Tiết 28,29 : Đọc văn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 28,29 : Đọc văn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28,29 : Đọc văn
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
	Nguyễn Đình Chiểu
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Qua chân dung tả thực về người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc , cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử VHVN thời trung đại .
 - Cảm nhận được tiếng khóc cao cả , thiêng liêng của NĐC : khóc thương những người nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở , khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc .
 - Bước đầu hiểu những nét cơ bản về thể văn tế .
 - Nhận thức được những thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ , nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật , sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng , tạo nên giá trị sử thi của bài văn này . 
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra vở soạn của 3 HS
II- BÀI MỚI

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

*Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
- HS đọc, GV kết hợp diễn giải thêm nhằm gợi không khí lịch sử thời đại, khêu gợi những cảm xúc thích hợp để cảm nhận áng văn cổ.
- HS đọc, trả lời các câu hỏi:
 + Văn tế thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào?
 + Nội dung cơ bản của bài văn tế?
 + Bố cục thường thấy của bài văn tế?
 + Giọng điệu chung của bài văn tế?
*Hướng dẫn HS đọc văn bản
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo từng đoạn
 + Đoạn 1: trang trọng 
 + Đoạn 2: từ trầm lắng khi hồi tưởng, chuyển sang hào hứng, sảng khoái khi kể lại chiến công.
 + Đoạn 3: trầm buồn, sâu lắng, có những câu phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn.
 + Đoạn 4: thành kính, trang nghiêm.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Giảng nghĩa một số câu khó (câu 6, 8, 16, 18, 21, 28)
- Yêu cầu HS vận dụng những hiểu biết về thể văn tế đã nói ở trên để tìm bố cục của bài này và ý nghĩa của từng đoạn.

I- TIỂU DẪN


1) Hoàn cảnh ra đời bài văn tế (SGK)


2) Những nét cơ bản của thể văn tế
- Hoàn cảnh sử dụng
- Nội dung cơ bản
- Hình thức diễn đạt
- Bố cục
- Giọng điệu 












3) Bố cục bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
▪ Đoạn 1 – Lung khởi (câu 1,2): khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định tấm lòng trung nghĩa của người nghĩa sĩ nông dân.
▪ Đoạn 2 – Thích thực (từ câu 3 đến câu 15): tái hiện hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân, từ cuộc đời lao động vất vả, tủi cực đến giây phút vươn mình trở thành dũng sĩ đánh giặc và lập chiến công.
▪ Đoạn 3 – Ai vãn (từ câu 16 đến câu 27): bày tỏ lòng tiếc thương, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người liệt sĩ. 
▪ Đoạn 4 – Kết (hai câu cuối): ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ.

*Hướng dẫn HS thảo luận và giải đáp các câu hỏi đọc – hiểu

II- ĐỌC-HIỂU 
 1) Bối cảnh bão táp của thời đại 
- C1 : Súng giặc đất rền > < lòng dân trời tỏ
à 
 + Sự đụng độ giữa thế lực xâm lăng tàn bạo TDP và ý chí kiên cường bảo vệ TQ của ND ta. Giặc hơn hẳn ta về vũ khí, vật chất. Ta đứng lên giữ nước chỉ có tấm lòng
 + Những phẩm chất cao đẹp thầm lặng của ND ngời sáng khi đất nước có giặc.
 - C2 : Đề cao tấm lòng trung nghĩa, sống thác vì ơn vua, nợ nước.
- Kể về cuộc đời người nghĩa sĩ nông dân, tác giả đã chọn những thời điểm nào?

- Tìm và phân tích các chi tiết diễn tả cuộc đời người nghĩa sĩ nông dân trong cuộc sống bình thường.









- Cho HS đọc từ câu 6 đến câu 9, tìm những chi tiết miêu tả lần lượt những bước chuyển biến về tình cảm, về nhận thức, về hành động của người nghĩa sĩ nông dân. 

2) Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân
 a) Trong cuộc sống bình thường (trước khi có giặc ngoại xâm)
- Chi tiết:
 + Bóng dáng “cui cút” lặng lẽ, âm thầm; 
 + Lúc nào cũng lo cái đói cái nghèo;
 + Gắn với đồng ruộng, con trâu cái cày;
à Cuộc đời lam lũ, tủi cực, quẩn quanh 
 Cái nhìn chân thực và chan chứa cảm thông của tác giả.
- Việc cuốc,… Tập khiên,…
tay vốn quen làm mắt chưa từng ngó
à NT liệt kê, đối lập" nhấn mạnh :
 + Họ hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao
 + Tôn cao tầm vóc người anh hùng ở đoạn sau.
b) Khi quân giặc xâm phạm đất đai, bờ cõi của cha ông " có chuyển biến:
- Về tình cảm: (câu 6,7)
 + Ban đầu, họ lo sợ, chờ đợi triều đình 
 +Về sau, sự hiện diện của quân giặc đã khiến họ căm thù cao độ. 
 * NT: ▪ so sánh bằng những hình ảnh gần gũi, gắn bó với người nông dân; 
 ▪ phóng đại (“muốn tới ăn gan”…) nhằm tô đậm, nhấn mạnh. 
- Về nhận thức: (câu 8)
 + Nhận thức sâu sắc về bản chất kẻ thù (dã tâm cướp nước của “lũ treo dê bán chó”)
 + Xác định trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước.
- Về hành động: Họ tự nguyện sung vào đội quân chiến đấu (câu 9)
 à + Sự chuyển biến về tình cảm, nhận thức, hành động: vượt qua những suy nghĩ riêng tư, họ sống và dành trọn tâm tư cho vận mệnh đất nước.
 + Cách miêu tả chân thực, sinh động, hợp lí, gần gũi với cách suy nghĩ và lời ăn tiếng nói của người nông dân.
- HS đọc lại từ câu 10 đến câu 15,
 và tìm các chi tiết thể hiện sự đối lập giữa ta và địch.









