TIẾT: 14+15 Uylitxơ trở về (Trích Ôđixê - Sử thi Hy Lạp)

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu TIẾT: 14+15 Uylitxơ trở về (Trích Ôđixê - Sử thi Hy Lạp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:

 
TIẾT: 14+15 Uylitxơ trở về
(Trích Ôđixê - sử thi Hy Lạp)
A. Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh: 
- Nắm được vài nét về tác giả Hômerơ tác phẩm Ôđixê
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hy Lạp qua cảnh Uylitxơ trở về. 
- Tìm hiểu NT mô tả tâm lý, xây dựng tình huống mang kịch tính, NT kể chuyện. 
- Rèn kĩ năng đọc hiểu một trích đoạn sử thi 
B. Phương pháp, phương tiện :
- Phương pháp: Phát vấn, thảo luận nêu vấn đề trên cơ sở vận dụng tích cực khả năng tự học của học sinh.
- Phương tiện: GV: SGK, GSV + tài liệu 
	 HS: SGK, SBT + soạn bài chu đáo
C. Nội dung lên lớp: 
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
D. Bài mới 
 1 . Lơì giới thiẹu

GV giới thiệu 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả Hômerơ 
- Con nhà nghèo sinh ra trên dòng sông MêLet vào khoảng thế kỷ IX - XIII triứơc CN 
- Người nghệ sĩ mù và thông thái “Cha đẻ của tơ ca Hy Lạp” 
- Nghệ sĩ có công sưu tầm hiệu đính các tác phẩm VHDG 
- Tác phẩm của ông - những bộ bách khoa toàn thư của thời cổ đại ( Những gì có trên đời đều có trong 2 bộ sử thi này. )
CH: Tác phẩm Ôđixê có nguồn gốc từ đâu ? 



Gọi học sinh tóm tắt SGK trang/47 
Nêu nội dung tư tưởng của tác phẩm Ôđixê ? 
* Viết vào thời kỳ người Hy Lạp chuẩn bị mở rộng hoạt động ra biển 
* Ôđixê mang dấu ấn của thời đại xã hội loài người bước vào cuộc sống gia đình 










Nêu vị trí đoạn trích ?
Trước đoạn trích có sự kiện gì ? 
* Trước đó P bày ra cuộc thi bắn cung để khước từ bọn cầu hôn. U đã chiến thắng trừng trị bọn cầu hôn và những gia nhân phản bôi. 
Gọi học sinh đọc văn bản.
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn 
- Tóm tắt thật ngắn gọn từ 5-7 dòng 
Qua phần tóm tắt, em thấy đoạn trích này ở vị trí nào trong tác phẩm?

-





2. Tác phẩm Ôđixê 
a. Nguồn gốc đề tài: 
- Bắt nguồn từ cuộc chiến tranh thành Tơroa 
Tác phẩm gồm 12110 câu thơ chia thành 24 khúc ca kể về cuộc phiêu lưu rong rã 10 năm trên biển của Uylixơ và sự trở về, gặp gỡ, báo thù …của chàng.
b. Tóm tắt SGK
c. Nội dung tư tưởng - Chinh phục TN, ca ngợi con người khôn ngoan, thông minh, mưu trí, sáng suốt, Uylitxơ là sự lý tưởng hoá sức mạnh và trí tuệ của Hy Lạp. 
- Tác phẩm ca ngợi tình yêu, tình cảm quê hương cội nguồn, các quan hệ gia đình. P và U là mẫu hình mẫu mực về tình yêu và lòng chung thuỷ. 

=>( Khác với Iliat , kết thúc bản trường ca là cảnh tượng đau buồn, tang thương, chia lìa. Ôđixê kết thúc trong niềm vui sum họp gia đình hạnh phúc. Giá trị nhân đạo của tác phẩm được bộc lộ rõ ràng: Dù gian khổ khó khăn đến mấy, con người với dũng khí, trí tuệ, nghị lực của mình sẽ vượt qua tất cả và đạt được hạnh phúc.)

