đơn tràn ngập Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân Chim nghe trời rộng giang thêm cánh Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần. Không phải vô cớ mà Hoài Thanh khi so sánh nỗi cô đơn của Thơ mới với thơ cũ đã chọn hai câu thơ “Mây biếc về đâu bay gấp gấp, Con cò trên ruộng cánh phân vân" trong bài Thơ Duyên của Xuân Diệu để cuối cùng khẳng đinh: “Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay tới ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới”(7). Cái cánh cò phân vân, hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần đó phải chăng là nỗi buồn do khát khao, giao hòa, giao cảm với người yêu, với cuộc đời nhưng không thể nào đạt được?. Từ những chi tiết trong văn bản thơ, cần chỉ rõ cả những xôn xao, băn khoăn,
File đính kèm:
- Chuyen de tho moi trong chuong trinh Ngu van THPT.doc