Tiết 13,14 :Đọc văn Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ )

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 13,14 :Đọc văn Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13,14 :Đọc văn
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
 ( Nguyễn Công Trứ )

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp HS
- Hiểu được phong cách sống của NCT với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực. 
- Hiểu đúng nghĩa khái niệm ngất ngưởng để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại.
- Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ DT bắt đầu phổ biến rộng rãi từ TK XIX.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
- Kiểm tra bài cũ: 
1) Phân tích hình tượng bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú trong bài “Thương vợ”
2) Đọc thuộc lòng một trong hai bài thơ: Khóc Dương Khuê, Vịnh khoa thi hương
- Kiểm tra vở soạn 2 HS
II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Goị 1 HS đọc phần Tiểu dẫn.
- Dựa vào những sự kiện chính trong cuộc đời NCT, anh (chị) hãy nêu nhận xét về con người và cuộc đời ông.
 Bổ sung:
+ Thích tham gia hát ca trù. Ông vừa say mê thực hiện lý tưởng trung quân ái quốc, vừa có quan điểm sống hưởng lạc
Ông có tài năng kiêm cả văn lẫn võ, thậm chí khi được giao nhiệm vụ Doanh điền sứ khai khẩn đất hoang ở hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải ông tỏ ra rất có tài về kinh tế, đến nỗi có một cuốn “ Danh nhân lịch sử ” đã xếp ông vào mục danh nhân kinh tế .
 NCT nổi tiếng l người có chí làm trai hào hùng, lập nhiều công tích lớn, nhưng đồng thời ông cũng nổi tiếng về lối sống hưởng lạc. Có một giai thoại kể rằng : vào năm 70 tuổi, cụ thượng Trứ của chúng ta vẫn cưới một cô hầu non 20 tuổi. Thế nên có lần nàng ta băn khoăn về tuổi của đức lang quân , NCT đã làm một bài thơ có ý rằng : “ Nàng đã hỏi thì ta xin nói / Năm mươi năm trước ta hai mươi ” 
“ Văn tức là người ”, tư tưởng, cá tính và phong cách sống của NCTđã in đậm trong thơ văn ông 
I- TIỂU DẪN
Tác giả: NCT(1778-1858 )

- Là người có tài năng trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự.
- Là người thẳng thắn nên đường làm quan không suôn sẻ. 
- Ông vừa say mê thực hiện lý tưởng trung quân ái quốc, vừa có quan điểm sống hưởng lạc 
- Cùng với Cao Bá Quát, NCT có công lớn trong việc hoàn thiện thể hát nói (ca trù). 






* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ 
* Hướng dẫn HS thảo luận theo các câu hỏi.
- Trong bài ca có mấy lần từ ngất ngưởng được sử dụng? Xác định nghĩa của từ ngất ngưởng qua các văn cảnh sử dụng đó? 
(5 lần. Không phải đến lúc về hưu…) 
- “ BCNN” được sáng tác vào thời điểm nào ? 
 (Viết sau khi NCT đã nghỉ hưu , do vậy bài thơ còn có tính chất như một bản tự tổng kết , tự đánh giá cuộc đời của nhà thơ ). Dựa vào sự kiện đó, dựa vào nội dung, có thể chia bài thơ thành mấy đoạn?
(6 câu đầu : Nhìn lại quãng đời làm quan ; 10 câu giữa : Quãng đời hưu quan hiện tại; 3 câu cuối: tổng kết, đánh giá cuộc đời mình) 
- Bài thơ mở đầu bằng một câu thơ chữ Hán trang trọng: “ Vũ trụ nội / mạc phi phận sự ” có nghĩa là : Mọi việc trong trời đất , chẳng việc nào không phải là phận sự của ta . Câu thơ này giúp ta hiểu điều gì về quan niệm sống của NCT ? (Lưu ý thêm câu Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.)
- Cụm từ “đã vào lồng” ở câu 2 chứng tỏ NCT biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do. Anh (chị) hãy giải thích vì sao biết như vậy nhưng NCT vẫn ra làm quan? 
 (NCT đã nhiều lần nhắc đến quan niệm sống này trong những bài thơ khác nhau : “Chí những toan xẻ núi lấp sông / Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”
Hay “Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông ” . Ở câu thơ này , một lần nữa ta lại bắt gặp quan niệm sống cao đẹp đó . Sống luôn nghĩ đến chức phận , trách nhiệm của mình , ý thức về bổn phận kẻ sĩ) 
NCT thích sống tự do, phóng túng “Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt…”Vì lí tưởng làm trai…Vì ý thức bổn phận kẻ sĩ, NCT đa hi sinh thú vui riêng, tự nguyện nhập cuộc vào chốn quan trường để có cơ hội cống hiến hết mình cho đời.
Một loạt sự kiện trong quãng đời làm quan của NCT ở 4 câu tiếp theo đã chứng minh cho thái độ nhập cuộc tích cực và mạnh mẽ đó)
- NCT đã nhắc đến những sự kiện nào trong quãng đời làm quan? 
 (“Khi thủ khoa” là lúc NCT đỗ đầu kì thi hương . Đối với NCT , đó không chỉ là sự khẳng định tài năng mà còn là sự khẳng định ý chí, sự kiên trì. Các sự kiện còn lại thì lúc là quan văn, lúc là quan võ, lúc xông pha chiến trường … Nói tóm lại đây là những lúc đắc chí trong cuộc đời ông. Và ta thấy ẩn sau những câu thơ là một niềm tự hào . Một niềm tự hào chính đáng của một con người có nhiều đóng góp cho đất nước. )
- Nhìn lại toàn bộ đoạn thơ đầu, đặc biệt là câu “Gồm thao lược…”, anh (chị) thử suy nghĩ xem cơ sở nào đã tạo nên lối sống ngng ở NCT?
(NCT dám sống ngất ngưởng vì ông là người có tài năng, có nhiều đóng góp cho đời. Câu thơ này đã bộc lộ rõ quan điểm của NCT về mqh giữa tài năng của con người với phong cách sống ngất ngưởng. Hay nói cách khác là cơ sở để tạo nên thái độ ngng là tài năng, là sự nghiệp để lại cho đời.)
Đến đây ta hãy nhìn lại toàn bộ 6 câu thơ đầu. Một ý thức về bổn phận kẻ sĩ ; một cách tự gọi mình một cách kính trọng là “ông Hy Văn” ; một niềm tự hào về những đóng góp cho đời … chứng tỏ NCT ý thức rõ về tài năng xuất chúng , về phẩm chất của mình . Chính ý thức cá nhân này là cơ sở tạo nên thái độ ngất ngưởng, tạo nên một “ tay ngất ngưởng ” ở chốn quan trường .

II- ĐỌC - HIỂU


Ngất ngưởng 1 tư thế không vững 
 vàng ở trên cao
 2 phong cách sống, lối 
 sống khác người






1) Cuộc đời làm quan ngất ngưởng 
- Câu 1: Vũ trụ nội / mạc phi phận sự: 
→ Ý thức về bổn phận kẻ sĩ, tự nhận trách nhiệm với đời – Qniệm sống tích cực. 

- Câu 2 : “Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng”
àThái độ nhập thế tích cực để có cơ hội thực hiện lí tưởng trung quân ái quốc. 


 






- Câu 3 đến câu 6 :Nhắc lại những thời điểm đắc chí trong cuộc đời làm quan 
*NT: cách ngắt nhịp linh hoạt, điệp từ" thái độ sảng khoái ,tự hào.















