Tiết 1,2 : Đọc văn vào phủ Chúa Trịnh (Trích “Thượng Kinh kí sự” ) Lê Hữu Trác
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 1,2 : Đọc văn vào phủ Chúa Trịnh (Trích “Thượng Kinh kí sự” ) Lê Hữu Trác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2 : Đọc văn VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng Kinh kí sự” ) Lê Hữu Trác A-MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và thái độ của tác giả trước hiện thực . Đồng thời cũng thấy được ngòi bút kí sự chân thực và sắc sảo của LHTqua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh B-NỘI DUNG LÊN LỚP I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA - Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở soạn của 3 HS II- BÀI MỚI Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn - Cho HS đọc phần Tiểu dẫn và rút ra những ý chính. GV bổ sung. - HS nêu khái niệm về thể kí ( so với thể truyện); hoàn cảnh ra đời; giá trị TP I- TIỂU DẪN 1) Tác giả: LHT (1720-1791) - Một danh y - Một nhà văn, một nhà thơ lớn. - Một con người có nhân cách thanh cao, kiên nghị, có tấm lòng nhân ái , chân thành. 2) Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” - Thể loại: Kí sự là một thể loại kí ghi chép một câu chuyện, một sự việc có thật và tương đối hoàn chỉnh. - Hoàn cảnh ra đời: TP được viết nhân dịp tác giả được chúa Trịnh Sâm triệu về kinh chữa bệnh cho chúa và thế tử Trịnh Cán. - Giá trị cơ bản của TP: + Miêu tả cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa. + Thái độ khinh thường lợi danh của tác giả. + Bút pháp kí sự sắc sảo. *Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn thơ * Phân công HS đọc theo 4 đoạn: + Mồng một ...thuở nào +Đi được vài trăm bước... không có dịp +Đang dở câu chuyện ... đưa tôi ra “phòng chè” ngồi +Một lát sau ... thường tình như thế * Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi đọc-hiểu. ▪Yêu cầu HS nêu những chi tiết về quang cảnh nơi phủ chúa. - Cảnh bên ngoài: Mấy lần cửa , những dãy hành lang quanh co…,vườn hoa… ; điếm hậu mã…;những tòa nhà lớn lộng lẫy…; Phòng chè…;Các quan lại và người bảo vệ, phục dịch;… - Cảnh nội cung: + Trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng… + Đèn sáp lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt phấn áo đỏ,… ▪ Anh (chị) có nhận xét gì về quang cảnh nơi phủ chúa? II- ĐỌC-HIỂU 1) Đời sống nơi phủ chúa a) Quang cảnh trong phủ chúa - Cảnh bên ngoài - Cảnh nội cung àCực kì xa hoa, tráng lệ ,không đâu sánh bằng. ▪ Yêu cầu HS nêu những chi tiết về nghi thức cung cách sinh hoat nơi phủ chúa.- - Chi tiết: + Những loại quan và người phục dịch; + Tác giả phải trải qua nhiều “thủ tục” mới vào được trong cung; + Thế tử bị bệnh có đến 7,8 thầy thuốc phục dịch; chỉ là một đứa bé 5,6 tuổi nhưng trước và sau khi xem bệnh cho thế tử, tác giả-một cụ già- phải quì lạy; +Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính;… + chúa luôn có phi tần chầu chực ; không được thấy mặt chúa… ▪ Anh (chị) có nhận xét gì về nghi thức cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa? - Gv tiểu kết. ▪ Hãy cho biết cách nhìn, thái độ của LHT đối với cuộc sống nơi phủ chúa? + “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường” + Bài thơ vịnh và đb câu “Cả trời Nam sang nhất là đây” + “Mâm vàng…, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia.” + Tự gọi mình là kẻ “quê mùa” +Tg nxét: “Ở trong tối om…; Vì…ở trong chốn màn che trướng phủ…tạng phủ yếu đi. b) Những nghi thức cung cách sinh hoạt. - Chi tiết - Nx: àCung cách sinh hoạt trong phủ chúa với những nghi thức, khuôn phép, cách nói năng, người hầu hạ…cho thấy sự cao sang , quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa và sự lộng quyền của nhà chúa. * Tiểu kết : quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cho thấy quyền uy tối thượng nằm trong tay nhà chúa và cuộc sống hưởng thụ xa hoa của chúa Trịnh c) Thái độ của tác giả: ▪ Dù choáng ngợp trước cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa song tg tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây; ▪ không đồng tình với lối sống hưởng thụ xa hoa của những người nắm giữ trọng trách quốc gia. ▪ Sau khi thăm bệnh xong, tác giả đã chẩn đoán và đưa ra cách chữa bệnh ntn cho thế tử Trịnh Cán? + Chẩn đoán bệnh: Nguyên nhân: “vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi…” ▪ Nêu diễn biến suy nghĩ, tâm trạng của LHT khi kê đơn chữa bệnh cho thế tử. - Những chi tiết về việc chữa bệnh ở trên đã cho thấy tác giả là người như thế nào? 2) Vẻ đẹp vị lương y Lê Hữu Trác a) Cách chẩn đoán và chữa bệnh à Hiểu rõ căn bệnh của thế tử. Đưa ra những luận giải hợp lí. Tìm được cách chữa công hiệu. b) Diễn biến suy nghĩ, tâm trạng của LHT khi kê đơn chữa bệnh cho thế tử : đấu tranh trong suy nghĩ: Chữa có hiệu quả ngay >< Chữa bệnh cầm chừng Sợ “bị danh lợi ràng >< Trái y đức, trái lương buộc không làm sao tâm phụ lòng của ông cha về núi được nữa . à Cuối cùng, lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng. Tác giả thẳng thắn đưa ra và bảo vệ ý kiến của mình. * Vẻ đẹp vị lương y Lê Hữu Trác - Một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm; - Một thầy thuốc có lương tâm và đức độ; - Một con người khinh thường lợi danh, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà. - Theo anh (chị), bút pháp kí sự của tác giả đặc sắc ntn? Phân tích những nét đặc sắc đó. 3) Những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự : a) Ghi chép hiện thực chân thực và sắc sảo: - Quan sát tỉ mỉ, tinh tế, ghi chép trung thực; - Tả cảnh sinh động; - Kể diễn tiến sự việc khéo léo lôi cuốn sự chú ý của người đọc; - Không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc, … b) Ghi lại những cảm nghĩ chân thực của tác giả trước sự việc. III.TỔNG KẾT(GHI NHỚ) III-HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI: Chuẩn bị : Viết đoạn văn: Chọn một số chi tiết mà anh (chị) cho là “đắt” trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” và cho biết ý nghĩa, tác dụng của nó trong việc làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. Bài viết số 1 - NLXH
File đính kèm:
- 001,2- VAO PHU CHUA TRINH .doc