Tiết 129 – kiểm tra văn 9 (phần thơ)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 129 – kiểm tra văn 9 (phần thơ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ..............................................
Lớp: 9
Tiết 129 – Kiểm tra văn 9 (Phần thơ)
Thời gian: 45 phút

Đề 1:

Câu 1(7 điểm): Chân phải bước tới cha

1. Hãy chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ (theo văn bản sách Ngữ Văn 9 tập 2 – NXB Giáo dục) và cho biết đoạn thơ đó thuộc tác phẩm nào, tác giả là ai?
2. Giới thiệu về tác giả bài thơ trên.
3. Viết đoạn văn theo kiểu tổng-phân-hợp từ 10 đến 12 câu trình bày cảm nhận của em về lời người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng.

Câu 2 (3 điểm): Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa của hai câu thơ cuối trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: 
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
 (Sang thu – Hữu Thỉnh)








Họ và tên: ..............................................
Lớp: 9
Tiết 129 – Kiểm tra văn 9 (Phần thơ)
Thời gian: 45 phút

Đề 2:

Câu 1(7 điểm): 
 Người đồng mình thương lắm con ơi
 Cao đo nỗi buồn
 Xa nuôi chí lớn
1. Hãy chép chính xác 14 câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ (theo văn bản sách Ngữ Văn 9 tập 2 – NXB Giáo dục) và cho biết đoạn thơ đó thuộc tác phẩm nào, tác giả là ai?
2. Nội dung chủ đạo của đoạn thơ trên là gì? cách thể hiện nội dung đó có gì độc đáo?
3. Viết đoạn văn theo kiểu tổng-phân-hợp từ 10 đến 12 câu trình bày cảm nhận của em về phẩm chất của “người đồng mình”.

Câu 2 (3 điểm): Viết đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh thơ:
“Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu”
 (Sang thu – Hữu Thỉnh)

đáp án – biểu điểm tiết 129 – kiểm tra văn (phần thơ)
Đề 1:
Câu 1 (7 điểm)
1. Chép chính xác 14 câu thơ tiếp theo (không cần đủ dấu chấm, dấu phẩy) cho 1 điểm. Sai mỗi lỗi chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm cho đến hết.
Trả lời đúng đoạn thơ thuộc bài thơ Nói với con cho 0,25 điểm.
Trả lời đúng tác giả : Y Phương cho 0,25 điểm.
2.Giới thiệu được những nét chính về tác giả cho 1,5 điểm.
- Tên thật là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày.
- Sinh năm 1948, quê Trùng Khánh, Cao Bằng.
- Nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hoá - thông tin tỉnh Cao Bằng.
- Từ năm 1993, ông là chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Cao bằng.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- Tác phẩm chính: Người núi Hoa (1982); Tiếng hát tháng Giêng (1986); Lửa hồng một góc(1987); Lời chúc (19910; Đàn then(1996). (Học sinh chỉ cần giới thiệu được 3 tác phẩm chính)
3. Viết đoạn văn (4 điểm):
Yêu cầu:
* Hình thức: Đoạn văn tổng-phân-hợp từ 10 đến 12 câu, nêu cảm nhận của mình.
- Diễn đạt lưu loát, biểu cảm, mắc một, hai lỗi nhỏ về chính tả, từ ngữ.
- Biết đưa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.
* Nội dung: Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng.
- Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
- Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. 
Câu 2 (3 điểm): Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ cuối:
* Hình thức: Đoạn văn 
- Diễn đạt lưu loát, biểu cảm, mắc một, hai lỗi nhỏ về chính tả, từ ngữ.
* Nội dung:
Hai câu thơ cuối miêu tả thời tiết lúc sang thu đầy suy tư và giàu sức gợi. Hai câu thơ có nhiều cách hiểu:
Tả thực: Sang thu, sấm thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động hàng cây đã bao mùa thay lá.
Nghệ thuật nhân hoá: bất ngờ, đứng tuổi chỉ trạng thái của con người.
Hình ảnh ẩn dụ, sấm là những biến cố bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi là hình ảnh con người đã trải qua biến cố thử thách. Khi con người trải nghiệm nhiều sẽ trở nên hiểu mình, hiểu người, hiểu đời hơn. Con người sẽ bình tĩnh đón nhận mọi biến cố trong cuộc đời.
Đất trời sang thu khiến lòng người bâng khuâng, xúc cảm, gợi bao suy nghĩ về đời người sang thu.
(Học sinh có thể hiểu thêm theo lời tự bạch của Hữu Thỉnh về hai hình ảnh này)

Đề 2
Câu 1 (7 điểm)
1. Chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo (không cần đủ dấu chấm, dấu phẩy) cho 1 điểm. Sai mỗi lỗi chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm cho đến hết.
Trả lời đúng đoạn thơ thuộc bài thơ Nói với con cho 0,25 điểm.
Trả lời đúng tác giả : Y Phương cho 0,25 điểm.
2. Nội dung chủ đạo (0,75 điểm) : 
- Thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình.
- Mong ước của người cha qua lời tâm tình với con: người cha muốn truyền cho con lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.
* Cách thể hiện nội dung rất độc đáo (0,75 điểm): Lối nói giàu hình ảnh, tư duy cụ thể của người miền núi.
- Điệp ngữ, cấu trúc câu; nghệ thuật so sánh, dùng từ tương phản, tục ngữ.
3. Viết đoạn văn (4 điểm):
Yêu cầu:
* Hình thức: Đoạn văn tổng-phân-hợp từ 10 đến 12 câu, nêu cảm nhận của mình.
- Diễn đạt lưu loát, biểu cảm, mắc một, hai lỗi nhỏ về chính tả, từ ngữ.
- Biết đưa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.
* Nội dung: Người đồng mình- người miền núi có những phẩm chất đặc trưng cao đẹp.
- Người đồng mình sống vất vả trên núi rừng nhưng vô cùng mạnh mẽ.
- Người đồng mình là những con người kiên trì thuỷ chung bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu quê hương còn cực nhọc, đói nghèo.
- Người đồng mình chân chất hiền lành mà có tâm hồn khoáng đạt
- Người đồng mình chân thật, mộc mạc giàu ý chí và niềm tin không hề nhỏ bé về tâm hồn, sẵn sàng đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thác của cuộc sống để xây dựng quê hương.
Người miền núi lao động cần cù và giàu sức sáng tạo với khát vọng sống tự lập.
Câu 2 (3 điểm): 
* Hình thức: Đoạn văn 
- Diễn đạt lưu loát, biểu cảm, mắc một, hai lỗi nhỏ về chính tả, từ ngữ.
* Nội dung: Sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu trong khoảnh khắc giao mùa được tô đậm bằng hình ảnh thơ độc đáo.
- Hình ảnh đám mây “Vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hoá gợi hình dung:
+ Mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời.
+ Ranh giới vô hình nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.
-> Cảm nhận vừa tinh tế vừa khác lạ. Hình ảnh thơ đẹp về mặt tạo hình. Thể hiện cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên.
(Học sinh có thể hiểu thêm theo lời tự bạch của Hữu Thỉnh về hình ảnh này)

File đính kèm:

  • docKT 129.doc
Đề thi liên quan