Tiết 20: kiểm tra sinh

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 20: kiểm tra sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:30/10/2011
Ngày dạy: (6A) Tiết 20:
 Kiểm tra
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Kiểm tra các kiến thức cơ bản đã học từ đầu năm: Đại cương về giới thực vật, Tế bào thực vật, Các chương Thân và Rễ.
- Đánh giá được chính xác chất lượng HS, từ đó có các biện pháp điều chỉnh trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài tự luận, khả năng trình bày kiến thức.
- Kĩ năng tư duy, tổng quát kiến thức.
3. Thái độ: Phát huy tính tự giác, tích cực của HS nghiêm túc trong kiểm tra.
II. Ma trận đề bài.
Mức độ
 Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thâp
Vận dụng cao
Tổng
1. Đại cương về giới thực vật (3t).
Trình bày được các đặc điểm chung của TV
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
= 15%
Số câu: 1
Số điểm:1,5
= 15%
2. Tế bào thực vật.
(4t)
- Nêu được các thành phần chính của TB thực vật.
Số câu: 1
Số điểm:1,5 
= 15 %
Số câu: 1
Số điểm:1,5
= 15%
3. Rễ
- HS nêu được lông hút là bộ phận chủ yếu của rễ hấp thụ nước và muối khoáng.
Số câu: 1
Số điểm: 1
= 10%
- Kể tên các loại rễ biến dạng và chức của chúng.
Số câu: 1
Số điểm: 2
= 20%
Số câu: 2
Số điểm:3
= 30%
4. Thân
(6 t)
- HS nhận biết được trên hình vẽ các bộ phận cấu tạo trong của thân non.
Số câu: 1
Số điểm: 1
= 10%
- Liên hệ việc thu hoạch các rễ, thân biến dạng trước khi chúng ra hoa, tạo quả.
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
= 15%
- Phát hiện được các đặc điểm cấu tạo trong của thân non khác cấu tạo trong miền hút của rễ
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
= 15%
Số câu:3
Số điểm:4
= 40%
Tổng
Số câu: 3
Số điểm: 3,5
= 35%
Số câu: 2
Số điểm: 3,5
= 35%
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
= 15%
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
= 15%
Số câu: 7
Số điểm: 10
= 100%
III. Đề bài.
Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày những đặc điểm chung của Thực vật ?
Câu 2 (1,5 điểm): Tế bào gồm những thành phần cấu tạo nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất? 
Câu 4 (2,0 điểm): Nêu các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng ?
Câu 5 (1,0 điểm): Hãy ghi vào các số thứ tự chỉ các bộ phận cấu tạo trong của thân non?
	1 - Biểu bì
	2 - .............................
	3 - .............................
	4 - .............................
	5 - ............................
Câu 6 (1,5 điểm): Tại sao phải thu hoạch các loại cây có rễ hoặc thân dự trữ chất dinh dưỡng trước khi chúng ra hoa tạo quả ?
Câu 1 (1,5 điểm): Cấu tạo trong của thân non khác với cấu tạo trong miền hút của rễ ở những đặc điểm nào?
IV. Đáp án và biểu chấm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1:
 1,5 điểm
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- Phần lớn không có khả năng di chuyển.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2:
 1,5 điểm
- Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
- Ngoài ra còn một số thành phần khác: không bào, lục lạp ...
1,0 đ
0,5 đ
Câu 3:
 1 điểm
- Lông hút của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng.
1,0 đ
Câu 4:
 2 điểm
- Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả.
- Rễ móc: giúp cây bám và leo lên.
- Rễ thở: giúp cây hô hấp trong không khí.
- Rễ giác mút: giúp cây lấy thức ăn từ cây chủ.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 5:
 1 điểm
1 - Biểu bì.
2 - Thịt vỏ.
3 - Mạch rây.
4 - Mạch gỗ.
5 - Ruột.
0,2đ
0,2đ
0,2đ
0,2đ
0,2đ
Câu 6:
 1,5 điểm
- Rễ hoặc thân dự trữ chất dinh dưỡng để cần khi ra hoa tạo quả.
- Cần phải thu hoạch chúng trước khi cây ra hoa tạo quả nếu không cây sẽ lấy hết các chất dinh dưỡng, dẫn đến chất lượng cây trồng sẽ thấp.
0,5 đ
1,0 đ
Câu 7:
 1,5 điểm
- Biểu bì miền hút của rễ có lông hút, ở thân non không có.
- Mạch rây, mạch gỗ miền hút của rễ xếp xen kẽ thành một vòng. Còn ở thân non mạch rây xếp vòng ngoài, mạch gỗ xếp vòng trong.
- Ngoài ra, ở thân non còn có lục lạp ở thịt vỏ làm cho thân non có màu xanh..
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
iv.kiểm tra đánh giá:
- GV thu bài.
- GV nhận xét giờ.
v. hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại các nội dung đã học.
- Chuẩn bị cho bài sau: Mẫu vật: lá hoa hồng, lá cây đậu, dừa cạn, dây huỳnh, sen, lá lốt, kinh giới, rau muống...
- Đọc trước bài: Đặc điểm bên ngoài của lá.

File đính kèm:

  • docKT tiet20 Sinh6Ma tran De bai.doc