II. Văn bản đoạn trích “Uylitxơ trở về” 
1. Vị trí 
- Khúc ca XXIII - cuốn sử thi Ôđixê
Trước đoạn trích : Uylixơ vờ làm hành khất vào nhà mình kể cho Pênêlốp nghe những chuyện về vợ chồng mà anh biết.P tổ chức thi bắn cung mà Uylixow để lại. Chàng và con trai lập mưu giết chết 108vị vương tôn công tử vàđám gia nhân phản bội.
-Tiếp là đoạn trích này.
2. Đọc, tóm tắt 
- P nghi ngờ, không biết người đàn ông trở về có phải là U hay không.
- Mặc cho nhũ mẫu ơriclê và người con trai khuyên nhủ, trách cứ P vẫn hoài nghi không nhận chồng.
- P dùng bí mật chiếc giường cưới để thử thách 
- U vượt qua thử thách, gia đình đoàn tụ, vui vẻ, hạnh phúc
- Văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? Nêu nội dung mỗi đoạn ? 




- Nêu đại ý đoạn trích ? 



Dựa vào đại ý ta thấy văn bản có mấy nội dung?



Pênêlốp đang trong hoàn cảnh nào?

? Điều này chứng tỏ được điều gì ở P?
( Sống trong xh người đàn ông được đề cao hơn người phụ nữ , lại bị cầu hôn như thế cho nên tính cách của P dã được thể hiện rất rõ: Thận trọng, đề phòng, dè dặt.Nàng học được cách ứng sử khôn ngoan, khéo léo, lịch lãm, có khi lạnh lùng, nhẫn tâm- Thứ tính cách của người sống lâu nẳm trong sự vây bọc của kẻ thù.
? Khi nhũ mẫu báo tin , P có tâm trạng ntn?
? Tại sao lại không tin?

?Nhũ mẫu đã nói gì với P ?

?Thái độ của P ?tr 49
? Khi xuống nhà P đã thể hiện thái độ, tâm trạng của mình ntn?

ở khúc ca 19, khi U trở về dưới dạng người ăn mày, kể cho P nghe câu chuyện của chính chàng thì P chăm chú nghe,khẩn khoản muốn biết chi tiết hơn nữa.nàng xúc động và thưởng cho người ăn mày: nhũ mẫu rửa chân.Khi nhũ mẫu báo tin thì tràn ngập vui sướng, nửa tin nửa ngờ nhưng vẫn giấu vẻ vui mừng đó” Già ơi già hãy khoan hí hửng…./48
-Giữa lúc ấy , Têlêmác đã thể hiện thái đọ như thế nào?
? Trước lời trách của con P đã có thái độ ntn?





3. Bố cục: ba đoạn 
- Đoạn 1: “Từ đầu …..người giết chúng” lời thuyết phục của nhũ mẫu. 
- Đoạn 2: Tiếp theo…..kém ga dạ”: Lời thuyết phục của con trai. 
- Đoạn 3: Còn lại: Cuộc đấu trí giữa U và P. 
4. Đại ý: 
Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng và cuộc đấu trí giữa U và P, qua đó ca ngợi sự thông minh trí tuệ, tình yêu lòng thuỷ chung son sắc trong tình cảm vợ chồng 
III Đọc- hiểu nội dung văn bản
-> Có 2 nội dung lớn: 
+Tâm trạng của Pênêlốp qua sự tác động của nhũ mẫu và con trai.
+ Cuộc đấu trí qua thử thách để gia đình đoàn tụ.
1- Tâm trạng của Pênêlốp
-Vò võ chờ chồng suốt 20 năm, nuôi con một mình, chống lại sự cầu hôn của 108 kẻ cầu hôn.
-P là người vợ thuỷ chung, người mẹ nhân hậu, kiên nhẫn.







* Tâm trạng
-/Không tin, phân vân, nói:Nếu U về thì tôi rất vui mừng, sung sướng.Người giết bọn cầu hôn là 1 vị thần
->P sợ có kẻ mạo danh.

