Thơ trung đại Việt Nam với cảm hứng yêu nước

pdf3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thơ trung đại Việt Nam với cảm hứng yêu nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thơ trung đại Việt Nam với cảm hứng yêu nước. 
 
Bài làm 
 
Văn học trung đại Việt Nam nếu hình dung như một thứ màu vàng, một vụ quả bội thu thì mảnh đất 
gieo trồng của nó đầy máu, mồ hôi và cả ước mơ của người gieo hạt. Thế hệ ông cha chúng ta đã 
cần mẫn xới vun bằng tình yêu của mình với mảnh đất ấy. Sự nghiệp giữ nước gian khổ mà vinh 
quang, và ý thức trách nhiệm của người cầm bút đã đem đến văn học trung đại một cảm hứng lớn: 
cảm hứng yêu nước. 
 
Có thể nói, cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại Việt Nam thể hiện trước hết ở lòng tự hào dân 
tộc. Chúng ta đã từng thấy dõng dạc vang lên trong bài thơ thần của Lý Thường Kiệt là tiếng nói đầu 
tiên như âm vang từ khí thiêng sông núi dội về: đất nước Việt Nam do vua Nam làm chủ. Nước là 
của vua, vua là tượng trưng cho chủ quyền của nước: 
 
Sông núi nước Nam vua Nam ở 
Rành rành định phận ở sách trời 
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? 
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời 
 
Đến vơi Nam quốc sơn hà, người đọc không khỏi ngỡ ngàng như đứng trước một công trình nhỏ bé, 
bến chắc mà tài hoa. Bài thơ hoàn toàn không có vũ khí binh đao mà kì lạ thay ta vẫn nhận ra tiếng 
quân reo, ngựa hí…Sự liên tưởng nhiều tầng ấy phải chăng được gợi lên từ tiếng nói tự hào dân tộc 
của một con người giau lòng yêu nước và tinh thần tự chủ. Ở đây, ý thức tinh thần độc lập, tự chủ 
khá rõ nét. Bài thơ xứng đáng là một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Nếu không có 
lòng tự hào dân tộc thì khó có thể viết ra được những câu thơ đầy hoành tráng như thế. 
 
Trong thơ trung đại, cảm hứng yêu nước còn thể hiện ở tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm 
lược. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua thơ các thi sĩ thời Trần, thơ Nguyễn Trãi…Một trong 
những thành tựu quan trọng của thơ thời Trần là đã thể hiện được chủ nghĩa yêu nước, ý chí quật 
cường chống quân xâm lược của dân tộc ta. Chính cảm hứng này đã tạo ra Hào khí Đông Á trong 
lịch sử chống xâm lược của dân tộc. Hào khí ấy vang lên hùng tráng mà tha thiết qua khúc ca khải 
hoàn Tụng giá hoàng kinh sư của Trần Quang Khải: 
 
Đoạt sóc Chương Dương độ 
Cầm Hồ Hàm Tử quan 
Thái bình tu trí lực 
Vạn cổ thử giang sơn. 
 
Bài thơ làm sống dậy một không gian trận mạc chiến trường, đao kiếm với ngựa thét quân reo ngất 
trời tráng khí. Một trong hai trận ấy do đích thân Trần Quang Khải chỉ huy. Chương Dương, Hàm Tử 
nằm trong hệ thống chiến thắng mở màn có ý nghĩa chiến lược cho cuộc phản công thắng lợi, mạnh 
và nhanh, cường độ lớn và tốc độ phi thường đã tạo cho lời thơ khí thế hùng tráng, thiêng liêng. 
Yêu nước, căm thù giặc tất yếu phải chiến đấu đến cùng cho lí tưởng ấy. Trong thơ trung đại Việt 
Nam dường như vẫn còn văng vẳng tiếng mài giáo dưới ánh trăng của Đặng Dung (Cảm hoài), cái 
múa giáo đầy thách thức của Phạm Ngũ Lão. Sự mất còn của non sông đã đặt gánh nặng lên vai con 
người thời cuộc với thử thách nặng nề: giết giặc cứu nước. Vậy nên trong Thuật hoài Phạm Ngũ Lão 
đã xây dựng được hình tượng một con người tràn đầy khí thế, tầm vóc. Ở đó có cả sức mạnh của 
tướng sĩ ba quân trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đồng thời đó cũng là sức mạnh của 
cả dân tộc. Từ suy ngẫm khái quát về tư thế, tầm vóc và sức mạnh của dân tộc chuyển sang suy 
ngẫm về bổn phận và trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng, Phạm Ngũ Lão đã có cách khơi 
khơi thật khéo léo: nếu đấng nam nhi còn vương nợ tức là chưa có công trạng gì với núi sông thì sẽ 
huống thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu. Đúng là cái thẹn của một của một nhân cách lớn, cái xấu hổ 
lớn lao rất đáng trân trọng của Phạm Ngũ Lão. Ông xấu hổ với bản thân, với cộng đồng nhất là với 
một nam nhi thời loạn. Đến như Gia Cát Lượng, một con người đã từng xuất thế để quên đi sự đời 
nhưng cũng dời liều cỏ giúp Lưu Bị chấn hưng nhà Hán thời Tam Quốc, còn với sĩ phu đời Trần, 
trước tình thế Tổ quốc ngàn cân treo sợi tóc há chỉ đứng nhìn và bình thản hay sao? 
 
