Tiết 161: kiểm tra tiếng việt

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 161: kiểm tra tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng  : 9a..................Sĩ số...........
 9b..................Sĩ số...........
 Tiết 161: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu bài học.
-Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phân môn tiếng Việt trong chương trình kì 2 ngữ văn 9. so với yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Từ kết quả trên, các em học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình, để từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân trong thời gian cuối học kì.
- Giáo viên đánh giá được kết quả giảng dạy, kịp thời điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học. 
1. Kiến thức: Kiểm tra nội dung cơ bản trong các chủ đề sau:
- Các thành phần của câu. Nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nhớ, hiểu về các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý. Vận dụng lí thuyết để viết đạon văn có sử dụng các thành phần câu.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học bộ môn.
II. Hình thức kiểm tra.
- Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận. 
- Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiêm tra trên lớp ( thời gian 45’)
III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
 Cấp độ


Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao


TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNTL

Các thành phần câu
Nhận biết thành phần câu
Hiểu các thành phần câu
Đặt câu với các thành phần câu.
Viết đoạn văn có sử dụng các thành phần câu.





Số câu:11
Sđiểm:7,5
Tỉ lệ:75 %
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 5
Số điểm:1,25

Số câu:5
Số điểm:1,25
Số câu: 1
Số điểm:2

 Số câ:1
Số điểm:3


Nghĩa tường minh và hàm ý
Nhận biết hàm ý, điều kiện sử dụng hàm ý trong câu
Nhớ được ý tường minh và hàm ý.

Hiểu tác dụng của hàm ý trong câu






Số câu:5
Sđiểm:2,5
Tỉ lệ:25 %
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:2
Số điểm:0,5

Số câu: 1
Số điểm:1


Số câu:1
Số điểm:1

Số câu:1
Số điểm 3


TSố câu
TSđiểm
Tỉ lệ
Số câu: 8
Số điểm:2,75
Tỉ lệ:17,5%
Số câu: 5
Số điểm:1,25
Tỉ lệ: 22,5%
Số câu:3
Số điểm:6
Tỉ lệ:60 %
Số câu:16
Sđiểm:10
Tlệ:100%
IV. Biên soạn câu hỏi theo ma trận . 
 Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu hỏi sau: 
Câu 1: Phần in đậm trong câu “Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ” là
A. Thành phần phụ chú. C. Thành phần tình thái.
B. Thành phần gọi- đáp. D. Thành phần cảm thán.
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng về khởi ngữ:
A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
B. Khởi ngữ còn gọi là đề ngữ.
C. Khởi ngữ là thành phần chính của câu.
D. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu
Câu 3.Câu nào sau đây không có khởi ngữ.
A.Cá này rán thì ngon. C. Tôi thì tôi xin chịu
B. Nam Bắc hai miền ta có nhau. D. Về trí thông minh thì nó là nhất
Câu4. Thành phần biệt lập của câu là:
A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu.
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới trong câu.
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ chỉ thời gian, địa điểm...được nói tới trong câu.
D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu
Câu 5: Từ “có lẽ ” trong câu “ trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là thành phần.
A. Thành phần trạng ngữ. C. Thành phần bổ ngữ.
B. Thành phần biệt lập tình thái. D. Thành phần biệt lập cảm thán.
Câu 6: Nhận định nào không đúng về thành phần phụ chú?
A. Dùng để bổ xung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
B. Dùng để nêu thái độ của người nói
C.Thường được đặt ở giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn.
D. Dùng để tạo lập hoặc duy trì giao tiếp.
Câu 7: Câu nào sau đây không có thành phần gọi – đáp.
A. Ngày mai anh phải đi rồi ư?
B. Ngủ ngon a-kay ơi, ngủ ngon a- kay hỡi!
C. Thưa cô em xin phép đọc bài ạ!
D. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
Câu 8: Trong câu “ Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi”( trích chiếc lược ngà) thành phần phụ chú có quan hệ nào với từ ngữ trước đó?
A. Quan hệ bổ xung. C. Quan hệ điều kiện.
B. Quan hệ nguyên nhân. D. Quan hệ tương phản.
Câu 9: Câu nào sau đây có chứa hàm ý?
A. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão.
B. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
C. Lão cũng chỉ tầm ngầm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
D. Chẳng ai hiểu biết lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
Câu 10: Câu in đậm chứa hàm ý gi?
Thầy giáo vào lớp đwợc một lúc thì một học sinh mới xin phép vào; thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ mấy giờ rồi?
A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ.
B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút.
C. Phê bình học sinh đó đi học muộn.
D. Hỏi học sinh đó bây giờ là mấy giờ.
Câu 11: Để sử dụng hàm ý, cần có những điều kiện nào?
A.Người nói ( người viết) có ý rhức đưa hàm ý vào câu nói, còn người nghe ( người đọc) Phải có năng lực giải đoán hàm ý.
B.người nghe ( người đọc) có trình độ văn hoá cao.
C.Người nói phải tuân thủ các phương châm hội thoại.
D. Người nói (người viết) phải biết sử dụng các phép tu từ.
Câu 12. trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú?
A. này, hãy đến đây nhanh lên!
B.Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!
C. Mọi người, kể cả nó,đều gnhĩ là sẽ muộn.
D.Tôi đoán chắc ngày mai anh sẽ đến.
Phần II: Trắc nghiệm tự luận ( 7 điểm)
Câu1:(1 điểm) Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
Câu 2:(2 điểm) Đặt câu.
a. Một câu có thành phần biệt lập cảm thán.
b. Một câu có thành phần khỡi ngữ.
Câu 3 (1điểm) Những câu sau đây có hàm ý như thế nào?
a. Con bảo “ Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được”.
b. A. Thuỷ học có giỏi không?
 B. Bạn ấy hát chèo rất hay.
Câu 4: (3 điểm) 
Viết đoạn văn ngắn( từ 5 đến 7 câu) nói về cảm xúc của em sau khị học xong tác phẩm( Chiêc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng trong đó có chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.
 V. Đáp án và biểu điểm:
* Phần TNKQ: ( 3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.Án
B
C
A
A
B
D
B
A
C
C
A
C
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
* Phần TNTL: ( 7 điểm)
Câu 
Nội dung
Điểm
1
 - Nghĩa tường minh là thành phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn tả trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
0,5


 0,5
2
 Đặt câu theo ý hiểu nhưng đảm bảo có đầy đủ nội dung thông báo, đúng yêu cầu. Mỗi câu đặt đúng đạt 1 điểm.
+ Câu mẫu: a) trời ơi, chỉ còn năm phút!
 b)Làm bài, chị ấy cẩn thận lắm.
1đ
1đ
3
Hàm ý: a. Từ chối lời mời gọi của sóng thể hiện tình yêu thương mẹ
 b. Bạn Thuỷ không học giỏi đâu.
0.5
0,5
4
Yêu cầu: 
- HS viết được đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán ( tuỳ sự sáng tạo của học sinh)
- Trình bày cấu trúc đúng theo kết cấu của đoạn văn, có nội dung theo một tác phẩm cụ thể.
- Hình thức trình bày sạch sẽ, khoa học.

3
 
Tổ chuyên môn duyệt Người ra đề:
 









File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA TIET 161 HOT SIN.doc