Tiết 15 : Đọc văn Sa hành đoản ca ( Bài hát ngắn đi trên bãi cát) Cao Bá Quát

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 15 : Đọc văn Sa hành đoản ca ( Bài hát ngắn đi trên bãi cát) Cao Bá Quát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15 : Đọc văn
SA HÀNH ĐOẢN CA
( Bài hát ngắn đi trên bãi cát)
 Cao Bá Quát
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, Cao Bá Quát tuy vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ, trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lý giải hành động khởi nghĩa của ông năm 1854.
 - Hiểu được mối qhệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh,…Các yếu ltố hình thức này có đặc điểm riêng phục vụ cho việc chuyển tải nội dung .
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ:+ Đ TL bài thơ Bài ca ngất ngưởng
 + Lối sống ngất ngưởng được NCT thể hiện trong bài thơ ntn?
 + Nhận xét nét đặc sắc về NTcủa bài thơ. 
II- BÀI MỚI
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn
- HS đọc TD gạch chân các ý chính
- GV khuyến khích HS phát biểu thêm những hiểu biết về cuộc đời và sáng tác của nhà thơ 
- GV gợi ý về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ : đậu Cử nhân 1831 tại HNội, CBQ nhiều lần vào Huế thi Hội , hành trình qua các tỉnh miền trung có nhiều bãi cát mênh mông đã sớm đi vào thơ ca 
( vd : Tr. Kiều “Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ , bụi hồng dặm kia”; Mẹ Suốt “ Lặng nghe Mẹ kể ngày xưa , Chang chang cồn cát nắng trưa Q.Bình”…)
" hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát dài, sóng biển, núi …là những cảnh quan có thực đã gợi ý sáng tác cho nhà thơ
I- TIỂU DẪN
1) Tác giả : 
- Cao Bá Quát ( 1809 – 1855)
- Là nhà thơ có tài năng và bản lĩnh , cá tính phóng khoáng, chán ghét con đường mưu cầu danh lợi.
2) Bài thơ
- Thể loại: Hành, còn gọi ca hành, một thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không gò bó về số chữ, số câu, niêm luật vần đối.
- Hoàn cảnh sáng tác (sgk)
Những bãi cát mênh mông , biển , núi ở các tỉnh Bắc Trung bộ trên hành trình vào Huế đi thi có thể đã gợi ý sáng tác cho bài thơ.
*Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ
- HS đọc bài thơ và thảo luận các câu hỏi đọc hiểu.
- câu hỏi 1 : Bốn câu thơ đầu - là những yếu tố tả thực bãi cát – đã gợi cho ta hình ảnh người bộ hành đi trên bãi cát . Hình tượng đó có ý nghĩa tả thực và ý nghĩa biểu tượng gì? HS trả lời 
+ Các yếu tố tả thực : bãi cát dài , một bước – như lùi, mặt trời đã lặn , lữ khách chưa dừng , nước mắt rơi…;
+Nghĩa biểu trưng : người đời tất tả như vậy là vì danh lợi ( là từ mà nhà nho xưa dung chỉ việc làm quan). Cái mồi danh lợi lôi kéo con người làm cho mê muội: biết bao trí thức nho sĩ phải đi theo con đường khoa cử vất vả để ra làm quan.
 * GV:CBQ nhận thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, chông gai. Tuy chưa tìm ra con đường nào khác song ông đã nhận thấy không thể cứ đi mãi trên bãi cát danh lợi đó. 
II- ĐỌC-HIỂU
1) Hình ảnh người bộ hành đi trên bãi cát (4 câu đầu):



- Ý nghĩa tả thực : cảnh người bộ hành đi trên bãi cát rất khó khăn ,xét về không gian thì đường xa , xung quanh lại có núi sông cách trở ; xét về thời gian thì trời đã tối mà vẫn chưa nghỉ.
- Ý nghĩa tượng trưng : sự vất vả, gian khó, đầy chông gai trên con đường mưu cầu danh lợi.
"hình tượng thơ có ý nghĩa khái quát cao

- HS trả lời c.hỏi 2:
–Tìm ra mối liên kết giữa 6 câu thơ ? 
 +2 câu đầu thể hiện tâm trạng của tác giả ntn khi đi trên bãi cát? 
 + Qua tâm trạng đó, ta hiểu tác giả suy nghĩ gì về cuộc đời? (Gv gợi ý HS tìm hiểu 4 câu sau)
 2 câu thơ “Gió thoảng … tỉnh được mấy người” nói lên điều gì? 
- GV dẫn dắt : 6câu thơ khái quát được hiện tượng những kẻ ham danh lợi phải ngược xuôi nhọc nhằn bằng hình ảnh men rượu ngon cám dỗ người đời chuẩn bị cho kết luận của tác giả ở 6 câu cuối
2) 6 câu tiếp : tâm trạng và suy nghĩ của tác giả
- 2 câu đầu : “Không học được …giận khôn vơi”" sự chán nản của tác giả vì tự mình phải chịu vất vả , hành hạ thân xác để theo đuổi công danh. 
- 4 câu sau : 
+ “tất tả”" ngược xuôi , vất vả
+ “Gió thoảng … tỉnh được mấy người”" hình ảnh người đời thấy có quán rượu ngon đều đổ xô tới , mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu
à ẩn dụ nói về sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời.
- Câu hỏi 3 :Kết luận của tác giả chứng tỏ được tầm tư tưởng của tác giả ntn?
3) 6 câu cuối : Kết luận của tác giả
- “Phía bắc núi bắc ,…sóng muôn đợt” 
Điển cố đưa ra kết luận :cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa 
- Tầm tư tưởng cao rộng của CBQ chính là ở chỗ đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. 
- Hình ảnh người đi trên bãi cát có giá trị nghệ thuật gì?
- Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đ/v việc diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của n/v trữ tình ?
Gợi ý : + Nhịp điệu được tạo nên chủ yếu nhờ sự thay đổi độ dài của các câu thơ + sự khác nhau trong cách ngắt nhịp của mỗi câu đem lại khả năng diễn đạt phong phú.
 + Nhịp điệu linh hoạt, đa dạng, phóng túng kết hợp với các cặp câu thơ đối xứng không đều nhau.
Từ Sư Tăng: “…bài thơ có tình cảm phóng túng , lời dài mà đa dạng, không bị gò bó thò gọi là ca; nhịp điệu nhanh gấp khẩn trương mà không bị ngưng trệ gọi là hàng…kiêm cả 2 đặc điểm thì gọi là ca hành.
4) Nghệ thuật : 
- Hình ảnh “người đi trên bãi cát” có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo , sáng tạo , mới mẻ ( không vay mượn như nhiều hình tượng thơ khác);
- Hình tượng thơ bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực (ai đã từng đi trên cát đều có thể hiểu ).
- Nhịp điệu diễn đạt sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước chân đi trên bãi cát dài- con đường công danh đáng ghét.
Đặc biệt , câu cuối không có cặp đối, như một câu hỏi buông ra đầy ám ảnh, 
*GHI NHỚ (sgk)
III-HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
Chuẩn bị :- Học thuộc lòng bài thơ
 - Luyện tập thao tác lập luận phân tích.

File đính kèm:

  • doc015- SA HANH DOAN CA.doc