Tiết 3,12 : Tiếng Việt Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 3,12 : Tiếng Việt Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3,12 : Tiếng Việt
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp HS: 
Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xh và cái riêng trong ngôn ngữ của cá nhân và mối tương quan giữa chúng.
Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng, độc đáo của ngôn ngữ cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín, đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, phát huy ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung của xh.
Có ý thức và năng lực vừa tôn trọng những qui tắc chung của ngôn ngữ xh, vừa sáng tạo, đóng góp phần mình vào sự phát triển ngôn ngữ của xh.
NỘI DUNG LÊN LỚP
I- ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA 
 Kiểm tra phần chuẩn bị bài của 3 HS
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Tiết 1
-Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của XH? Tính chung đó được biểu hiện cụ thể ntn?
- HS trình bày theo dàn ý sgk. GV yêu HS đưa thêm các VD khác.




I. NGÔN NGỮ - TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI :
Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện:
1. Yếu tố ngôn ngữ chung:
- Âm & thanh 
- Tiếng (âm tiết)
- Từ 
- Ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ)
2. Phương thức chung, quy tắc chung 
- Chuyển nghĩa từ 
- Cấu tạo câu
- Tại sao nói lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân ? Nét riêng đó được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào ?
- HS làm bài luyện tập 1,2 và đưa thêm VD.
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN
1. Giọng nói cá nhân
2. Vốn từ ngữ cá nhân (ưa chuộng, quen dùng, nhất định)
3. Sự chuyển đổi , sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung , quen thuộc. 
4. Việc tạo ra các từ mới (cá nhân → cộng đồng) 
5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung
*GHI NHỚ (sgk)
* Tiết 2
- Vì sao nói quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là mồi quan hệ 2 chiều? Hãy tìm thêm VD khác trong thơ văn.
- HS làm BT 1,2 ,3,4
III. QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ CHUNG VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN 
- Ngôn ngữ là cơ sở cho mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời để lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác.
- Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hóa những yếu tố, phương thức và quy tắc chung của ngôn ngữ.
*GHI NHỚ (sgk)

* SỬA BÀI TẬP
BT1
Nách trong câu thơ chỉ góc tường – nghĩa chuyển, phương thức ẩn dụ. Chỉ dùng trong lời thơ ND ( từ chỉ vị trí trên cơ thể ngườidùng chỉ vị trí giao nhau giữa 2 bức tường tạo nên 1 góc.)
BT2
Từ xuân trong ngôn ngữ chung đã được các tg dùng với nghĩa riêng:
- Trong câu thơ của HXH : chỉ mùa xuân, sức sống, nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
 Trong câu thơ của ND : chỉ vẻ đẹp của người con gái trẻ tuổi
 Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến : chỉ chất men say nồng của rượu ngon- có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào; tình cảm bạn bè thắm thiết.
 Trong câu thơ của HCM : xuân1- mùa đầu tiên trong năm; xuân 2 – sức sống mới, tươi đẹp.
BT3
Trong câu thơ của Huy Cận : mặt trời dùng theo nghĩa gốc nhưng dùng theo phép nhân hóa (xuống biển)
- Trong câu thơ của Tố Hữu : chỉ lí tưởng CM
- Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm : MT1 – nghĩa gốc; MT2 chỉ đứa con.
 III- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
 Ôn lại kiến thức về văn NL chuẩn bị làm bài viết số 1-NLXH

File đính kèm:

  • doc003,12- TU NGON NGU CHUNG .doc