Tiết 24: Đọc văn Chiếu cầu hiền (Ngô Thời Nhậm)

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 24: Đọc văn Chiếu cầu hiền (Ngô Thời Nhậm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24: Đọc văn
CHIẾU CẦU HIỀN
 (Ngô Thời Nhậm)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Có kiến thức về chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta; qua đó nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia.
- Có những tri thức về đặc điểm của thể văn nghị luận thời trung đại.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ:
1) Phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về nhân vật Chiêu Vũ trong đoạn trích “Mưu trí của Chiêu Vũ” (trích “Nam triều công nghiệp diễn chí”)
2) Đoạn trích “Mưu trí của Chiêu Vũ” (trích “Nam triều công nghiệp diễn chí”) đã phơi bày sinh động hiện thực cuộc chiến tranh. Hãy phân tích và nói lên suy nghĩ của anh (chị) về thân phận con người trong chiến tranh.
 - Kiểm tra vở soạn của 2HS ( có cho điểm )
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
- Goị 1 HS đọc phần Tiểu dẫn.
- Dựa vào các chi tiết nêu trong Tiểu dẫn, hãy rút ra một vài nét về tác giả NTN.
- Yêu cầu HS cho biết hoàn cảnh nước ta khi bài chiếu ra đời. GV bổ sung và giảng giải.










I- TIỂU DẪN
1) Tác giả: Ngô Thì Nhậm (1746-1802)
- Là người tài giỏi về nhiều mặt: văn chương, chính trị, ngoại giao…
- Có nhiều đóng góp cho triều đại Tây Sơn.
- Luôn đặt quyền lợi của đất nước, của nhân dân lên hàng đầu.
2) Hoàn cảnh nước ta khi bài chiếu ra đời
- Vừa trải qua một thời kì loạn lạc.
- Thái độ kẻ sĩ Bắc hà:
+ Lúng túng, chán nản, bi quan " “ẩn mình”
+ Quan điểm đạo đức bảo thủ “Tôi trung không thờ hai chủ” " không nhận thấy chính nghĩa sứ mệnh lịch sử của Tây Sơn nên đã bất hợp tác, thậm chí chống lại Tây Sơn.
- Trước tình hình đó, vua Quang Trung đã bảo NTN thay lời mình viết chiếu cầu hiền nhằm thuyết phục trí thức Bắc hà hiểu và ra phục vụ cho “triều đại mới”.

- Gọi 1 HS đọc văn bản. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi đọc-hiểu.
- Cho biết bài chiếu gồm mấy phần và nội dung của mỗi phần, mỗi đoạn.
- Tìm và phân tích các chi tiết trong bài chiếu đề cập đến vị trí, vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước.
 + Người hiền có vị trí ntn ?


 + Người hiền có vai trò và trách nhiệm gì trong việc giúp vua, giúp nước ?
II- ĐỌC – HIỂU



1) Vị trí, vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước.
* Vị trí:
 -“…trời sinh ra người hiền”
 - “Việc xử thế của người hiền cũng như vì sao sáng trên trời”
à Người hiền luôn được kính phục, tôn vinh.
* Vai trò và trách nhiệm:
 - Bổ sung và giữ gìn kỉ cương phép nước (“Kỉ cương triều đình còn nhiều thiếu sót”)
 - Đối phó với giặc ngoài biên ải, bảo vệ đất nước ( “công việc biên ải chính lúc lo toan.”)
 - Giáo hóa nhân dân (“Dân khốn khổ…, việc giáo hóa đạo đức chưa thấm nhuần”)
à Mọi việc lớn, nhỏ, trong, ngoài, việc trước mắt, việc lâu dài đều cần đến người hiền tài. Chứng tỏ họ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo lập và giữ gìn nền thái bình của đất nước.
 à Trách nhiệm của người hiền tài là phải đem tài năng, trí tuệ, nhiệt huyết ra giúp vua, giúp nước. (“người hiền tất phải để cho thiên tử sử dụng”; “Nhà nước vừa mới được trời tạo lập, chính là lúc người quân tử thi thố tài kinh luân”…vv)

- Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của bài chiếu? Phân tích cụ thể.





- Đương thời, bài chiếu đã tác động mạnh đến tầng lớp trí thức Bắc hà. Theo anh (chị) yếu tố nào đã làm cho bài chiếu có sức thuyết phục lớn như vậy?
2) Nghệ thuật viết văn luận thuyết:
a) Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lôgíc
* Mạch ý xuyên suốt các luận điểm gồm:
 ¬ Việc xử thế của người hiền ( Việc xử thế của người hiền tùy thuộc vào hoàn cảnh. Giờ đây hoàn cảnh đã thay đổi thì cách xử thế cũng phải khác." Khiến họ phải suy nghĩ )
 ¬ Vị trí, vai trò và trách nhiệm của người hiền tài (quan hệ bổ sung, liên kết chặt chẽ)
b) Sự thuyết phục khéo léo thể hiện ở:
* Hệ thống luận điểm phù hợp, đúng đắn, sâu sắc 
àTác động đến lí trí
* Thái độ chân thành chiêu hiền đãi sĩ
 ¬ Sự khiêm tốn (“hay trẫm là người ít đức,…”)
 ¬ Bày tỏ lòng mong mỏi, chờ đợi sự cộng tác của các bậc hiền tài (“Trẫm hiện đương ngồi bên mép chiếu,…(tr 98); “Trẫm nơm nớp lo sợ…” (tr 98))
 ¬ Sự khoan dung, độ lượng (không nhắc đến sự việc một số sĩ phu Bắc hà đã chống lại Tây Sơn)
à Tác động đến tình cảm, làm cho họ tin tưởng mà theo về.
III- GHI NHỚ (SGK)
III-HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
- Viết đoạn văn trả lời câu hỏi: Qua đoạn trích, anh (chị) hãy nhận xét về nhân cách, tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung?
- Soạn bài: “Chú trọng nền giáo dục thực tiễn”( trích Tế cấp bát điều – Nguyễn Trường Tộ)

File đính kèm:

  • doc025- CHIEU CAU HIEN.doc