- Nhận ra đặc điểm xưa của U là vết sẹo ở chân.Thề độcvới P /tr 48
-/Thận trọng, trấn an nhũ mẫu cũng là trấn an mình.
- Sau 20 năm xa cách: Không biết đứng gần hay xa
 Ngồi lặng thinh, lòng sửng sốt
 Nhìn đăm đăm, lúc giả không nhìn
+Trong thâm tâm : ngờ ngợ
+Bền ngoài: lạnh băng.( Không phải tình cảm nguội lạnh, mà là vì cuộc đời đã dạy cho nàng bài học cảnh giác)
+Thực tâm nàng vẫn yêu chồng, chờ từng dây từng phút
=> Lúng túng trong cách cư xử




-Têlêmác trách mẹ gay gắt:Tàn nhẫn,độc ác

-P vẫn thận trọng, giải thích cho con hiểu. Còn với chồng P nói năng từ tốn, một mặt để chồng không giận ví sự băng giá,lạnh lùng của mình, một mặt P muốn kéo dài thời gian đẻ U hiểu được háêt tình thế khó sử mà nàng đang phải chịu đựng” Khốn khổ !...tr 50”
=> P là người thông minh trí tuệ, tỉnh táo , thuỷ chung nên đã khẩng định” Nếu đúng sẽ nhận ra nhau.”
Ai là người đưa ra thử thách ? 
Có thể nói điều kiện thử thách của P vô cùng thông minh ? Vì sao ? 




- Thái độ của U khi trở về quê hương là gì ? Trước loài nói của P với con trai ra sao 


- U đã nói gì với con trai của mình ? Em có suy nghĩ gì về câu nói đó ? 
- Em hiểu như thế nào về tâm trạng U 
(U đánh lạc hướng để người ngoài lầm tưởng) 
- U đã chấp nhận thử thách với thái độ như thế nào ? Chàng đã hành động ra sao ? 

- U đã miêu tả chiếc giường như thế nào ? Tìm chi tiết thể hiện điều đó 



- Sau lời miêu tả của U về chiếc giường tâm trạng của P như thế nào ?
- Để thể hiện tâm trạng đó, tác giả đã làm rõ qua biện pháp NT nào ?





- Hãy nêu suy nghĩ, nhận xét của em qua cuộc thử thách này ?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK 
một trích đoạn sử thi 

2. Thử thách và sum họp 
- P đưa ra điều kiện thử thách rất khéo léo và thông minh ( Căng thẳng được mở nút)
+ Không nói trực tiếp với U mà thông qua đối thoại với con trai, để liên tưởng tới điều bí mật “chiếc giường cưới” 
+ Sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra khỏi gian phòng 

- Thái độ U: im lặng, bình tĩnh và kiên trì chờ đợi 
+ Khi nghe P nói với con trai: U chỉ mỉm cười đồng tình, tán thưởng, tự tin nắm chắc phần thắng 
+ U nói với con trai nhưng chính là nói với P 
-> U không nôn nóng, không vội vàng hấp tấp. Chàng kìm nén tình cảm cháy bỏng đang trào dâng trong lòng để có một thái độ bình tĩnh, tự tin. U một người anh hùng đầy chất trí tuệ, thông minh và khôn khéo. 



+ Hành động: Chàng sai nhũ mẫu kê 1 chiếc giường, khéo léo nhắc đến điều bí mật kỉ vật riêng liên quan đến ngày cưới. 
+ U miêu tả tỉ mỉ, chi tiết chiếc giường, lộc lộ 1 trí nhớ tuyệt vời, tình yêu, thương nhớ sâu sắc về kỉ niệm của cuộc sống vợ chồng. Tình cảm ấy không hề phai mờ dù đã cách xa 20 năm trời với bao biến động lớn. 
-> U đã giải mã được điều bí mật mà P đưa ra
- Tâm trạng của P và U trong cảnh sum họp. 
+ P “Chạy lại nước mắt chan hoà…” vui sướng tột độ, hạnh phúc ngập tràn
* NT so sánh mở rộng - Như nỗi khát khao của người đi biển đắm thuyền mà nhìn thấy đất liền giống như nỗi khát khao cháy bỏng, niềm vui sướng vô bờ của P khi gặp lại chồng. 
+ U…” ôm lấy người vợ xiết bao thân yêu…khóc dầm dề”
-> Giọt nước mắt sum họp trong niềm vui và hạnh phúc 
-> P dùng sự khôn khéo, thông minh để xác nhận sự thật. U bằng trí tuệ tuyệt vời đã đáp ứng được điều thử thách. Sự gặp gỡ của hai tâm hồn, hai trí tuệ 
U và P luôn là mẫu hình lí tưởng về sự thông minh, về tình yêu và lòng thuỷ chung son sắc. 
III. Ghi nhớ: SGK 

File đính kèm:

  • docngu van 10 theo tiet.doc