Múa giáo non sông trải mấy thâu 
Ba quân hùm khí nuốt Sao ngưu 
Công danh nam tử còn vương nợ 
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. 
 
Đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của con người Việt Nam lại bật lên 
mạnh mẽ. Không thể cầm gươm tham gia nghĩa quân như các sĩ phu yêu nước khác, Nguyễn Đình 
Chiểu đã đánh giặc bằng ngòi bút: 
 
Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm 
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà 
 
Nỗi lo lắng và niềm đau xót cho ách nước, nạn dân ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Mỗi bữa thấy, 
mỗi ngày trông kẻ thù trước mắt lấn thêm một bước, Đồ Chiểu đau đớn như bị cắt đi một phần máu 
thịt. Cảm hứng bao trùm bài chạy tây là sự xửng sốt, nỗi bàng hoàng, lo lắng cho vận nước nạn dân: 
 
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây 
Một bàn cờ thế phút sa tay…. 
 
Cho nên tinh thần quyết chiến, quyết thắng không chỉ biểu hiện nơi trận mạc sa trường. Nó còn là lẽ 
sống, một hạnh phúc được sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc. Tư thế của Đặng Dung là tư thế của một 
kẻ anh hùng, một chí trai thời loạn: 
 
Vai khiêng trái đất mong phù chúa 
Giáp gột sông trời khó vạch mây.. 
 
Trong thơ, chúng ta nhận thấy dường như còn có những nỗi buồn sâu kín của con người trước sự 
đổi thay của đất nước, những cảnh trớ trêu trong xã hội, nạn chiến tranh, cát cứ, xâm lựơc. Đó là 
trường hợp Sông lấp (Tú Xương), Hội Tây (Nguyễn Khuyến)…Nghe tiếng ếch vẳng bên tai mà Tú 
Xương giật mình. Cái giật mình của Tú Xương là cái giật mình chứa bao đau xót trước hiện thực phũ 
phàn. Đó là cái giật mình của lòng yêu nước của tinh thần dân tộc sâu kín được ấp ủ, nung nấu 
nhưng không có cách nào giải tỏa đựơc: 
 
Sông kia rày đã nên đồng 
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai 
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai 
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò 
(Sông lấp) 
 
Còn với Nguyễn Khuyến thì sao? Ông xót xa trước những trò lố lăng, xúc phạm đến danh dự dân tộc 
do thực dân Pháp bày ra. Bên Hội Tây đã thể hiện sâu sắc nỗi đau đó: 
 
Khen ai khéo vẽ trò vui thế 
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu. 
 
Không chỉ có vậy, cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại còn thể hiện ở việc các nhà thơ ca ngợi 
cảnh đẹp của quê hương đất nước. Trong thơ, thiên nhiên đất nứớc Việt Nam hiện lên thật đẹp đẽ, 
tráng lệ giàu đường nét, màu sắc. Với thơ thời Trần, qua cảnh trí thiên nhiên các thi sĩ đã gửi vào đó 
tình yêu quê hương đất nước của mình. Nguyễn Trung Ngạn khi đi sứ cũng đã viết nên những vần 
thơ xúc động về tình yêu quê hương đất nước với những phong vị riêng của một vùng đồng bằng 
Bắc Bộ: 
 
Dâu già lá rụng tằm vừa chín 
Lúa sớm bông thơm cua béo ghê 
Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt 
Dẫu vui đất khách chẳng bằng về 
(Quy Hứng) 
 
Kể cả một chiếc lá đỏ thưa, một cánh cò chao liệng, một tiếng chuông vẳng trong mây trời, một tiếng 
sáo, thuyền câu ngoài bến đậu…Tất cả đều trở thành nguồn thi hứng cho các thi sĩ thời Trần: 
 
Tiếng sáo thuyền câu ngoài bến đậu 
Trăng rơi đầy nước, móc đầy sông 
 
Còn Nguyễn Trãi, cảnh đẹp thiên nhiên, khí trời lúc sang xuân thật huyền hồ đầy âm thanh, màu sắc. 
Xuân về mang theo sự tươi tốt với những làn mưa. Cỏ ở bến xanh như màu khói bao la bát ngát: 
 
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi 
Lại có mưa xuân nước vỗ trời 
(Bến đò xuân đầu trại) 
 
Như vậy cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại Việt Nam đã thể hiện ở nhiều khía cạnh phong phú 
và sâu sắc. Đất nước, dân tộc là nỗi niềm khắc khỏai không nguôi trong tâm hồn con người Việt Nam 
nói chung và các thi sĩ nói riêng. Vậy nên, ở mỗi nhà thơ có cách khai thác, cảm nhận khác nhau 
song lại là vẫn sự thống nhất và làm nên một cảm hứng yêu nước lớn. Chính cảm hứng ấy đã làm 
nên cái độc đáo riêng và giá trị của thơ Việt Nam thời trung đại. 
 
 

File đính kèm:

  • pdfV.Tho-trung-dai-Viet-Nam-voi-cam-hung-yeu-nuoc.NLS.pdf