Tiết 17 : Đọc văn Lẽ ghét thương (Trích Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 17 : Đọc văn Lẽ ghét thương (Trích Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 : Đọc văn
	LẼ GHÉT THƯƠNG	
 (Trích LỤC VÂN TIÊN – Nguyễn Đình Chiểu)

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả.
- Hiểu đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình NĐC: cảm xúc trữ tình- đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.
- Rút ra những bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
- Kiểm tra bài cũ: 
1) ĐTL bài thơ Sa hành đoản ca. 
2) Phân tích tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát. Qua đó , hãy cho biết tầm tư tưởng của tác giả 
- Kiểm tra vở soạn 2 HS
II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hướng dẫn HS đọc - hiểu phần Tiểu dẫn
.- Yêu cầu HS nêu những hiểu biết về cuộc đời và giá trị văn chương của NĐC. 
→ GV nhận xét, bổ sung về tgiả.








- Cho HS đọc TD & ôn lại phần tóm tắt truyện đã học ở lớp 9, kể tên các n/v chủ yếu.
- Nêu giá trị cơ bản của tác phẩm.
* GV nói thêm về thể loại Truyện LVT nhấn mạnh tính chất truyện kể (so với Truyện Kiều)
- Yêu cầu HS dựa vào sgk giới thiệu vắn tắt vị trí của đoạn trích trong tác phẩm. 


- Cho HS đọc diễn cảm hoặc ngâm đoạn trích.
I- TIỂU DẪN
1) Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của NĐC.
 a) Cuộc đời:
- Gặp nhiều bất hạnh.
- Là tấm gương sáng về nghị lực, đạo đức , về lòng yêu nước thương dân.
b) Thơ văn: 
NĐC – một nhà thơ lớn của thời đại – đã để lại nhiều TP văn chương với cảm xúc trữ tình- đạo đức thấm đượm tinh thần dân tộc, tính nhân dân và bản sắc miền Nam độc đáo. 
2) Tác phẩm “Lục Vân Tiên”
a) Tóm tắt TP
b) Giá trị cơ bản của TP là tinh thần nhân nghĩa mang tính nhân dân sâu sắc và sắc thái miền Nam độc đáo.
3) Vị trí đoạn trích:
- Trích từ câu 479 đến câu 504 (TP “Lục Vân Tiên” dài 2082 câu)
- Đoạn trích là lời ông Quán nói với bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.
*HD HS trả lời các câu hỏi đọc-hiểu
- Cho HS đọc đoạn thơ đầu (16 câu thơ đầu) và đọc các chú thích.
- Anh (chị) có thể thấy điều gì chung giữa các triều đại mà ông Quán ghét?
- Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật tình cảm, thái độ của ô.Quán? (HS: lặp từ ghét-8l. G. bổ sung: giúp người đọc cảm nhận tình cảm tình cảm ghét sâu sắc trong tâm hồn tg.)
- Ngoài biện pháp lặp từ, đ.thơ còn dùng biện pháp nt nào? (HS: dùng điển cố. GV: dùng đ.cố là 1 đđiểm của vchương trung đại (tính ước lệ qui phạm), nhưng tg đã diễn giải nôm na , cụ thể" người bình dân có thể hiểu được.).
- Vì ai mà ông Quán ghét, ông Quán phê phán các triều đại suy tàn? (mỗi cặp câu lục bát là một tiếng “dân” được nhắc đến; Tất cả những lời kết tội đều xoay quanh một ý: ở các thời đại đó chỉ có dân là gánh chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều."Vì dân, vì thương dân, vì quyền lợi của dân.)
II- ĐỌC- HIỂU
1) Lẽ ghét thương
a) Ghét
- Ghét các triều đại mà ở đó chính sự suy tàn, vua chúa thì say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.

 
 “Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm”
à Sự khinh bỉ, căm ghét đến tột cùng.
Dùng nhiều điển cố- có tính chất ước lệ nhưng cách diễn giải dễ hiểu.




- Cơ sở của tình cảm “ghét”:
à Vì hiểu, thông cảm và xót xa cho dân phải gánh chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều.

- Cho HS đọc đoạn thơ sau (16 câu thơ cuối) và đọc các chú thích.
- Anh (chị) có thể thấy điều gì chung giữa các con người mà ông Quán thương?
- Vì sao có thể nói tình thương của cụ Đồ Chiểu với những con người này hết sức chân thành, sâu sắc? (Vì bấy nhiêu con người ít nhiều đều có nét đồng cảnh, đồng cảm với NĐC…)
- Tình cảm của tác giả: thương + tiếc (tiếc cho tài năng của họ không được sử dụng). Suy cho cùng tác giả tiếc cho tài năng của họ không được sử dụng là vì quyền lợi của ai?
- GV hướng dẫn HS tiểu kết.
- Từ những phân tích trên, anh (chị) hãy rút ra nhận xét về tầm cao tư tưởng và tình cảm của tác giả.
b) Thương
- Thương những người có tài, có đức và nhất là có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt sở nguyện.
" có những nét đồng cảnh với NĐC


àTình thương, niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng. 
NĐC vì cuộc đời, vì sự an bình của nhân dân mà thương, mà tiếc cho những tài năng không có đất dụng võ, để đến nỗi phải đành phôi pha.
 *Tiểu kết: 
- Tình cảm yêu ghét sâu sắc, phân minh.
- Lẽ ghét thương của NĐC xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc, những người tài đức có điều kiện thực hiện chí nguyện cao cả.
- NT: điệp từ, điển cố (các điển cố được dẫn giải cụ thể nôm na, làm cho người đọc dù ít chữ nghĩa cũng có thể hiểu được ông Quán ý nói gì)

- Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét-thương trong đoạn thơ này và tác dụng nghệ thuật của nó? 
 Gợi ý :
*Điệp từ sử dụng nhiều (12 lần từ ghét và từ thương); phép đối dùng trong cả đoạn thơ (10 câu về lẽ ghét, 14 câu về lẽ thương) và tiểu đối trong một câu thơ ( hay ghét…hay thương; thương ghét, ghét thương; lại ghét…lại thương)
→Tác dụng : +tình cảm ghét – thương cùng xuất phát từ một trái tim đa cảm tưởng như đối lập mà lại hoàn toàn thống nhất. Thương là cội nguồn của cảm xúc, ghét cũng từ thương mà ra. Thương và ghét cứ đan cài, tiếp nối, không tách rời, rất sâu nặng trong tâm hồn tg ; thương ghét rạch ròi , không mập mờ , lẫn lộn, không nhạt nhòa, chung chung.
 + thương và ghét đều đạt đến độ tột cùng, thương rất mực mà ghét cũng đến điều.
2) Nghệ thuật: 
*Cách dùng biện pháp tu từ : phép điệp và phép đối
 



àTác dụng :


+ Biểu hiện sự trong sáng, phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tgiả 
 





+ Tăng cường độ cảm xúc 
 
* Sắc thái miền Nam:
+ Cách biểu hiện cảm xúc bộc trực, thẳng ngay mang đậm tính cách con người miền Nam.
+ Ngôn ngữ Nam bộ mộc mạc, có khi mộc mạc đến thô sơ. 
III- GHI NHỚ(SGK) 
III-HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NH
- Viết đoạn văn: Trong đoạn trích “Lẽ ghét thương”, theo anh (chị) , câu thơ nào có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó. 
- Đọc thêm: Chạy giặc – NĐC ; Bài ca Hương Sơn phong cảnh – Chu Mạnh Trinh


File đính kèm:

  • doc017- LE GHET THUONG.doc