Tiết 111,112 : Đọc văn Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 111,112 : Đọc văn Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 111,112 : Đọc văn
VŨ NHƯ TÔ
 (Nguyễn Huy Tưởng)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm của kịch là thể loại VH phản ánh hiện thực trong những xung đột, thông qua hành động của n/v ( sẽ do diễn viên thể hiện trên sân khấu, không có sự dẫn truyện của tg) theo một cốt truyện thống nhất, tập trung nhưng không đơn nhất, không đơn giản mà đấy biến cố bất ngờ.
- Thấy được vở kịch VNT có 2 mthuẫn xđột cơ bản:
 + Mâu thuẫn giữa một bên là hôn quân Lê tương Dực và đám bề tôi trung thành, một bên là quần chúng nhân dân đói khổ và phe PK đối lập tập trung ở sự kiện xây dựng Cửu Trùng đài.
 + Mâu thuẫn xđột thứ hai có vẻ kém gay gắt hơn nhưng dai dẳng, nhiều lúc chìm vào chiều sâu và cuối cùng không giải quyết được, đó là mthuẫn xđột giữa người công dân và người nghệ sĩ trong tư tưởng nghệ thuật của VNT.
- thấy được VNT là một vở kịch hiện đại có chứa yếu tố bi kịch - bi kịch của một người nghệ sĩ mang trong mình khát vọng nghệ thuật lớn nhưng không thực hiện được trong hoàn cảnh thực tế mà hơn nữa còn chịu số phận bi thảm.
- Tư đó, xđịnh một qniệm nghệ thuật đúng : NT không thể đứng cao hơn cuộc sống, nghệ sĩ trước hết phải đứng về phía nhân dân chống cái xấu, cái ác đồng thời phải sáng tạo những tác phẩm phục vụ nhân dân , có chất lượng cao và giá trị lâu dài.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra vở soạn của 2HS ( có cho điểm )
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn

I- TIỂU DẪN
1) Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) là nhà văn có ý thức cao về trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với đất nước và nền nghệ thuật của nước nhà.
2) Đặc trưng của thể loại kịch
- Mâu thuẫn, xung đột
Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân loại (thiện – ác, cao cả – thấp hèn, ước mơ – hiện thực, …)
Kịch tính: những sự căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật.
- Nhân vật – hành động
- Ngôn ngữ đối thoại
3) Tóm tắt tác phẩm (SGK)
* Hướng dẫn HS đọc - kể tác phẩm.
Cho HS cảm thụ kịch và tập thoại kịch qua phân vai đọc một số lớp kịch.
* Hướng dẫn HS thảo luận, giải đáp câu hỏi trong phần Đọc-hiểu.
- Phe nổi loạn gồm có những lực lượng nào ? 

- Tại sao Kim Phượng và các cung nữ cùng chĩa mũi nhọn vào Đan Thiềm và Vũ Như Tô ? Qua thái độ của Ngô Hạch, võ sĩ của Trịnh Duy Sản – người cầm đầu cuộc nổi loạn – anh (chị) có nhận xét chung gì về giai cấp thống trị lúc đó ?
- Vì sao nhân dân ủng hộ phe của Trịnh Duy Sản ? 

- Phe nổi loạn đã có những hành động gì? 

- Những hành động nổi loạn này cho thấy mức độ mâu thuẫn xung đột giữa phe nổi loạn và phe Lê Tương Dực như thế nào?

- Anh (chị) có ý kiến gì về những hành động của phe nổi loạn ?

II- ĐỌC – HIỂU



1) Phe nổi loạn
- Phe nổi loạn gồm:
Dân chúng (“Dân gian đói kém nổi lên tứ tung”, “Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng”), thợ xây dựng Cửu Trùng Đài (“Thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch”)
Phe đối lập trong triều đình đứng đầu là Trịnh Duy Sản, sau Trịnh Duy Sản là Ngô Hạch, An Hòa Hầu.
Bản chất thối nát (bản chất chung của giai cấp thống trị)
Thấy được nguyện vọng của nhân dân àĐược ủng hộ 
- Hành động:
Giết bè lũ hôn quân Lê Tương Dực
Giết Đan Thiềm, Vũ Như Tô
Phá hủy Cửu Trùng Đài
à Mâu thuẫn gay gắt giữa tập đoàn phong kiến thối nát Lê Tương Dực với nhân dân đang bị bần cùng hóa vì sưu thuế, tạp dịch,…
à Việc nổi dậy giết Lê Tương Dực là đúng nhưng việc giết Vũ Như Tô (vì chưa hiểu, chưa thể đồng tình với VNT, người có tâm, có tài, không cố tình hại dân) là quá tay, việc phá hủy Cửu Trùng Đài (vì chưa nghĩ đến công sức của chính mình bỏ ra cho công trình NT mà có thể lưu lại cho muôn đời con cháu) là không nên.
- Anh (chị) hãy tìm những chứng cứ cho thấy Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có nhân cách, có lí tưởng nghệ thuật. 










- Vì sao phe nổi loạn, trong đó có bộ phận lớn của thợ xây Cửu Trùng Đài, muốn giết Vũ Như Tô? Qua đấy cho thấy điểm nào chưa hợp lí trong khát vọng NT của ông ?










- Từ việc phân tích trên, anh (chị) hãy rút ra bi kịch của Vũ Như Tô.
2) Bi kịch của Vũ Như Tô

+ Không phải là người ham sống sợ chết hoặc hám lợi ( Chứng cứ: lúc đầu thà chết không xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân; khi được vua thưởng vàng bạc, lụa là, VNT đem chia hết cho thợ)
+ Khát vọng xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật tuyệt mỹ, vĩnh cửu


à Có phần chính đáng, cao đẹp 



+ Muốn sống chết với Cửu Trùng Đài
 ”
Một nghệ sĩ có nhân cách, có lí tưởng nghệ thuật
+ Chém một số thợ (để duy trì quân số và kỉ luật lao động)






+ Không thấy được dân chúng đang đói khổ, bị bòn rút mồ hôi, nước mắt và xương máu để xây Cửu Trùng Đài
à Quá say sưa với công trình nghệ thuật, quên cả thực tế đời sống và lòng dân.
+ Bị giết chết (vừa là tội nhân vừa là nạn nhân)
 ”
Khát vọng NT đặt lầm chỗ, lầm thời và xa thực tế 
à Bi kịch của người nghệ sĩ không giải quyết đúng mối quan hệ giữa lí tưởng, khát vọng nghệ thuật và hiện thực xã hội, giữa người nghệ sĩ và người công dân.
III- TỔNG KẾT (SGK)

III-HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
Trả bài số 6.
Làm bài số 7 ( KT HKII )





File đính kèm:

  • doc111,112 - VU NHU TO.doc