àĐoạn thơ thể hiện thái độ ngất ngưởng trên cơ sở ý thức về tài năng cá nhân, về những đóng góp cho đời 
 
*GV :Đó là quãng đời làm quan . Bây giờ , ta hãy xem thử ông đã sống những ngày hưu quan của mình ntn.
- Hai câu 7,8 nhắc đến sự kiện gì trong cuộc đời NCT?Sự kiện này có quan trọng không ?
 (Sự kiện NCT cởi mũ áo nghỉ quan . Đối với một ông quan to như NCT , đây là dịp triều đình thể hiện sự trọng vọng bằng tiệc tiễn , thơ tặng , bằng phẩm vật vua ban . Thế nhưng ở đây NCT chỉ nói tới chi tiết “ Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng ” , ngày về hưu ông ngất ngưởng cưỡi trên lưng con bò vàng . Theo các em bằng việc làm ngược đời này NCT muốn tỏ thái độ gì ?
(Liên hệ: “Xuống ngựa lên xe …”)
- Lối sống ngất ngưởng càng thể hiện rõ hơn trong những ngày ông nghỉ hưu . Tám câu thơ tiếp theo ( từ câu 9 đến câu 16 ) cho ta biết trong những ngày hưu quan , NCT có những thú vui nào ? (Ngao du sơn thuỷ, viếng cảnh chùa ; Uống rượu , nghe hát ả đào …)
- Hãy xem thử trong những việc làm của ông có gì khác người, khác đời. Chẳng hạn như, mục đích viếng chùa, cũng như phái đoàn lên chùa của ông có gì đặc biệt ? Hay việc uống rượu, nghe hát ả đào thì có gì lạ ?
 (Thông thường người ta đi chùa là để kính Phật hoặc để tìm sự giác ngộ. Nói như Chu Mạnh Trinh là :
“Lạ cho vừa bén mùi thiền / Mà trăm não với ngàn phiền sạch không”. Nhưng còn NCT đến chùa là để thăm thú cảnh đẹp, để vui chơi ; Hơn nữa, chùa là chốn thâm nghiêm, vậy mà ông còn mang theo cả giai nhân. Ong ngất ngưởng đến nỗi Bụt cũng phải nực cười ; Theo quan niệm thời ông, say mê cầm ca, tửu sắc là tục. Nhưng với NCT, ông không vướng tục)
- Qua những việc làm khác người này của NCT , Theo em những nhận xét nào sau đây nói đúng về quan niệm sống của NCT ? 
+ Sống theo ý thích của mình
+ Sống bản lĩnh, dám bày tỏ con người thực của mình, suy nghĩ thực của mình.
+ Sống không quan tâm đến sự khen chê của người đời.
 (Ong sống theo ý thích của mình , dù có khác người , trái đời cũng bất chấp thế luận . Ong dám sống như vậy vì ông đã vượt lên trên những ràng buộc tinh thần : “ Được mất dương dương người tái thượng / Khen chê phơi phới ngọn Đông phong ”. Chuyện được mất , khen chê ở đời đối với NCT là vô nghĩa , không đáng phải lưu tâm, để ý.)
2) Ngất ngưởng trong quãng đời hưu quan hiện tại 
- Câu 7,8 : 
Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng 



àViệc làm khác người thể hiện sự giễu cợt, ngất ngưởng, coi thường cả thế gian kinh kì.
 






- Từ câu 9 đến câu 16: những thú vui 
+ Viếng cảnh chùa
Tay kiếm cung>< dạng từ bi
 Gót tiên>< một đôi dì
+ Say mê ca tửu
Khi ca, khi tửu,…>< không vướng tục
* Cách nói đối lập" nêu bật cách sống, thái độ sống khác người 

