Tiết 108,109 : Đọc văn Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 108,109 : Đọc văn Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 108,109 : Đọc văn
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
 (Hoài Thanh)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Thấy rõ sự thắng lợi và nắm được những điểm chủ yếu của Thơ Mới thời kì 1932-1941 ; cảm nhận được cách viết NL văn chương tinh tế tài hoa của cây bút phê bình Hoài Thanh.
- Bước đầu biết cách tiếp cận và phân tích một bài NL văn chương qua lập luận ( luận điểm , luận cứ, luận chứng) và qua cách viết (có hình ảnh, cảm xúc, âm điệu …)
- Qua bài văn , càng thêm trân trọng “ thời đại thi ca” đã mở đầu cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra vở soạn của 2HS ( có cho điểm )
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI:

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hướng dẫn tìm hiểu phần Tiểu dẫn
HS dựa vào Tiểu dẫn nêu vài nét về tác giả Hoài Thanh và bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca

I- TIỂU DẪN
1) Tác giả: Hoài Thanh (1909-1982)
là nhà phê bình, nghiên cứu có uy tín, nhà hoạt động văn hóa văn nghệ có nhiều đóng góp.
2) Tiểu luận Một thời đại trong thi ca

* Hướng dẫn đọc bài 
- GV đọc đoạn đầu từ Một thời đại… đến ….ảnh hưởng Pháp.
- Cho 2 HS đọc đọc tiếp hai đoạn sau
 +1 HS đọc đoạn từ Bây giờ hãy đi tìm… đến … nó đến một mình
 +1 HS đọc đoạn cuối (tiếp theo cho đến hết).
* Hướng dẫn đọc – hiểu bài 
- Văn bản có tên Một thời đại trong thi ca. Anh (chị) hãy cho biết:
+ Đây là thời đại thi ca nào ? Thời đại ấy đã thay thế cho thời đại thi ca nào và mở ra một thời đại mới nào cho nền thi ca dân tộc?
+ Đoạn trích đã nêu lên những ý cơ bản gì ? (Đoạn đầu “Một thời đại … ảnh hưởng Pháp” nêu ý gì? Phần cònlại nêu ý gì ?)
- Sự chiến thắng của thơ mới mở ra một thời đại trong thi ca được tác giả trình bày rõ ràng, nổi bật, thuyết phục là nhờ những yếu tố nào ? (lập luận, dẫn chứng, cách viết). Hãy phân tích những yếu tố đó qua đoạn đầu của bài.

II- ĐỌC – HIỂU 

















1) Tìm hiểu nghệ thuật nghị luận trong đoạn văn nói về sự thắng lợi của thơ mới
- Lập luận: khoa học, rõ ràng, chặt chẽ.
Nêu vấn đề và khẳng định sự thắng lợi của thơ mới : “Một thời đại… toàn thắng”
Đưa ra tiêu chí để so sánh hai thời đại thi ca: “Đừng lấy một người sánh với một người. Hãy sánh thời đại cùng thời đại”. (Đó là một tiêu chí đúng, khoa học)
Chứng minh sự thắng lợi của thơ mới qua tiêu chí vừa nêu: “Tôi quyết rằng … như Xuân Diệu”
Giải thích nguyên nhân vì sao có sự xuất hiện của thơ mới trong thời kì này: “Cá tính của con người bị kiềm chế trong bao nhiêu lâu bỗng được giải phóng”
- Dẫn chứng: Tác giả đưa ra một loạt dẫn chứng gồm 8 gương mặt thi nhân tiêu biểu cho hàng loạt thi nhân thời này để c/m cho “một thời đại trong thi ca”
- Cách viết: vừa rõ ràng, chặt chẽ của văn chính luận lại mang sắc thái văn chương (cách dùng hình ảnh “Cái sức mạnh súc tích từ mấy ngàn năm nhất đán tung bờ vỡ đê”; cách dùng các từ chỉ hồn của các nhà thơ mới rất chính xác và tinh tế như rộng mở, mơ màng, hùng tráng, trong sáng, ảo não…; cách viết có sự nhấn mạnh ý: “Tôi quyết rằng… chưa bao giờ… chưa bao giờ… cùng một lần; bỗng được giải phóng… nó chỉ làm giàu cho thi ca”
 * Tóm lại, đoạn văn khẳng định một cách hùng hồn sự thắng lợi của thơ mới, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu quí và trân trọng của tác giả đối với thơ mới.
- Trao đổi thêm trong nhóm: Vì sao thơ mới chiến thắng thơ cũ ?
- Trong phần cuối tiểu luận, tác giả tập trung phân tích vấn đề quan trọng nhất: tinh thần thơ mới. Theo tác giả, về đại thể, tinh thần thơ mới có thể gồm lại trong một chữ “tôi” (đối lập với chữ “ta” của thơ cũ). Anh (chị) hãy phân tích để nêu rõ:
+ Mặt tích cực của chữ “tôi’ trong thơ mới được biểu hiện như thế nào trong sự đối sánh với chữ “ta” của thơ cũ. Vì sao tác giả nói chữ “tôi” mang theo một quan niệm chưa từng có ở xứ này: quan niệm cá nhân ?





