Tiết 115 kiểm tra 1 tiết Môn: Tiếng Việt

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 115 kiểm tra 1 tiết Môn: Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: 6A: ………….
6B: ………….

Tiết 115
Kiểm tra 1 tiết
Môn: tiếng việt
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh về kiến thức đã học phần Tiếng Việt trong học kỳ II
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, trung thực trong học tập.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
2. Học sinh: Chuẩn bị ôn tập kỹ kiến thức cơ bản.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức: 	Lớp 6A:	Lớp 6B:	
2. Bài kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
A. Ma trận.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng

TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL

So sánh
1

0,25

1

0,25

1

1

3

1,5
Nhân hoá


1

0,25



1

0,25
ẩn dụ


1

0,25



1

0,25
Hoán dụ


1

0,25



1

0,25
Các thành phần chính của câu


1

0, 5
1

3


2

3,5
Câu trần thuật đơn
1

0,25





1

0,25
Câu trần thuật đơn có từ “là”


 


1

4

Tổng
2

0,5
5

4,5
2

5
11

10

B. Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời em cho là đúng.
Câu 1: Câu nào sau đây định nghĩa đúng về phép so sánh
A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng.
B. Gọi tên sự vật hiện tượng bằng sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn thể - bộ phận.
C. Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
D. Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người.
Câu 2: Trong các câu sau câu nào sử dụng phép so sánh.
A. Mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng rất lạ.
B. Mặt trời tròn hồng như lòng đỏ quả trứng gà.
C. Những con thuyền đang xuôi chầm chậm.
D. Mùa xuân hoa đào nở.
Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá.
A. Cây dừa sải tay bơi. 	B. Cỏ gà rung tai
C. Kiến hành quân đầy đường. 	D. Bố em đi cày về.
Câu 4: Hình ảnh “Mặt trời” trong câu nào sau đây được dùng theo lối ẩn dụ:
A. Mặt trời mọc ở đằng đông.	
B. Thấy anh như thấy mặt trời.
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.	
C. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ.
Mặt trời chân lý chói qua tim.
D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.
Câu 5: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không dùng phép hoán dụ.
A. Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác.
B. Miền Nam đi trước về sau.
C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ.
D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim của Bác.
Câu 6: Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C - V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
A. Đúng 	B. Sai
Câu 7: Dựa vào thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp ý B vào những chố trống dưới đây để tạo thành phép so sánh.
- Khoẻ như ……………………………………..
- Đen như ………………………………………
- Trắng như …………………………………….
- Cao như ………………………………………
Câu 8: Nối cột A với cột B sao cho đúng với cấu tạo của chủ ngữ.
A
Nối
B
a. Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam
a + ….
1. Chủ ngữ là cụm danh từ
b. Đôi càng tôi mẫm bóng
b + ….
2. Chủ ngữ là động từ


3. Chủ ngữ là danh từ
Phần II: Trắc nghiệm tự luận. (7 điểm)
Câu 1: Xác định các thành phần trong câu sau, chủ ngữ có cấu tạo như thế nào ?
a) Hôm nay Nam đi học muộn.
b) Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
c) Trong giờ kiểm tra, tôi đã cho bạn mượn bút.
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về người bạn của em, trong đoạn văn ấy có sử dụng câu trần thuật đơn có từ “là”. Nêu tác dụng của câu trần thuật đơn có từ “là” trong đoạn văn.

C. Đáp án – Biểu điểm.
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
c
b
d
c
a
A
Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
- Khoẻ như voi
- Đen như nhà cháy
- Trắng như bông
- Cao như núi
Câu 8: 
Nối a với 3	 	 với 1
Phần II: Trắc nghiệm tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
a) Hôm nay Nam đi học muộn.
TN	 C(DT) V
b) Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
 C (CDT)	V
c) Trong giờ kiểm tra, tôi đã cho bạn mượn bút.
 TN	 C(ĐT)	V
Câu 2: (4 điểm)
Câu viết đúng yêu cầu; biết vận dụng câu trần thuật đơn có từ “là” vào đoạn văn, chỉ ra được tác dụng câu trần thuật đơn có từ “là” trong đoạn văn.
VD: Nam là người bạn thân nhất của em. Bạn Nam học rất giỏi. Năm nào bạn ấy cũng là học sinh xuất sắc, là “cháu ngoan Bác Hồ”. Em rất thán phục bạn và hứa sẽ học thật giỏi.
- Nam là người bạn thân nhất của em: câu dùng để giới thiệu.
- Năm nào bạn ấy cũng là học sinh xuất sắc, là “cháu ngoan Bác Hồ”: dùng câu để miêu tả.
4. Củng cố:
- Thu bài
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh
5. Hướng dẫn học bài:
- Chuẩn bị bài: ôn tập truyện và ký.



File đính kèm:

  • docKT Van 6 tiet 115.doc
Đề thi liên quan