àĐoạn thơ thể hiện cách sống theo ý thích của mình, dám bày tỏ con người thực của mình, suy nghĩ thực của mình, dù có khác người, trái đời " một bản lĩnh sống vững vàng
- Viết sau khi NCT đã nghỉ hưu , do vậy bài thơ còn có tính chất như một bản tự tổng kết , đánh giá cuộc đời ông. Trong 3 câu thơ cuối, ông đã tự đánh giá chính mình ntn?
 (Trong 3 câu thơ , NCT đưa ra 3 điều : Tự xếp mình ngang hàng với các danh tướng ; Tự thấy mình vẹn nghĩa vua tôi ; Khẳng định phong cách sống ngất ngưởng . Tương ứng với 3 điều trên là 3 niềm tự hào của NCT về cuộc đời mình : Tự hào về tài năng ; Tự hào về khí tiết , đạo lý ; Tự hào vì vẫn giữ được cá tính, sự phóng túng của mình ). 
- Vì sao giữ được cá tính NCTlại tự hào? 
(Muốn hiểu được điều này các em phải đặt vào hoàn cảnh xã hội PK đương thời. Xã hội PK với vô số những qui định, luật định ràng buộc con người, không chấp nhận ý thức cá nhân, không chấp nhận cá tính. Thế mà, sống trong một xã hội như thế, NCT bên cạnh việc đã thực hiện được chí làm trai của mình, ông vẫn giữ được cá tính phóng túng, ngất ngưởng. Thật đáng tự hào!) 

3) 3 câu cuối: Tự đánh giá về mình
- Ba điều:
 + Xếp mình ngang hàng với các danh tướng.
 + Vẹn nghĩa vua tôi.
 + Khẳng định phong cách sống ngất ngưởng.
- Ba niềm tự hào:
 + Tự hào về tài năng
 + Tự hào về khí tiết, đạo lí, nhân cách con người.
 + Tự hào vì bản lĩnh sống của mình.

* Hướng dẫn HS tổng kết:
- Trong bài thơ này , nếu kể cả nhan đề , từ “ ngất ngưởng ” xuất hiện cả thảy 5 lần . Sau khi đã tìm hiểu bài thơ, anh (chị) hiểu từ ngất ngưởng ở đây có ý nghĩa gì ? 
 - Tiếp tục, chúng ta tìm hiểu về mặt thể loại . Anh (chị) đã bao giờ nghe hát nói chưa ? 
 (Một điệu hát nói có hai phần : phần nhạc và phần lời . Phần lời được viết theo một hình thức thơ riêng . Thể thơ hát nói phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XIX.) Cho HS nghe một đoạn hát nói do nghệ nhân minh họa
- Chỉ ra những nét tự do của thể hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.
(So với các thể thơ Đường luật, thể hát nói đa dạng về vần điệu, thanh điệu; phóng khoáng về câu chữ, niêm luật. Vì thế các bậc tài tử có tư tưởng tự do, phóng khoáng thích sử dụng thể ca trù để diễn tả tình cảm của mình. Có thể nói, người sử dụng thể ca trù thành công nhất là NCT.)
(NCT là người đầu tiên có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.
VD: Chí nam nhi (Liên hệ: “Hương sơn phong cảnh ca”)
III- TỔNG KẾT
1) Quan niệm sống “ngất ngưởng”
- Ngất ngưởng chính là sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn mẫu hành vi “khắc kỉ phục lễ” của nhà nho để hình thành một lối sống thực hơn, dám là chính mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân.
- Phải có thực tài, phải có thực danh, phải có cá tính mạnh mẽ thì mới có thể là tay ngất ngưởng,“ông ngất ngưởng” được.
2) Hát nói là thể loại tổng hợp giữa ca, nhạc và thơ, có tính chất tự do phóng khoáng, thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân, phù hợp với qniệm mới mẻ về phong cách sống.

III- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ:
- Viết đoạn văn: Sau khi học “Bài ca ngất ngưởng”, anh (chị) có suy nghĩ gì về cách sống của mình từ trước đến nay ?
- Soạn bài: “Sa hành đoản ca”

File đính kèm:

  • doc013,14-BAI CA NGAT NGUONG.doc