- Cho biết tác dụng của NT đối lập ở đây. (Làm nổi bật hình tượng và những phẩm chât tốt đẹp của người nghĩa sĩ)



- Anh (chị) nhận thấy không khí trận đánh ntn? Yếu tố NT nào tạo nên điều đó?





- GV chốt lại một số ý lớn đánh giá giá trị nội dung, giá trị NT của đoạn văn và đánh giá tầm cao tư tưởng và tình cảm của NĐC.
- GV giảng thêm về bút pháp hiện thực của bài tế đặt trong tương quan với bút pháp ước lệ tượng trưng của vh trung đại và phân tích một vài chi tiết tiêu biểu để làm rõ sáng tạo của NĐC.
c) Trong “trận nghĩa đánh Tây” (câu 10 đến câu 15)
▪ Nghệ thuật miêu tả đối lập" nêu bật 
Ta
Kẻ thù
+ Là dân ấp, dân lân chưa được tập luyện binh thư, võ nghệ
+Trang bị thô sơ
+ Tinh thần chiến đấu dũng cảm
 + Lính Pháp, lính đánh thuê rất thiện chiến.
+ Trang bị tối tân
+ Kinh hãi, khiếp sợ
 + Lòng dũng cảm vô song, tinh thần chiến đấu quên mình của đội quân áo vải.
 + Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước, lòng thiết tha với quyền tự chủ của DT.
▪ Cách dùng từ ngữ đặc biệt:
 + Dùng hàng loạt động từ chỉ hành động mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô, hò, é…)
 + Những từ đan chéo để tăng cường độ (đâm ngang, chém ngược, lướt tới, xông vào, hè trước, ó sau…)
 + Nhịp câu ngắn gọn, dồn dập: Taọ nên một không khí khẩn trương, sôi động, quyết liệt và đầy hào hứng. 
 àHình tượng người nghĩa sĩ oai hùng như những dũng sĩ ở những thiên anh hùng ca thuở xưa. 
* Tiểu kết:
- Tượng đài người nghĩa sĩ nông dân vừa mộc mạc vừa kiêu hãnh, vừa bình dị vừa phi thường. 
- Bút pháp tả thực (chi tiết chân thực, chọn lọc nên có tầm khái quát cao…)
- TP đầu tiên trong LS vh PK chú ý khai thác vẻ đẹp tâm hồn cao quí của người nông dân.


- Câu văn nào diễn tả nỗi đau thương trước cái chết của người nghĩa sĩ.


- Tiếng khóc bi thiết của tg xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh (chị) đó là những cảm xúc nào?









- Câu nào nói lên niềm cảm phục và tự hào đối với những người đã khuất? Tự hào về điều gì?

3) Lòng tiếc thương, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ. 
a) Lòng tiếc thương
- Nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn không chỉ ở trong lòng người mà dường như còn bao trùm khắp cỏ cây, sông núi. (câu 17) 
- Tiếng khóc bi thiết xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc:
 + Nỗi tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang ở, chí nguyện chưa thành. (câu 16, 23)
 + Nỗi xót xa, đau đớn không gì bù đắp nổi của những gia đình mất người thân (câu 24)
 + Nỗi căm hờn những kẻ đã gây nên nghịch cảnh éo le (câu 20)
 + Hoà chung với tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc. (câu 26)
b) Sự cảm phục
Niềm cảm phục và tự hào đối với những người dân thường đã dám đứng lên bảo vệ từng tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo của mình, chống lại kẻ thù hung hãn (câu 18,19), đã lấy cái chết để bảo vệ một chân lí cao đẹp của thời đại: chết vinh còn hơn sống nhục.
c) Biểu dương công trạng của người liệt sĩ, đời đời ND ngưỡng mộ, TQ ghi công (câu 25,27)
* Tiểu kết:
▪ Tác giả đã thay mặt ND cả nước khóc thương và biểu dương công trạng người liệt sĩ.
▪ Tiếng khóc thương cho cuộc sống đau thương, khổ nhục của cả DT. 
▪ Tiếng khóc không chỉ gợi nỗi đau thương mà cao hơn nữa còn khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp dở dang của những người nghĩa sĩ.


III.TỔNG KẾT - GHI NHỚ (sgk)

III-HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
 - Học thuộc lòng đoạn còn lại của bài văn tế
 - Soạn bài: Viết đề cương thuyết trình.


 






File đính kèm:

  • doc021, 22,23 - VAN TE NGHIA SI CAN GIUOC.doc