+ Vì sao “cái tôi” rơi vào bi kịch ? Mặt bi kịch của “cái tôi” là gì ? Nó “đáng thương” và “tội nghiệp” ra sao ? Tìm và phân tích đoạn văn nói lên rõ nhất điều đó.





+ Cái bi kịch ấy các nhà thơ mới gửi vào đâu ? Anh (chị) cảm nhận được điều gì trong câu văn: “Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Điều đó được tác giả nói lên bằng tình cảm như thế nào đối với các nhà thơ mới ? Hãy bình luận câu kết thúc tiểu luận để chứng tỏ điều đó.


2) Tìm hiểu tinh thần thơ mới
a) Phân tích “cái tôi” trong thơ mới
- “Cái tôi” (individu) là sự tự khẳng định bản ngã (cái làm nên tính cách riêng của mỗi người) của nhà thơ trước cuộc đời, là sự tự ý thức về cá nhân mình trong cuộc sống xã hội.
- Mặt tích cực của “cái tôi” trong thơ mới
“cái tôi” ( thơ mới)
“cái ta” ( thơ cũ)
- “… một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân.”
à sự khẳng định cái tôi cá nhân
- “Xh VN từ xưa không có cá nhân…
cá nhân bị chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả ”
à tính chất phi ngã

- Mặt bi kịch của “cái tôi” trong thơ mới
“Cái tôi” trở nên bé nhỏ, thảm hại, lạc lõng trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ ( những thi nhân mất nước đang sống trong cuộc đời mòn mỏi, tù túng ) 
Bế tắc, không tìm được lối thoát (Sự đối lập giữa con đường muốn thoát thân với sự thực hiện hữu của cuộc đời trong đoạn “Đời chúng ta nằm trong vòng … Huy Cận”)
 “Thật chưa bao giờ thơ VN buồn và xôn xao đến thế”
àGiải quyết bi kịch: Bi kịch ấy họ gởi cả vào tiếng Việt, vào tình yêu quê hương, vào tinh thần nòi giống.
à thái độ thông cảm , trân trọng đ/ v các nhà thơ mới

+ Tinh thần thơ mới là một vấn đề không dễ gì giải thích. Vậy mà phần viết này lại rất dễ hiểu, không những thế, còn rất hấp dẫn. Đó là nhờ cách viết và những biện pháp nghệ thuật nào của tác giả ? Hãy nêu một vài đoạn ( hoặc câu ) mà anh (chị) cho là tiêu biểu cho cách viết nghị luận văn chương ấy.





- Tổng hợp lại, anh (chị) hãy đánh giá đoạn trích về:
+ Nội dung tư tưởng: tác giả khẳng định cái gì? Ca ngợi và ủng hộ cái gì ? Cách nhìn nhận vấn đề ở đây đúng đắn, khoa học và tiến bộ như thế nào ?
+ Nghệ thuật: Có thể xem đây là mẫu mực cho thể nghị luận văn chương không ? Nó gồmnhững ưu điểm chủ yếu gì ?
b) Cách viết nghị luận văn chương của Hoài Thanh
- Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, lôgic
- Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc; cách nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng xác đáng, tinh tế.
- Cách viết có hình ảnh, dùng so sánh hay, gợi nhiều liên tưởng.
- Dùng từ chính xác, tinh tế, gợi cảm…
- Chuyển ý khéo léo, cách viết liền mạch, tạo ra sự tiếp nối liên tục, không bị ngắt quãng.
- Mạch văn trong sáng, khúc chiết với giọng điệu thiết tha, thông cảm khiến cho bài nghị luận thấm đượm tình người.
à Cách viết nghị luận văn chương rất tài hoa, tinh tế, hấp dẫn.

III- GHI NHỚ (SGK)

 III-HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
Chuẩn bị : Ôn tập tiếng Việt.


File đính kèm:

  • doc108, 109 - MOT THOPI DAI TRONG THI CA.doc