Tiết 100,101 : Đọc văn Góc chiếu giữa đình (Trích “Việc làng” – Ngô Tất Tố)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 100,101 : Đọc văn Góc chiếu giữa đình (Trích “Việc làng” – Ngô Tất Tố), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 100,101 : Đọc văn
GÓC CHIẾU GIỮA ĐÌNH
 (Trích “Việc làng” – Ngô Tất Tố)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Thấy được xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng chẳng những nghèo khổ, tăm tối vì bọn thực dân – phong kiế đè nén, bóc lột mà còn thêm ngột ngạt,trì trệ vì những tập tục cổ hủ, lạc hậu. Từ đó thêm cảm phục nhà văn có tinh thần đấu tranh phê phán cái cũ, cái xấu, có ý thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội của mình.
- Hiểu được cách triển khai một bài phóng sự về một vấn đề xã hội, đồng thời làm quen với lối văn theo phong cách báo chí.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ:
Phân tích những toan tính thâm độc và hành động tàn bạo dã man của bọn thực dân đoạn trích Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931.
Phân tích tinh thần đoàn kết đấu tranh an dũng chống lại kẻ thù của những người tù cách mạng trong đoạn trích Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931.
 - Kiểm tra vở soạn của 2HS ( có cho điểm )
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI:

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
- HS đọc phần Tiểu dẫn và nêu một vài nét về tác giả Ngô Tất Tố và phóng sự Việc làng.
- GV nhấn mạnh một số điểm đáng ghi nhớ. (Tuy xuất thân “cựu học”, NTT không phải là người bảo thủ, nệ cổ mà thức thời, luôn cố gắng vươn tới những tư tưởng tiến bộ của thời đại; rất thành công trong việc viết văn, viết báo theo lối mới…; ông hay viết về đề tài nông thôn)
- HS chỉ ra sự khác nhau giữa kí sự và phóng sự.
- GV kể thêm một vài sự việc tiêu biểu trong phóng sự Việc làng.

I- TIỂU DẪN
1) Tác giả: Ngô Tất Tố (1893-1954) 
- Nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu triết học và văn học Việt Nam.
- Là một nhà văn xuất sắc của nông thôn Việt Nam.
2) Tập phóng sự Việc làng.
- Thể loại: phóng sự
- Nội dung: phơi bày sự thật của làng quê bị trói buộc, ngày càng tăm tối, lụn bại bởi những hủ tục tệ hại từ bao đời.

* Hướng dẫn HS đọc - kể tác phẩm.
- GV hướng dẫn HS cách đọc cho phù hợp với giọng điệu và nội dung phóng sự.
- Cho HS đọc phân vai.
* Hướng dẫn HS thảo luận, giải đáp câu hỏi trong phần Đọc-hiểu.
- Anh (chị) hãy nêu những hiểu biết của mình về ý nghĩa của “góc chiếu giữa đình” ?



- Vì sao ông Lũy cố gắng hết sức để có một 
góc chiếu giữa đình” ?“












II- ĐỌC – HIỂU




1) “Góc chiếu giữa đình” 
a) “Góc chiếu giữa đình” tượng trưng:
- Là cái chỗ ngồi chứng tỏ thứ bậc, vai vế của một người ở làng quê VN xưa.
- Thể hiện sự bảo thủ, trì trệ, phi lí trong quan niệm tiến thân của xh PK.

b) Ông Lũy và “góc chiếu giữa đình” 
- Trước khi mua chức “lí cựu”
Nhờ chăm chỉ và Bất mãn, đau 
biết tích kiệm nên khổ vì “vẫn là 
gia cảnh ngày hạng bạch 
càng khá. đinh”
 
 â â
“Hạnh phúc của Danh phận 
loài người” " thấp kém.
Một cơ nghiệp mà 
nhiều người nông 
dân phải ao ước.
 
à Khao khát thay bậc đổi ngôi trên góc chiếu giữa đình, thay đổi danh phận.

- Để thành danh “lí cựu”, ông Lũy phải tốn kém, phải lo cỗ bàn vất vả ra sao ? Cái lễ khao ấy diễn ra như thế nào ?

- Những cố gắng của ông Lũy để thành danh “lí cựu”
 + Để có trăm bạc lo chức “lí cựu”, ông đã bán cả trâu, cả ruộng.
 + Khao làng:
▪ Lo số tiền làm cỗ khao làng bằng cách mua bát họ.
▪ “Làm thật linh đình” (chi tiết: Dựng rạp; mổ rất nhiều lợn; hàng trăm mâm cỗ; hút thuốc phiện và đánh tổ tôm…)
" Những tốn kém đã vượt quá xa những gì mà ông Lũy có.
à Tâm lí háo danh; 
Hủ tục đáng phê phán nơi làng quê;
Những tệ nạn của bọn cường hào 

- Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về kết thúc chua chát ở cuối bài phóng sự này ?
- Cái kết thúc của chuyện thành danh “lí cựu”
 -Mất sạch cơ nghiệp, 
 Có cái danh nợ nần chồng chất,… 
 “lí cựu” -Người vợ phải đi ở 
 làm vú già
 
 â
 Bi thảm
à Lời cảnh tỉnh mạnh mẽ, sâu sắc với tất cả những ai say mê đuổi theo hư danh, hư vinh, sẵn sàng hi sinh tất cả chỉ để đổi lấy một chút danh vọng hão huyền.
Tiểu kết: Thông qua câu chuyện mua danh của ông Lũy, tác giả đã phê phán những hủ tục tệ hại ở làng quê VN trước CM

- Yêu cầu 1 HS nhắc lại đặc điểm của thể loại phóng sự. Từ đó nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của NTT ở đây.

- Cách triển khai các tình tiết trong bài phóng sự này có gì đáng chú ý ?





2) Vài nét về nghệ thuật 
- Tái hiện, miêu tả sự việc một cách chân thực và sinh động.

- Việc triển khai các tình tiết đều được thực hiện qua cái nhìn của nhân vật “tôi”, do đó vừa có tính khách quan vừa in đậm sắc thái chủ quan.

III- GHI NHỚ (SGK)

* Hướng dẫn HS luyện tập
- HS trả lời 2 câu hỏi (sgk)
- GV dành 5 phút trao đổi với HS về cách hiểu “hủ tục” và “mĩ tục”. Cho ví dụ.


III-HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
 Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tt) 





File đính kèm:

  • doc100,101 - VIEC LANG.doc