Tiết 21 + 22: Văn bản Thạch Sanh(truyện cổ tích)

ppt10 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 21 + 22: Văn bản Thạch Sanh(truyện cổ tích), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 21 + 22: VĂN BẢNTHẠCH SANH (Truyện cổ tích) NGỮ VĂN 6 GV: Nguyễn Thị NhànTHCS: Lê Hồng Phong I - Tìm hiểu chung về văn bản Tác giả- tác phẩm Theo Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan Văn học dân gian 2. Đọc, giải nghĩa từ Thiên thần: Thần trên trời Động binh:Huy động quân đội chuẩn bị chiến tranh. 3. Bố cục: - 4 đoạn. + Đ1: Từ đầu đến mọi phép thần thông. + Đ2: Tiếp đến phong làm quận công. + Đ3: Tiếp đến hoá kiếp làm bọ hung. + Đ4: Còn lại. 4. Thể loại, phương thức biểu đạt Truyện cổ tích. Tự sự II – Phân tích 1. Nhân vật Thạch Sanh a. Sự ra đời: + Tìm những chi tiết nói về sự ra đời của Thạch Sanh có gì khác thường và bình thường? - Bình thường: Con gia đình nghèo, tốt bụng. - Khác thường: Con Ngọc Hoàng xuống đầu thai, người mẹ mang thai mấy năm, được thiên thần dạy các món võ nghệ và mọi phép thần thông. + Truyện có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính? + Qua các chi tiết đó tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì? => Dũng sĩ Thạch Sanh ra đời, lớn lên trong cuộc sống của người lao động bình thường. - Tô đậm tính chất kỳ lạ đẹp đẽ của nhâ vật dũng sỹ. b) Thử thách: + Trong truyện Thạch Sanh đã trải qua những thử thách nào? Em có nhận xét gì về tính chất của các thử thách đó? - Mồ côi, sống một mình. - Bị Lý Thông lừa, giết chằn tinh - Diệt đại bàng cứu công chúa - Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù. - Bị các nước chư hầu tiến đánh => Tăng dần về mức độ khó khăn, nguy hiểm nhưng cuối cùng Thạch Sanh cũng vượt qua tất cả nhờ tài năng và các phương tiện thần kỳ. + Qua những thử thách Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp gì? - Bộc lộ phẩm chất tốt đẹp: thật thà, chất phác, luôn tin tưởng người khác, dũng cảm, có tài năng, vị tha và rộng lượng. 2) Nhân vật Lý Thông + Nhân vật Lý Thông có những đặc điểm gì? thể hiện qua hành động? Kẻ xấu xa: Lừa gạt, lợi dụng lòng tốt của người khác để cướp công hãm hại người đã giúp đỡ mình. + Hãy chỉ ra sự đối lập tính cách và hành động của 2 nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông? + Lý Thông phải trả giá cho những việc làm của mình như thế nào? - Bị trừng trị: Sét đánh chết, phải hoá thành kiếp bọ hung. 3) Chi tiết thần kỳ a) Tiếng đàn thần: + Hãy phân tích tiếng đàn và nêu ý nghĩa của chi tiết đó? - Làm công chúa khỏi câm, vạch tội Lý Thông => Ý nghĩa công lý: trả lại sự công bằng cho người có công, vạch mặt kẻ có tội - Cảm hoá quân 18 nước chư hầu => biểu tượng cho cái thiện, cho lẽ phải và thể hiện sự yêu chuộng hoà bình. b) Niêu cơm thần: + Chi tiết niêu cơm thần kỳ có ý nghĩa gì? + Hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông có 2 kế cục khác nhau như thế nào? Nhân dân lao động muốn gửi gắm điều gì qua cách kết thúc đó? Ăn hết lại đầy => tài năng phi thường của Thạch Sanh, thể hiện sự rộng lượng nhân đạo, yêu chuộng hoà bình của nhân dân lao động III - Tổng kết (6’) 1. Nội dung - Vể đẹp của hình tượng nhân vật Thạch Sanh (nhân vật chức năng hành động theo lẽ phải): + Nguồn gốc xuất thân cao quý, sống nghèo khó nhưng lương thiện. + Lập nhiều chiến công hiển hách, thu được nhiều chiến lợi phẩm quý: chém chằn tinh, thu được bộ cung tên vàng, diệt đại bang cứu công chúa, diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề, được vua Thủy Tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. - Bản chất nhân vật Lý Thông (nhân vật chức năng đại diện cho cái ác) bộc lộ qua lời nói, sự mưu tính và hành động: dối trá, nham hiểm, xảo quyệt, vong ân bội nghĩa. 2. Nghệ thuật - Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo: công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong hang sâu, công chúa bị câm khi nghe tiếng đàn Thạch Sanh bỗng nhiên khỏi bệnh rồi nên vợ nên chồng. - Sử dụng những chi tiết thần kỳ: + Tiếng đàn tuyệt diệu tượng trưng cho tình yêu, công lý, nhân đạo, hòa bình, khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ. + Niêu cơm thần tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. - Kết thúc có hậu: thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình theo quan niệm của nhân dân. IV- Luyện tập (8’) 5. Dặn dò: (2’) 	- HS học bài cũ 	- Chuẩn bị bài mới Hãy kể tóm tắt truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em? 4. Củng cố: (3’) - Em rút ra điều gì? 	- Truyện muốn gửi gắm điều gì? 	- GV hệ thống bài. 

File đính kèm:

  • ppttiet 21,22- thach sanh.ppt
Đề thi liên quan